Suy nghĩ tiêu cực gây hại cho não nhiều hơn bạn nghĩ, 3 mẹo giúp ích

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, suy nghĩ tiêu cực sẽ phá vỡ hoạt động bình thường của não bộ, gây tổn hại đến logic, lý trí, xử lý ngôn ngữ và giao tiếp. Làm thế nào để thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực luôn ám ảnh tâm trí? 

Andrew Newberg, cựu giám đốc Trung tâm Tâm linh và Tâm trí của Đại học Pennsylvania, và nhà thần kinh học Mark Waldman cho biết, chưa đầy vài giây sau khi từ “KHÔNG” được thốt ra, hàng tá hormone và chất dẫn truyền thần kinh tạo ra căng thẳng bùng phát trong não của người nói và người nghe. Những hóa chất đó ngay lập tức phá vỡ hoạt động bình thường của não bộ, gây tổn hại đến logic, lý trí, xử lý ngôn ngữ và giao tiếp.

Chúng ta có bị ảnh hưởng bởi sự tiêu cực không?

Từ “KHÔNG” không chịu trách nhiệm cho mọi hậu quả tiêu cực. Theo hai nhà thần kinh học, những suy nghĩ hoặc cuộc trò chuyện tiêu cực sẽ rất khó dừng lại khi chúng kéo dài. Bộ não phản ứng với những tưởng tượng tiêu cực như nghèo đói, bệnh tật và cái chết như thể chúng là những sự kiện có thật, mặc dù chúng chưa bao giờ xảy ra.

Các phát hiện cũng cho thấy những lời tiêu cực được thốt ra trong các phòng phẫu thuật dẫn đến việc giải phóng cortisol, một loại hormone gây căng thẳng và dẫn đến thất bại trong quá trình giảm đau do bệnh nhân kiểm soát (PCA).

Bên cạnh đó, nét mặt sợ hãi và tức giận cũng tạo ra sự lo lắng và cáu kỉnh, khiến hạch hạnh nhân của não phản ứng dữ dội hơn so với khi chúng nhìn thấy các cuộc tấn công hoặc cắt xẻo.

Thật không may, bộ não ít phản ứng với thông tin tích cực hơn là thông tin tiêu cực hoặc nét mặt tức giận.

Tình huống đó rất dễ nhận thấy trong các mối quan hệ thân thiết, mô hình mạng xã hội và quá trình học tập. Tâm trạng tiêu cực, phản hồi tiêu cực hoặc cha mẹ ít nhân từ có ảnh hưởng nhiều hơn những người tốt. Ấn tượng xấu dễ tạo ra hơn và các tin tức xấu lan truyền nhanh chóng và rộng rãi hơn.

Một khuôn mẫu như vậy trong não mang ý nghĩa sâu rộng. Đối với một số người, điều đó có xu hướng khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Jiun-Min Ko, một nhà tâm lý học lâm sàng tại Trung tâm Điều trị Người lạm dụng Ma túy Cao Hùng thuộc Cơ quan Cải huấn, Bộ Tư pháp Đài Loan nói rằng, có rất nhiều người đạt thành tích cao trong số những người nghiện ma túy do ông chăm sóc. Họ là các giáo sư, bác sĩ và chủ doanh nghiệp. Họ có chung một đặc điểm là luôn nghiền ngẫm những thông tin tiêu cực hoặc vấn đề bên lề mà coi thường những phản hồi tích cực, thậm chí nhầm lẫn những nhận xét trung lập hoặc tích cực là tiêu cực.

Ví dụ, một trong những bệnh nhân của Jiun-Min Ko là một giảng viên đại học. Người này bị trầm cảm và đã trải qua quá trình điều trị phục hồi chức năng tại trung tâm sử dụng ma túy bất hợp pháp. Anh ấy là một người cầu toàn, luôn cho rằng mình chưa đủ xuất sắc.

Anh ấy đã từng đứng thứ ba trong một cuộc thi viết báo toàn quốc, nhưng lại coi mình là kẻ thua cuộc vì không giành được giải nhất. Trong mắt anh ấy, những lời chúc mừng từ đồng nghiệp là “những lời khen không thành thật, và tôi cũng sẽ làm như vậy nếu tôi là họ”. Anh ấy thậm chí còn tiêu cực đến mức cho rằng các đồng nghiệp của anh hẳn đã khinh bỉ anh sau lưng.

Vì vậy, những quan niệm tiêu cực đã ám ảnh tâm trí anh một cách khủng khiếp, khiến anh phải chịu áp lực rất lớn. Cuối cùng, anh gặp phải những kẻ vô lại trên các nền tảng mạng xã hội. Họ xúi giục anh dùng ma túy để xua tan sự buồn chán.

Như Jiun-Min Ko chỉ ra, nhiều trường hợp tương tự đi kèm với trầm cảm. Các nghiên cứu trước đây cho thấy các kích thích và ký ức tiêu cực có xu hướng thúc đẩy trầm cảm.

Các kích thích và ký ức tiêu cực có xu hướng thúc đẩy trầm cảm. (Pixabay)

Phần thưởng và sự công nhận xây dựng một chu kì tích cực

Tại sao như vậy? Thông tin tích cực không gây ra mối đe dọa nào cho cơ thể con người, não không cần phải hành động ngay lập tức. Do đó, não chuyển sang tập trung chú ý vào thông tin tiêu cực.

Hạch hạnh nhân trong não đánh giá môi trường để phát hiện các mối đe dọa tiềm tàng. Nếu một mối đe dọa xuất hiện, hạch hạnh nhân có thể tiếp tục hoạt động và phản ứng với các kích thích mới. Các nghiên cứu cho thấy, hạch hạnh nhân được kích hoạt theo một mô hình tương tự khi mọi người xem những hình ảnh tiêu cực và những khuôn mặt trung tính, do đó làm tăng tâm trạng tiêu cực và giảm tâm trạng tích cực hàng ngày.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature vào tháng 7 vừa qua cho thấy tác động của một món ngọt và điện giật đối với dây thần kinh não của chuột cũng như việc tiết ra các chất. Nó kết luận rằng trạng thái mặc định của não là thiên về sợ hãi, nghĩa là các tế bào thần kinh liên quan đến nhận thức và ký ức tiêu cực được kích hoạt cho đến lúc các tế bào thần kinh liên quan đến nhận thức tích cực được kích hoạt khi neurotensin được giải phóng. Những tế bào thần kinh bị ảnh hưởng đều nằm ở hạch hạnh nhân cơ bản.

Các nhà nghiên cứu cho biết, điều đó giúp mọi người tránh được những mối nguy hiểm tiềm ẩn, phù hợp với những người có xu hướng tìm kiếm điều tồi tệ nhất trong một tình huống.

Joan Zeng, một nhà nghiên cứu tại Viện Y khoa Albert Einstein, cho biết việc cho chuột ăn đồ ngọt sẽ kích thích não bộ tiết ra neurotensin, do đó củng cố chu kỳ ký ức tốt đẹp. Theo Zeng, điều này cũng đúng đối với việc trau dồi tài năng. Cô ấy lưu ý rằng, con người cũng cần phần thưởng và sự công nhận để xây dựng và củng cố một chu kì tích cực.

Vì bộ não cũng phản ứng với thông tin tích cực, nên mọi người cần cố gắng nuôi dưỡng tâm trạng tích cực. Điều này cũng có lợi cho những người bi quan, những người bị trầm cảm nhẹ hoặc trung bình.

Ý nghĩa của tâm trạng tích cực và tiêu cực đối với con người

Tâm trạng tiêu cực kích thích con người tập trung chú ý và nhận thức, với những điều chỉnh sinh lý để giải quyết các mối đe dọa hoặc thách thức trước mắt. Ngược lại, tâm trạng tích cực giúp tăng cường khả năng phục hồi bản ngã, khả năng thích ứng với môi trường luôn thay đổi của một cá nhân. Những người có khả năng phục hồi bản ngã cao có khả năng phục hồi mạnh mẽ hơn sau nghịch cảnh và căng thẳng, tránh khỏi trầm cảm và tiếp tục phát triển khi đối mặt với những tâm trạng tiêu cực nghiêm trọng không kém.

Joan Zeng cho rằng tâm trạng tiêu cực mạnh mẽ có thể tự tồn tại. Ví dụ, sự oán giận - tâm trạng tiêu cực phổ biến nhất - có liên quan đến nhiều trường hợp ung thư vú. Ngoài ra, Zeng cáo buộc một số phương tiện truyền thông thổi phồng tin xấu để tăng lượt xem. Điều này ngay lập tức gây ra phản ứng tiêu cực và thu hút sự chú ý của độc giả. Tuy nhiên, chiến lược này đang đầu độc toàn xã hội.

Làm thế nào chúng ta có thể vượt qua tâm trạng tồi tệ do những thông điệp tiêu cực và xây dựng những điều tích cực? Dưới đây là một vài bí quyết.

Tạo ra 3 suy nghĩ tích cực cho mọi suy nghĩ tiêu cực

Để loại bỏ một suy nghĩ, quan niệm hoặc định kiến ​​tiêu cực về ai đó, người ta có thể nghĩ đến những việc làm tốt hoặc ưu điểm của đối phương. Tuy nhiên, chúng ta phải phát triển ít nhất 3 ý tưởng hoặc nhận thức tích cực về họ. [12]

Các cặp vợ chồng cần 5 thông điệp tích cực để bù đắp cho một lời nói tiêu cực nhằm duy trì mối quan hệ vững chắc.

Ngồi Thiền với chính niệm

Mặc dù chúng ta có thể làm ngơ trước những thông điệp tiêu cực, nhưng chúng vẫn xâm chiếm cuộc sống của chúng ta một cách hung hãn. Chúng ta có thể tăng cường “sức đề kháng” của mình và nuôi dưỡng tâm trạng tích cực cũng như sức mạnh của chính niệm.

Jiun-Min Ko khuyên bạn nên ngồi thiền với chính niệm khoảng 20 phút mỗi ngày. Điều này sẽ góp phần tạo ra những thay đổi đáng kể về tâm trạng, sức khỏe, các mối quan hệ và khả năng phục hồi.

Zeng cũng khuyên bạn nên ngồi trong trạng thái thôi miên. Cô ấy nói rằng cách này có thể làm gián đoạn tổn thương não do các thông điệp tiêu cực gây ra. Bởi vì thiền định giúp tăng cường sóng Gamma, một loại sóng não yên bình dẫn đến khả năng phục hồi căng thẳng nhanh hơn và ngăn mọi người rơi vào tâm trạng cực đoan như lo lắng hoặc căng thẳng, tuyệt vọng.

Zeng, người thực hành ngồi thiền hàng ngày, chia sẻ rằng thiền định thường xuyên giúp cải thiện khả năng cân bằng tâm trạng của cô. Do đó, cô ấy ít bị ảnh hưởng bởi những thông điệp tiêu cực và thường đạt được những kết quả tốt trong bất cứ việc gì cô ấy làm.

Cho đến nay, thiền định, cầu nguyện lặp đi lặp lại, yoga, thái cực quyền, các bài tập thở, thư giãn cơ dần dần và khí công đã được chứng minh là có thể kích hoạt Phản ứng Thư giãn (RR) - một can thiệp của cơ thể và tâm trí giúp chống lại tác động tiêu cực do căng thẳng gây ra.

Thiền định thường xuyên giúp cải thiện khả năng cân bằng tâm trạng. (Pixabay)

RR làm giảm huyết áp, nhịp tim và nhịp hô hấp, đồng thời gây ra những thay đổi ở vỏ não và vỏ não phụ, liên quan đến nhận thức cảm tính, ngôn ngữ, tâm trạng hoặc quá trình xử lý cảm xúc và trí nhớ của con người.

Zeng lưu ý, các nghiên cứu trên cho thấy neurotensin có thể được áp dụng để phát triển loại thuốc mới nhằm điều chỉnh lại bộ não. Trong khi đó, việc tử tế hoặc khen ngợi người khác đóng vai trò chính xác giống như neurotensin. Điều này sẽ đồng thời khơi dậy phản ứng và phản hồi tích cực từ các bên khác.

Jiun-Min Ko cũng chia sẻ rằng rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc giúp đỡ người khác sẽ khiến chúng ta hạnh phúc hơn và mang lại lợi ích về mặt tâm lý.

Các phương pháp bày tỏ lòng biết ơn bao gồm cảm ơn người khác sẽ “tạo ra” một tâm trạng tích cực.

Các lựa chọn khác như tập thể dục thường xuyên, hồi tưởng lại những kỷ niệm đẹp và viết nhật ký. Bằng cách viết nhật ký, bạn có thể thỏa mãn với những hy vọng, ước mơ và tưởng tượng về một tương lai với tất cả các mục tiêu đều đạt được. Những suy nghĩ tích cực đó, mặc dù chúng không hợp lý, vẫn có thể tăng cảm giác hạnh phúc và sự hài lòng trong cuộc sống của bạn.

Cuối cùng, nếu bạn đang có tâm trạng tiêu cực, bạn có thể áp dụng phương pháp 4 bước sau đây để điều chỉnh bản thân, theo Ko.

  1. Tạm ngừng. Hãy dừng việc bạn đang làm ngay bây giờ và rời khỏi hiện trường để lấy lại bình tĩnh.
  2. Thở. Hít thở sâu lặp đi lặp lại để thư giãn cơ bắp.
  3. Nhìn vào trong. Hãy bình tĩnh lại và xem xét điều gì đang thực sự xảy ra và liệu ý tưởng của bạn có thực tế không.
  4. Lựa chọn. Đưa ra lựa chọn hữu ích nhất cho bạn thay vì dùng đến một phản ứng cảm xúc đơn thuần. Hãy tự hỏi bản thân: Phản ứng của tôi có giúp ích gì cho tình huống hiện tại không? Điều này sẽ làm cho tôi cảm thấy tốt hơn hoặc bớt căng thẳng hơn không? Phản ứng của tôi có thực sự giúp ích cho bản thân hoặc người khác không?

Bốn bước trên sẽ giúp bạn không bị kéo sâu hơn vào khủng hoảng và sẽ giúp bạn tập trung vào bản thân.

Tác giả: Camille Su - theepochtimes

Minh Sang biên dịch

Thử thay đổi suy nghĩ theo hướng tích cực nhờ thiền định. Tham gia lớp hướng dẫn online miễn phí tại đây.



BÀI CHỌN LỌC

Suy nghĩ tiêu cực gây hại cho não nhiều hơn bạn nghĩ, 3 mẹo giúp ích