Suy nghĩ tiêu cực làm tăng nguy cơ bị sa sút trí tuệ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Những suy nghĩ buồn thảm lặp đi lặp lại có thể gây ra căng thẳng và kéo theo một danh sách dài những tác hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe...

Bạn là người nghĩ mình theo hướng bản thân có gì hay là bản thân không có gì? Một nghiên cứu mới cho thấy cách bạn trả lời có thể đóng vai trò trong nguy cơ mắc bệnh sa sút về trí tuệ.

Những suy nghĩ tiêu cực lặp đi lặp lại (RNT: Repetitive negative thoughts) có thể khiến bộ não của bạn chịu nhiều căng thẳng. Luôn luôn giả định những điều tồi tệ nhất, ngẫm nghĩ về những trải nghiệm trong quá khứ - mà bạn có thể thay đổi, và lo sợ cho tương lai; những thứ này có thể khiến tâm trí bạn rơi vào tình huống bấp bênh.

Nó có thể dẫn đến gia tăng chứng mất trí, rắc rối về trí nhớ và khả năng đưa ra quyết định.

Nghiên cứu mới cho thấy RNT dẫn tới sự tích tụ protein tau amyloid trong não, là những dấu hiệu chính của bệnh lý sa sút trí tuệ.

Suy nghĩ tiêu cực nhiều cũng dễ khiến bạn lao vào ma túy, nghiện ngập, rượu chè... (Pixabay)

Nghiên cứu đã khảo sát 360 người, chia làm 2 nhóm, trong đó có 113 người được đo nồng độ protein tau amyloid. Những người tham gia nghiên cứu này nằm trong dự án Khảo sát ban đầu triệu chứng và hiệu quả điều trị bệnh Alzheimer (PREVENT-AD) hoặc Dự án khảo sát hình ảnh thần kinh học ở bệnh Alzheimer.

Các nhà nghiên cứu đã đo các chỉ số về suy nghĩ tiêu cực, trầm cảm, lo lắng và suy giảm nhận thức ở tình nguyện viên trong tối đa là bốn năm. Họ phát hiện ra rằng, người càng có nhiều suy nghĩ tiêu cực, thì sự suy giảm nhận thức càng nhanh chóng, đồng thời nồng độ protein tau amyloid cũng tăng theo.

Nhưng nên lưu ý rằng, ai thỉnh thoảng cũng có suy nghĩ tiêu cực, khi lâu lâu xảy ra, nó sẽ không có khả năng dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn thấy mình có những kiểu suy nghĩ tiêu cực một cách kinh niên, thì nên thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lặp đi lặp lại của thứ tiêu cực này.

Nghiên cứu không thể chứng minh được mối quan hệ nhân quả, nhưng kết quả vẫn cho thấy việc ngăn chặn các suy nghĩ tiêu cực có thể làm chậm sự khởi phát bệnh sa sút trí tuệ.

Việc thay đổi suy nghĩ nội tâm, giảm bớt suy nghĩ tiêu cực có thể khá khó khăn. Nhưng với một số hướng dẫn và nỗ lực, bạn có thể trở nên lạc quan hơn. Bạn nên thử một số cách sau đây:

    • Tập trung vào những thứ trong cuộc sống mà bạn có thể kiểm soát và chấp nhận những thứ bạn không thể.
    • Hài lòng với tình hình hiện tại của bạn.
    • Bày tỏ lòng biết ơn.
    • Tự nói chuyện tích cực.
    • Viết nhật ký.
    • Xác định khu vực của những suy nghĩ tiêu cực.
    • Thừa nhận sự tiêu cực, nhưng tập trung và ưu tiên các hướng giải quyết tích cực từ việc đó.
    • Hoà bản thân với những thứ bạn thích.
    • Dành thời gian làm những việc giúp bạn cảm thấy thoải mái.
    • Dành thời gian với những người giúp bạn suy nghĩ tích cực.

Điều mà bạn nghĩ có thể giúp cải thiện sức khỏe não bộ của chính bạn. Hãy cố gắng giảm suy nghĩ tiêu cực và nó sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh Sa sút trí tuệ cũng như Alzheimer.

Devon Andre có bằng cử nhân Khoa học pháp y của trường Đại học Windsor ở Canada và bằng Tiến sĩ Juris của Đại học Pittsburgh. Anh cũng là một nhà báo của Tạp chí BelMarraHealth, nơi lần đầu tiên đăng tải bài viết này.

Thanh Long
- Theo The Epoch Times.

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

Suy nghĩ tiêu cực làm tăng nguy cơ bị sa sút trí tuệ