Tác dụng của quả hồng xiêm và những điều nên tránh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hồng xiêm có tác dụng tốt cho cả phụ nữ và đàn ông. Mặc dù có tác dụng như vậy, nhưng bạn cũng cần lưu ý một số điểm để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Trải qua bao đời, người xưa từ kinh nghiệm của mình đã đúc kết về công dụng của quả hồng như sau: “Một quả hồng, mười vị thuốc”.

Điều đó có nghĩa là gì? Có điều gì cần chú ý khi ăn hồng? Ăn nhiều hay ăn ít là tốt?

'Một quả hồng, mười vị thuốc' nghĩa là gì?

Câu nói này chủ yếu nói về công hiệu của loại quả này; nhất là khi mùa thu sang, khí hậu hanh khô, mùa hè chưa hết nắng nóng thì cơ thể chúng ta hơi cáu gắt, đặc biệt dễ bị khô họng và ho.

Vào lúc này, ngoài nước uống và các loại trà thanh nhiệt, bạn cũng có thể ăn một hoặc hai quả hồng, ai đã từng ăn đều biết cắn quả hồng ngọt và dịu như thế nào.

Hồng xiêm có những tác dụng gì?

Sau khi hồng chín, trong quả hồng có chứa nhiều vitamin và đường fructose tự nhiên, rất dễ hấp thụ.

Khi ăn vào cơ thể, hồng có thể bổ sung đường, thanh nhiệt và dưỡng ẩm phổi khí, giảm khô và hỏa, có tác dụng làm trơn ruột và dạ dày.

Đồng thời, hồng có khả năng tiêu sưng và tiêu viêm, thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể, ngăn ngừa sự lão hóa và xơ cứng của mạch máu.

Đối với phụ nữ thì hồng cũng rất bổ dưỡng. Loại quả này có chứa nguyên tố sắt cần thiết, người bị thiếu máu hoặc cần bổ máu có thể ăn hồng để bổ sung nguyên tố sắt bị thiếu.

Điều cần lưu ý ở đây là không nên trộn hồng với các thực phẩm bổ sung sắt khác. Vì trộn lẫn sẽ gây ra tác dụng phụ. Hồng xiêm còn có công dụng làm đẹp da, xóa mờ và loại bỏ tàn nhang.

Nam giới ăn hồng sẽ có tác dụng giải rượu, giảm tác hại của rượu đối với cơ thể, giảm đờm và sản dịch, giảm đau do trĩ.

Một số điều cần chú ý khi ăn hồng xiêm

Có quan điểm cho rằng không nên ăn hồng khi chưa chín, vì loại quả này khi còn xanh có chứa độc tố. Vì sao lại vậy?

Hồng là một loại trái cây chứa nhiều polysaccharide, những người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều loại quả này. Ngoài ra, những người bị lạnh bụng, chức năng dạ dày kém cũng không nên ăn, vì dù sao thì hồng cũng có tính lạnh.

Cuối cùng, người bình thường cũng phải chú ý khi ăn quả hồng; ví dụ không nên ăn hồng lúc đói, nếu ăn một lượng nhất định sẽ gây buồn nôn, đau bụng và các chứng khó chịu về đường tiêu hóa, trường hợp nặng thì có thể bị loét.

Ngoài ra, cố gắng không ăn cả vỏ, sẽ không ngon, bạn có nguy cơ bị tiêu chảy sau khi ăn.

Mặt khác, không nên trộn chung với tôm, cua, cá và các loại thực phẩm giàu đạm, quả hồng và các chất đạm này sẽ tạo thành sỏi, từ đó gây tổn thương dạ dày không thể hồi phục.

Nói tóm lại, ăn hồng có chừng mực thì không có vấn đề gì, nhưng một khi coi thường thể trạng mà ăn quá nhiều và tùy tiện thì không còn là “một quả hồng, mười vị thuốc"; lúc này hồng xiêm sẽ thực sự đem tới rất nhiều nguy cơ khác cho sức khỏe.

Bảo Vy
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Tác dụng của quả hồng xiêm và những điều nên tránh