Tác dụng kỳ diệu của vitamin D trong điều trị bệnh lao phổi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong những năm qua, các triệu chứng do dị ứng ở trẻ em đã tăng lên nhanh chóng và liên quan đến nhiều khía cạnh. Người hiện đại ngày nay cũng mắc nhiều căn bệnh mà trên thực tế, chúng đều xuất phát từ một trong những nguyên nhân cơ bản nhất: thiếu vitamin D.

Theo khảo sát cho thấy, số bệnh nhân tự tiêm epinephrine do dị ứng ở Nhật Bản tập trung chủ yếu ở các vùng phía Bắc, nơi có thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời tương đối ngắn (tức là thiếu vitamin D).

Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, phụ nữ có hàm lượng vitamin D trong máu thấp khi mang thai có nhiều khả năng bị hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng sau khi con của họ được 5 tuổi.

Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi nồng độ vitamin D trong máu thấp, dị ứng sẽ dễ dẫn đến sự tăng sinh của các tế bào bạch cầu gọi là bạch cầu ái toan.

Vào năm 2017, Hiệp hội Y học Dị ứng Nhật Bản đã đưa ra một báo cáo, chỉ ra rằng thiếu hụt vitamin D là một yếu tố làm trầm trọng thêm các triệu chứng dị ứng cấp tính.

Trong báo cáo lần đầu tiên được xuất bản đã đề cập đến việc bổ sung vitamin D có thể ức chế các phản ứng dị ứng, không chỉ nhận được sự ủng hộ cao từ cộng đồng học thuật mà còn giành được giải thưởng học thuật của Hiệp hội Y học Dị ứng Nhật Bản.

Khi nói đến viêm da dị ứng, Hiệp hội Viêm da dị ứng Nhật Bản cho rằng nguyên nhân chính là do di truyền, môi trường, và cơ địa không thể thay đổi được.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu y khoa Hàn Quốc đã tiến hành một cuộc điều tra tiếp theo về hiện tượng hầu hết những người thiếu vitamin D đều mắc bệnh viêm da dị ứng, và phát hiện ra rằng so với những người có đủ nồng độ vitamin D trong máu, những người bị thiếu vitamin D có tỷ lệ mắc bệnh viêm da cơ địa cao gấp 1.5 lần.

Như đã nói ở trên, tác dụng của vitamin D đối với cơ thể con người khá đa dạng. Ngoài ung thư, vitamin D còn ngăn ngừa và cải thiện các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp và viêm da cơ địa, nó cũng giúp ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm như cúm và viêm phổi.

Trên thực tế trong phòng ngừa cúm, việc tăng cường bổ sung vitamin D đã được chứng minh là có tác dụng tương tự hoặc vượt trội hơn so với tiêm vắc xin.

Đồng thời, làm thế nào để kết hợp hơn nữa việc bổ sung vitamin D với việc cải thiện thói quen ăn uống cũng rất quan trọng để bạn có thể hướng tới một cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài.

Tại sao các ca bệnh lao ngày càng tăng hàng năm?

Trước đây, bệnh lao là một căn bệnh nan y khó chữa. Hiện nay với sự tiến bộ của dinh dưỡng và các phương pháp điều trị, đây đã không còn là một vấn đề quá nghiêm trọng. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là thời gian gần đây, số lượng bệnh nhân lao ngày càng tăng.

Thực tế rằng, một trong những lý do là người hiện đại hầu như không phơi nắng, dẫn đến khủng hoảng thiếu vitamin D.

Trong thời kỳ chiến tranh, lương thực khan hiếm, bệnh nhân lao đến các viện điều dưỡng nằm trên vùng cao nguyên đầy nắng, tắm nắng và hồi phục sức khỏe.

Tại sao năng lượng mặt trời có thể giúp kìm hãm sự tác động của bệnh lao?

Vào thời điểm đó, không ai trong lĩnh vực y tế có thể giải thích khái niệm này, mà chỉ hiểu từ kinh nghiệm rằng làm như vậy có thể giảm bớt các triệu chứng của bệnh lao và khỏi bệnh.

Các đại thực bào có thực bào, đảm nhiệm chức năng phân hủy và tiêu diệt virus hoặc vi khuẩn. Nhưng đại thực bào không thể phân hủy được vi khuẩn lao, đây cũng là nguyên nhân chính khiến bệnh lao thêm trầm trọng.

Tuy nhiên, khi vitamin D do da tổng hợp trở nên hoạt động, nó sẽ liên kết với thụ thể vitamin D trong tế bào chất của đại thực bào để truyền thông điệp đến peptide kháng khuẩn (Cathelicidin) trong nhân để phân hủy vi khuẩn lao.

Bệnh nhân lao đang ở trong thời kỳ thiếu chất bổ sung dinh dưỡng, thậm chí cả thức ăn cũng khó hấp thụ nên rất khó có được vitamin D từ thức ăn.

Điều này cũng có nghĩa là vitamin D có thể được tổng hợp hiệu quả hơn trong cơ thể thông qua việc tắm nắng, đây là phương pháp điều trị tốt nhất cho con người thời bấy giờ.

Hoàng Tuấn

Tác giả: Furukawa Kenji
Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

Tác dụng kỳ diệu của vitamin D trong điều trị bệnh lao phổi