Tại sao bệnh gút không đau vào ban ngày, nhưng lại đau khủng khiếp vào ban đêm?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Người bị bệnh gút thường cảm thấy khó chịu vào ban đêm do tình trạng đau nhức ở khớp. Điều này hoàn toàn trái ngược với nhiều bệnh khác, khi các cơn đau thông thường chỉ xuất hiện vào ban ngày và thuyên giảm về đêm. Nhưng nguyên nhân vì sao, và có biện pháp nào để hạn chế các cơn đau do gút hay không?

Tại sao bệnh gút không đau vào ban ngày, nhưng đặc biệt đau vào ban đêm?

1. Cơ thể không đủ nước

Sau khi đi ngủ, cơ thể con người sẽ rơi vào trạng thái mất nước tương đối. Lúc này nồng độ axit uric trong cơ thể sẽ tăng cao, tạo điều kiện cho các tinh thể urat lắng đọng trên khớp và các mô mềm xung quanh, điều này sẽ gây ra các cơn đau.

Vì vậy, bệnh nhân gút nên uống nhiều nước hơn vào ban ngày; ngoài ra, trước khi đi ngủ vào buổi tối, bạn cũng nên đặt một cốc nước cạnh giường và uống ngay khi cảm thấy khát.

2. Hạ nhiệt độ cơ thể

Sau khi một người chìm vào giấc ngủ, khả năng trao đổi chất của cơ thể sẽ dần chậm lại, và nhiệt độ của cơ thể trở nên tương đối thấp.

Khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống, độ bão hòa urat cũng sẽ giảm, dễ lắng đọng trong cơ thể, từ đó gây ra các cơn đau do gút về đêm.

Vì vậy, cần đặc biệt chú ý đến nhiệt độ cơ thể vào ban đêm, nhất là các đầu dây thần kinh, đừng để cơ thể bị nhiễm lạnh.

3. Giảm tiết hormone

Hormone tuyến thượng thận có thể ngăn chặn sự khởi phát của bệnh gút và làm giảm các triệu chứng khi lên cơn đau. Tuy nhiên, sự bài tiết của hormone không ổn định, và nó sẽ thay đổi theo thời gian.

Từ 0 đến 2 giờ sáng là khoảng thời gian bài tiết ít nhất; tăng dần từ 3 đến 5 hoặc 6 giờ; và sẽ đạt mức đỉnh điểm vào lúc 8 giờ, sau đó suy giảm từ từ.

Do lượng hormone tuyến thượng thận tiết ra vào ban đêm tương đối ít nên bệnh gút rất dễ tấn công và gây ra các cơn đau khó chịu.

4. Không đủ oxy

Hầu hết bệnh nhân gút đều có thói quen ngủ ngáy về đêm.

Điều này làm tăng khả năng ngừng thở, dẫn đến giảm nồng độ oxy trong máu và hình thành một số lượng lớn các chất purin trong cơ thể, cuối cùng dẫn đến tăng nồng độ của axit uric và gây ra bệnh gút.

Do đó, khi ngủ bạn nên nằm nghiêng hoặc bán sấp, kê cao đầu giường hoặc gối để đảm bảo hô hấp được thông suốt, những người thừa cân nên chủ động giảm cân để giảm nguy cơ ngủ ngáy.

Nên làm gì nếu cơn đau do bệnh gút không thể chịu đựng được?

1. Uống thuốc giảm đau

Khi cơn đau do gút tấn công khiến người bệnh cảm thấy không thể chịu nổi, thì việc đầu tiên người bệnh phải làm là uống thuốc giảm đau. Bạn nên uống trong vòng 24 giờ, như vậy sẽ có hiệu lực nhanh hơn, hiệu quả điều trị cũng sẽ tốt hơn.

2. Chườm đá

Nếu cơn đau ở khớp đặc biệt nghiêm trọng, có thể dùng nước đá để giảm các triệu chứng đau.

Trước khi chườm, bạn nên quấn viên đá lại bằng khăn. Điều này có thể ngăn cơn đau trở nên tồi tệ hơn do sưng tấy quá mức và cũng tránh bị tê cóng.

Đối với bệnh nhân gút, việc phòng bệnh quan trọng hơn so với chữa bệnh; vì vậy cần phải làm tốt khâu phòng bệnh lúc bình thường, trước hết phải bổ sung đủ nước, thứ hai là chế độ ăn ít purin.

Đồng thời, vào ban đêm khi ngủ phải chú ý hạn chế nhiễm lạnh, giữ ấm cơ thể, giữ tư thế ngủ đúng. Nếu cơn đau do gút ập đến thì cần phải tích cực điều trị, trước hết là uống thuốc giảm đau, thứ hai là chườm đá, kê cao vùng bị tổn thương.

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao bệnh gút không đau vào ban ngày, nhưng lại đau khủng khiếp vào ban đêm?