Tại sao chúng ta không thể chỉ ăn trái cây và rau quả để chống ung thư?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Dinh dưỡng hiện đại công nhận rằng trái cây và rau quả là thực phẩm lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Nhưng bạn có thể chống ung thư hiệu quả hơn chỉ bằng cách ăn trái cây và rau quả không? Câu trả lời là… không.

Rau củ quả có thể chống ung thư, nhưng hiệu quả giới hạn

Trái cây và rau củ có thể làm giảm nguy cơ ung thư vì giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất phytochemical. Những chất này giúp tăng cường khả năng chống ung thư của cơ thể bằng nhiều cách.

Ngược lại, ăn ít trái cây và rau quả có liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong do ung thư.

Một phân tích tổng hợp bao gồm 95 nghiên cứu cho thấy, bổ sung 200g rau và trái cây vào chế độ ăn uống có thể giảm 10% tỷ lệ tử vong do ung thư nói chung.

Một lượng 550–600g trái cây, rau quả hoặc rau củ hàng ngày có thể giảm tương đối 14%, 8% và 12% nguy cơ ung thư tổng thể tương ứng.

Nhưng nghiên cứu cũng cho thấy rằng, nếu bạn tiếp tục tăng lượng ăn từ 550-600g trái cây và rau quả mỗi ngày, thì nguy cơ mắc ung thư cũng không giảm hơn nữa.

Một nghiên cứu tổng hợp khác sau đó cũng cho thấy kết quả tương tự: sau khi tiêu thụ lượng trái cây và rau quả vượt quá 300g/ngày, tác dụng bảo vệ của nó đối với con người không tăng thêm nữa.

Trong một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, những người tham gia ăn ít trái cây, nước trái cây và rau củ được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm.

Một nhóm duy trì chế độ ăn hàng ngày, và nhóm còn lại được bổ sung thêm 480g trái cây và rau củ cùng 300ml nước ép trái cây mỗi ngày trong 12 tuần.

Kết quả cho thấy những người bổ sung trái cây và rau củ có lượng vitamin C trong huyết tương tăng 35%, axit folic tăng 15% và một số loại carotenoid nhất định tăng đáng kể từ 50% đến 70%.

Tuy nhiên, khả năng chống oxy hóa của cơ thể, tổn thương DNA tế bào lympho và các dấu hiệu sức khỏe liên quan đến mạch máu không thay đổi đáng kể: đây đều là những chỉ số liên quan đến bệnh tật.

Trong một số nghiên cứu đoàn hệ lớn, ảnh hưởng của việc ăn rau và trái cây đối với bệnh ung thư, chỉ được phát hiện khi có sự khác biệt lớn trong lượng rau và trái cây của các đối tượng.

Hơn nữa, nó cũng chỉ xuất hiện trong trường hợp tiếp xúc với các chất gây ung thư ở cường độ cao, chẳng hạn như hút thuốc lá.

Nói cách khác, bằng cách tăng lượng trái cây và rau quả để chống ung thư, hiệu quả dường như chỉ có một phạm vi nhất định.

Để giảm thiểu nguy cơ ung thư và bệnh tật, một số người chuyển tất cả bữa ăn của họ sang trái cây và rau quả. Điều này không hẳn là khôn ngoan, thậm chí còn có phần rủi ro nhất định.

Để giảm thiểu nguy cơ ung thư và bệnh tật, một số người chuyển tất cả bữa ăn của họ sang trái cây và rau quả. Điều này không hẳn là khôn ngoan, thậm chí còn có phần rủi ro nhất định.
Để giảm thiểu nguy cơ ung thư và bệnh tật, một số người chuyển tất cả bữa ăn của họ sang trái cây và rau quả. Điều này không hẳn là khôn ngoan, thậm chí còn có phần rủi ro nhất định. (Unsplash)

Chỉ ăn trái cây và rau quả đem đến nhiều rủi ro

1. Ăn quá nhiều trái cây có thể khiến đường huyết tăng cao và tăng nguy cơ ung thư

Năm 2013, nam diễn viên Ashton Kutcher đã trải nghiệm và mô phỏng chế độ ăn kiêng của mình để vào vai Jobs.

Sau vài tháng thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn kiêng chỉ gồm trái cây, quả hạch và một số loại hạt ngũ cốc, anh đã bị tổn thương tuyến tụy nghiêm trọng và phải nhập viện khẩn cấp.

Ăn nhiều trái cây có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao, có thể làm hỏng tuyến tụy và tăng nguy cơ ung thư.

Nghiên cứu đăng trên tạp chí Cell Metabolism năm 2019 cho thấy lượng đường trong máu cao có thể gây ra hàng loạt thay đổi về trao đổi chất, tế bào tuyến tụy sẽ thiếu nguyên liệu để sửa chữa DNA, dẫn đến đột biến kép.

Hơn nữa, 90% trường hợp ung thư tuyến tụy đã được chứng minh là có đột biến gen này, dễ dẫn đến ung thư tế bào đảo tụy.

Nghiên cứu cũng đề cập rằng trong mô tụy của bệnh nhân tiểu đường, tổn thương DNA cao hơn đáng kể so với người không bị tiểu đường.

Vì vậy, các nhà nghiên cứu đề xuất, chính lượng đường trong máu cao là nguyên nhân gây ra tổn thương DNA trong các tế bào tuyến tụy.

Một manh mối khác cho thấy lượng đường huyết cao gây ra ung thư là do nó có thể dẫn đến giảm 5-hmC, một dấu hiệu biểu sinh quan trọng trên DNA. Điều này sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư.

Nếu 5-hmC trong DNA giảm, thì nghĩa là ung thư sẽ tiến triển.

2. Chế độ ăn thuần rau quả có thể dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng

Trái cây và rau quả rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ, nhưng ít chất đạm và chất béo. Khi thiếu hai chất dinh dưỡng đa lượng thiết yếu này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Không có nguồn dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể, một người sẽ mất cơ bắp và sức mạnh. Và nó có khả năng làm bạn đói, làm chậm quá trình trao đổi chất để tiết kiệm năng lượng.

Ngoài ra, trái cây và rau củ còn thiếu một số chất dinh dưỡng quan trọng khác như vitamin B12, vitamin D, canxi và kẽm. Những điều này có thể dẫn đến thiếu máu, mệt mỏi, thờ ơ và rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch.

Do đó, đối với hầu hết mọi người, không nên tuân theo kiểu ăn kiêng này trong thời gian dài.

Trái cây và rau quả rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ, nhưng ít chất đạm và chất béo.
Trái cây và rau quả rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ, nhưng ít chất đạm và chất béo khi so với thịt. (Unsplash)

3. Một số loại trái cây và rau quả có thể cản trở sự hấp thụ thuốc

Ví dụ, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các hợp chất trong nước ép bưởi có thể tương tác với nhiều loại thuốc và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của chúng trong cơ thể.

Điều này có thể dẫn đến nồng độ thuốc trong máu bất thường, làm trầm trọng thêm tác dụng phụ và giảm hiệu quả của thuốc.

Hơn 85 loại thuốc được cho là có khả năng tương tác với bưởi. Trong số này, 43 tương tác dẫn đến phản ứng phụ nghiêm trọng.

4. Các rủi ro khác

Ngoài ra, một số loại trái cây và rau quả có hàm lượng oxalate cao, có thể dẫn đến sỏi thận nếu ăn với số lượng lớn trong thời gian dài.

Trái cây và rau quả cũng rất giàu chất xơ, dễ dẫn đến đầy hơi hoặc chướng bụng nếu tiêu thụ quá nhiều.

Cuối cùng, một số loại trái cây và rau quả dễ bị nhiễm thuốc trừ sâu, hóa chất và các chất khác, thậm chí rửa và gọt vỏ cũng không thể loại bỏ hoàn toàn mọi nguy hiểm.

Cân bằng lượng trái cây và rau quả trong một chế độ ăn uống lành mạnh

Một lượng trái cây và rau quả nhất định là một phần của cuộc sống cân bằng và lành mạnh. Hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng sẽ đồng ý rằng bất kể mục tiêu của bạn là gì, các bữa ăn cân bằng đều quan trọng.

Hơn nữa, nếu người bình thường khỏe mạnh muốn giải độc và làm sạch ruột, họ có thể áp dụng một chế độ nhiều trái cây và rau quả trong thời gian ngắn, nhưng thời gian không quá vài ngày.

Thông thường lượng trái cây nên được kiểm soát trong khoảng 25% đến 30% khẩu phần ăn để tránh mất cân bằng dinh dưỡng.

Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ giai đoạn 2020-2025 khuyến nghị: Người lớn nên tiêu thụ tương đương 1.5-2 cốc trái cây và 2-3 cốc rau mỗi ngày như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh.

Tuy nhiên, nghiên cứu đánh giá cho thấy trong số các loại rau khác nhau, như rau họ cải, rau lá xanh hoặc vàng có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư nói chung.

Thông thường lượng trái cây nên được kiểm soát trong khoảng 25% đến 30% khẩu phần ăn để tránh mất cân bằng dinh dưỡng.
Thông thường lượng trái cây nên được kiểm soát trong khoảng 25% đến 30% khẩu phần ăn để tránh mất cân bằng dinh dưỡng. (Unsplash)

Hơn nữa, Otis Brawley, giáo sư về ung thư và dịch tễ học tại Trường Y khoa Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg, nhấn mạnh:

"Sự xuất hiện của ung thư và giảm nguy cơ ung thư là một quá trình lâu dài", giống như việc hút thuốc trong nhiều năm làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư khác nhau, thói quen ăn uống tốt cũng mất nhiều năm để giảm nguy cơ ung thư.

Brawley cũng cho biết, ông không ủng hộ việc chỉ ăn trái cây với rau mà không có protein, nhưng khuyên bạn nên chọn một chế độ ăn uống cân bằng giàu trái cây, rau và protein (từ thực vật hoặc động vật).

Ông cũng cảnh báo: "Khi chúng ta nói chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả, nó không đồng nghĩa với việc chỉ ăn trái cây ngọt”.

Đối với bệnh nhân ung thư, ăn thịt cũng quan trọng

Đối với những bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư hoặc đang điều trị ung thư như xạ trị, hóa trị thì cần quan tâm nhiều hơn đến lượng calo và chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống để có thể lực chống lại ung thư.

Cynthia Wong, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng tại Memorial Sloan-Kettering Cancer Center, cho biết quá trình hóa trị và xạ trị sẽ giết chết nhiều tế bào bình thường, do đó cần bổ sung protein và đủ dinh dưỡng để giúp cơ thể hồi phục.

Thực phẩm protein phổ biến bao gồm thịt đỏ, cá, thịt gia cầm, trứng, đậu, sữa và các loại hạt.

Ngoài ra, bà cũng cho biết, đôi khi bệnh nhân chán ăn do tác dụng phụ của việc điều trị, ăn rất ít và sút cân rất nhiều, vậy nên “thời điểm này ăn gì cũng tốt cho họ”.

Theo The Epoch Times tiếng Trung
Bảo Vy biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao chúng ta không thể chỉ ăn trái cây và rau quả để chống ung thư?