Đều ăn thực phẩm giống nhau, tại sao có người khỏe mạnh, nhưng có người lại đau ốm liên miên?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có câu: “Bệnh từ miệng mà vào”. Ăn uống cũng là một môn khoa học, nếu bạn ăn uống đúng cách và duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng thì cơ thể sẽ vận hành ổn định. Ngược lại, chế độ ăn uống không lành mạnh cũng có thể gây ra nhiều bệnh khác nhau. Đây là lý do tại sao đều là những món ăn như nhau, nhưng có người thì khỏe mạnh, trong khi có người lại mắc đủ loại bệnh tật.

Trên thực tế, nhiều loại thực phẩm khác nhau có chứa một số "độc tố" mà cơ thể sẽ đào thải, nếu những chất độc này vượt quá khả năng chuyển hóa của cơ thể, chúng sẽ được lưu trữ trong cơ thể và gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.

Phổi là cơ quan quan trọng của cơ thể người, có nhiệm vụ đưa oxy trong không khí vào máu và cung cấp oxy cho tất cả các cơ quan và mô.

Tuy nhiên, ngoài oxy sẽ có một số hạt hoặc khí độc khó nhìn thấy bằng mắt thường, sau khi các hạt và khí độc này vào phổi, phổi có thể đào thải chúng ra ngoài cơ thể bằng nhiều cách khác nhau.

Nhưng nếu hút thuốc lá thì khí độc hít vào và các vật chất dạng hạt sẽ làm tăng khối lượng giải độc của phổi, đồng thời hút thuốc cũng sẽ làm hỏng chức năng giải độc của cơ quan này.

Theo thời gian, khả năng miễn dịch tại chỗ của phổi sẽ bị suy giảm, từ đó dẫn đến nhiều bệnh phổi khác nhau.

Do đó, sức khỏe và tuổi thọ bị ăn mòn, và bệnh tật cũng bị ăn mòn. Tiếp theo, tôi sẽ giới thiệu cho các bạn biết những “hố” ăn uống trong cuộc sống là gì, mong mọi người hình thành thói quen tốt, ăn uống lành mạnh và sống lâu!

1 - Ăn uống thất thường

Tại sao phải chú ý đến quy tắc ba bữa ăn?

Bởi vì một khi ba bữa ăn không đều đặn sẽ dễ hình thành thói quen ăn quá no. Nếu bạn ăn sáng vào buổi trưa không chỉ khó giảm cân mà còn có thể gây béo phì.

Ngoài ra, chế độ ăn uống không điều độ có thể dẫn đến rối loạn “đồng hồ sinh học” của chức năng tiêu hóa. Khi axit dịch vị không được thức ăn trung hòa sẽ bào mòn niêm mạc dạ dày, từ đó làm tăng nguy cơ viêm dạ dày, loét dạ dày và nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.

Do đó, bạn cần chú ý ăn uống điều độ, đủ bữa để giúp hệ tiêu hóa vận hành ổn định.

2 - Việc hấp thụ quá nhiều natri vào cơ thể có thể gây ra các bệnh như cao huyết áp

3 - Thích ăn thịt chế biến sẵn

Thịt chế biến là một thực phẩm phổ biến trong cuộc sống hàng ngày.

Tuy nhiên, để đảm bảo thịt không bị biến chất, trong quá trình chế biến người ta thường sử dụng một lượng lớn muối nên hàm lượng muối rất lớn.

Đồng thời, các sản phẩm chế biến sẵn có chứa một lượng nitrit nhất định, chất này sau khi vào cơ thể người sẽ tổng hợp ra nitrosamine, vốn là chất gây ung thư.

4 - Thích ăn đồ nóng

"Ăn khi còn nóng" là câu nói thông dụng mà chúng ta thường nghe, vì vậy, nhiều người đã hình thành thói quen ăn đồ nóng từ khi còn nhỏ.

Tuy nhiên, ăn đồ nóng trong thời gian dài rất có hại cho thực quản, vì lớp màng trong của thực quản dưới tác động nhiệt từ thức ăn hoặc nước uống sẽ bị bỏng, gây viêm, tăng sinh và các vấn đề khác. Cuối cùng dễ xảy ra các biến đổi bệnh lý của ung thư thực quản.

5 - Thức ăn nhiều dầu mỡ

Trước đây, người ta cần hình thành thói quen ăn nhiều dầu do thiếu chất, vì dầu có thể chuyển hóa thành mỡ nên chống đói.

Tuy nhiên, với mức sống không ngừng được nâng cao, con người dần nhận thức được rằng, hấp thụ quá nhiều dầu sẽ không tốt cho sức khỏe. Vì quá nhiều dầu có thể gây tích tụ mỡ và tăng cholesterol trong máu.

Ngoài việc gây béo phì, nó còn có thể gây ra các bệnh tim mạch và mạch máu não khác nhau, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến tỷ lệ mắc chứng “tam cao” (cao huyết áp, lipid máu cao, đường huyết cao) thời hiện đại ngày càng tăng.

6 - Ít ăn rau xanh

Thịt có hương vị lôi cuốn và dễ gây nghiện hơn so với rau, điều đó lý giải vì sao nhiều người không thích ăn các thực phẩm xanh.

Tuy nhiên, rau chứa nhiều loại vitamin, chất xơ và các nguyên tố vi lượng cần thiết khác cho cơ thể con người, có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, nâng cao khả năng miễn dịch, thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa ung thư, các bệnh tim mạch và mạch máu não.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị mỗi người nên ăn ít nhất 400g rau mỗi ngày.

7 - Không ăn ngũ cốc nguyên hạt

Điều này liên quan nhiều đến việc hấp thụ tinh bột trong thời gian dài. Vì tinh bột rất giàu chất bột đường nên sau khi ăn, cơ thể sẽ lập tức chuyển hóa khiến lượng đường trong máu tăng nhanh.

Do lượng đường trong máu quá cao, insulin không thể thúc đẩy cơ thể hấp thụ và sử dụng đường trong máu một cách đầy đủ, từ đó gây ra bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, ngũ cốc thô có chứa chất xơ và tương đối ít carbohydrate, tốc độ phân hủy của chúng thấp hơn nhiều so với các thực phẩm tinh bột, khiến cơ thể dư thừa insulin, thúc đẩy quá trình hấp thụ và sử dụng đường, có tác dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

8 - Thường xuyên ăn thức ăn thừa

Thức ăn thừa dễ dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa. Đặc biệt là các loại rau củ còn sót lại, chúng sẽ tạo ra nitrit khi phân hủy vi khuẩn và vi sinh vật, khi vào cơ thể con người sẽ tổng hợp ra một loại chất gây ung thư, gọi là nitrosamine.

Bảo Vy
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Đều ăn thực phẩm giống nhau, tại sao có người khỏe mạnh, nhưng có người lại đau ốm liên miên?