Tại sao một số người không bao giờ bị nhiễm COVID-19?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hệ miễn dịch có liên quan đến nhiều khía cạnh trong tính cách của chúng ta như thói quen hàng ngày, mức độ căng thẳng và thậm chí cả mức độ trung thực.

Với sự gia tăng liên tục số ca nhiễm COVID-19 tại Trung Quốc, nhiều người cảm thấy rất bất ngờ trước quy mô dịch bệnh tại đây, đồng thời họ cũng lo ngại rằng một làn sóng dịch bệnh mới sẽ tấn công phần còn lại của thế giới.

Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch kháng virus của cơ thể và những cách giúp chúng ta bảo vệ bản thân tốt hơn khi làn sóng dịch bệnh ập đến.

Một số người không bao giờ bị nhiễm virus

Khi nhìn lại các đại dịch đã xảy ra trong lịch sử, chúng ta không thể không nhắc đến “Cái chết đen”. Đó là đại dịch đã càn quét khắp châu Âu và làm giảm hơn một nửa dân số ở một vài khu vực. Tuy nhiên, trong đó có một số người chưa bao giờ mắc bệnh.

Khi đại dịch tả tấn công châu Âu, vẫn có một số người không bị nhiễm bệnh mặc dù những người này ăn cùng một loại thực phẩm bị ô nhiễm và uống cùng một nguồn nước bị ô nhiễm.

Có một số bác sĩ và điều dưỡng đã cống hiến cả cuộc đời của họ tại các ngôi làng của bệnh nhân mắc bệnh phong, nhưng họ cũng chưa bao giờ bị nhiễm loại vi khuẩn này.

Hai thử nghiệm trên người đã được thực hiện trong đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 bởi hai nhóm bác sĩ độc lập ở Boston và San Francisco với 62 và 50 tình nguyện viên khỏe mạnh. Bất kể có dùng bao nhiêu biện pháp để lây nhiễm cho những người tham gia nghiên cứu (thậm chí cho chất nhầy hoặc chất dịch cơ thể từ bệnh nhân cúm vào mắt, mũi hoặc cổ họng của những tình nguyện viên khỏe mạnh) nhưng không có ai trong số những người tham gia bị nhiễm bệnh.

Trong đại dịch COVID-19, một nghiên cứu thực hiện trên người về virus SARS-CoV-2 được công bố trên tạp chí Nature vào năm 2022 cho thấy trong số 36 tình nguyện viên khỏe mạnh được phơi nhiễm với virus SARS-CoV-2 bằng đường mũi, chỉ hơn một nửa số người tham gia bị nhiễm bệnh với các triệu chứng ở mức độ nhẹ và gần một nửa số người còn lại không bị nhiễm bệnh. Hai người đã bị loại khi phân tích theo quy trình (per-protocol analysis), vì vậy thử nghiệm trên được tiếp tục thực hiện với 34 người tham gia.

Trong thử nghiệm COVID-19 trên người ở Anh, gần một nửa số người tham gia không bị nhiễm bệnh. (The Epoch Times)

Những thử nghiệm này cho thấy rằng có một số người sẽ không bị nhiễm bệnh.

Virus có thể 'nhìn thấy' những người có hệ miễn dịch yếu

Mặc dù ở bề ngoài trông chúng ta có vẻ giống nhau, nhưng trong thế giới vi mô của virus, chúng ta sẽ rất khác nhau. Hệ miễn dịch của mỗi người cũng sẽ có nhiều khác biệt.

Từ khi sinh ra, hệ miễn dịch của chúng ta đã được thiết kế rất tinh vi. Hệ thống này bao gồm nhiều lớp phòng thủ và hoạt động như một đội quân, bảo vệ chúng ta 24/7 với nhiều loại virus và vi khuẩn khác nhau.

Virus cần phải chiếm quyền điều khiển của những tế bào phù hợp để có thể nhân lên. Nếu các tế bào trong cơ thể đều ở trạng thái kháng virus tốt, thì sẽ không có chỗ để virus bám rễ, và như vậy, người này sẽ không bị nhiễm bệnh.

Cơ thể của chúng ta chống lại virus thông qua hệ miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích nghi. (The Epoch Times)

Ví dụ, các tế bào biểu mô niêm mạc mũi của chúng ta có thể tự động tiết ra một chất giúp đưa tế bào này vào trạng thái kháng virus.

Cơ thể của bạn có nhiều lớp bảo vệ để chống lại virus. (The Epoch Times)

Chất này được gọi là interferon. Interferon có khả năng cản trở quá trình sao chép của virus, phá vỡ protein, enzym và RNA của virus khiến virus không thể tồn tại trong những tế bào này.

Interferon ngăn cản quá trình sao chép của virus. (The Epoch Times)

Khi tìm hiểu sâu hơn, chúng ta sẽ biết rằng có nhiều loại tế bào miễn dịch khác, chẳng hạn như tế bào diệt tự nhiên (NK), đại thực bào và các tế bào lympho. Những tế bào sẽ giống như những người lính đặc công sở hữu các kỹ năng đặc biệt để chống lại virus.

Năm hàng rào của hệ miễn dịch bẩm sinh. (The Epoch Times)

Thậm chí khi đã nhiễm bệnh, nếu hệ miễn dịch của bạn vẫn còn đủ mạnh, bạn sẽ chỉ có những triệu chứng nhẹ và có thể nhanh chóng phục hồi.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports of Nature đã chứng minh rằng ở giai đoạn đầu của quá trình lây nhiễm, càng có nhiều interferon thì tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng nặng của COVID càng thấp.

Ngược lại, nếu một người có khả năng chống virus kém, thì virus sẽ có nhiều khả năng lây nhiễm vào tế bào, nhân lên và gây ra những tổn thương trong cơ thể người đó.

Hai trạng thái miễn dịch

Nhìn chung, có hai trạng thái đáp ứng miễn dịch khác nhau. Trong đó một trạng thái là khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả và trạng thái còn lại thì không.

Trạng thái đầu tiên là trạng thái kháng virus. Trạng thái này được đặc trưng bởi khả năng miễn dịch kháng virus mạnh bởi các tế bào miễn dịch có thể tiết ra interferon để tiêu diệt virus. Trạng thái thứ hai là trạng thái viêm mạn tính toàn thân. Trạng thái này sẽ khiến con người dễ bị nhiễm virus.

Có hai trạng thái sẽ quyết định việc có bị mắc bệnh hay không của một người: trạng thái kháng virus và trạng thái viêm mạn tính toàn thân. (The Epoch Times)

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Medicine đã tóm tắt các nguyên nhân gây ra hiện tượng viêm mạn tính và hậu quả của tình trạng này. Một số yếu tố thường gặp nhất là ít vận động thể chất, béo phì, chế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, sự cô lập về mặt xã hội, căng thẳng tâm lý và chất lượng giấc ngủ kém.

Các nguyên nhân gây viêm mạn tính toàn thân có thể dẫn đến các triệu chứng nặng của COVID. (The Epoch Times)

Suy nghĩ tích cực có thể thúc đẩy khả năng miễn dịch chống virus

Khi nói đến việc tăng cường khả năng miễn dịch, người ta thường nghĩ đến việc cải thiện chế độ dinh dưỡng hoặc tạo ra kháng thể.

Những yếu tố trên rất quan trọng; tăng cường dinh dưỡng và tập thể dục chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích. Nhưng đồng thời, vẫn có những cách khác có thể giúp tăng cường khả năng chống virus của cơ thể chúng ta.

Mỗi người đều có những cảm xúc, suy nghĩ, tính cách và trạng thái tinh thần khác nhau. Mọi người đều nghĩ rằng suy nghĩ của chúng ta là vô hình. Nhưng trên thực tế, chúng cũng có những tác dụng vật chất. Khoa học đã chứng minh được điểm này. Trầm cảm, lo âu, căng thẳng, tức giận và sợ hãi đều có những tác động sinh lý đã được tìm hiểu và chứng minh rõ ràng. Những trạng thái tâm lý này có thể ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hóa trong cơ thể chúng ta, từ việc sản xuất hormone cho đến việc cảm nhận cơn đau. Cảm xúc tích cực cũng sẽ có những tác động tương ứng, mặc dù chúng có thể bị xen lẫn với nhiều điều khác.

Trong tâm lý học, có hai khái niệm về hạnh phúc: đó là hedonic và eudaimonic. Hedonic là hạnh phúc đạt được thông qua trải nghiệm vui vẻ như ăn một bữa ăn ngon. Eudaimonic là trạng thái hạnh phúc đến từ việc đạt được mục đích và ý nghĩa, chẳng hạn như việc nuôi dạy một đứa trẻ. Hạnh phúc kiểu hedonic thường chỉ thoáng qua. Loại hạnh phúc này có thể khiến chúng ta theo đuổi những kích thích gây ra nó, chẳng hạn như thức ăn ngon, hoặc theo đuổi những thú vui như xem phim hoặc uống rượu. Ngược lại hạnh phúc kiểu Eudaimonic thường lâu dài hơn vì nó bắt nguồn từ những trải nghiệm hoặc những khía cạnh quan trọng trong tính cách của chúng ta.

Một nghiên cứu được công bố trên PNAS - một tạp chí hàng đầu vào năm 2013, đã phát hiện rằng những người có xu hướng theo đuổi công lý và các mục tiêu cao cả (eudaimonic) có biểu hiện gen interferon cao hơn, khả năng tạo ra kháng thể cao hơn và sự biểu hiện của gen viêm mạn tính thấp hơn đáng kể.

Tác động của hạnh phúc kiểu hedonic và kiểu eudaimonic với khả năng miễn dịch. (The Epoch Times)

Thêm vào đó, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Opinion in Psychology năm 2015 của Đại học Harvard và Đại học California - Berkeley, những người có tấm lòng lương thiện sẽ ít bị nhiễm virus hơn. Đó là bởi vì khả năng đáp ứng cortisol của những người nói dối cao hơn đáng kể so với những người nói thật. Và khả năng đáp ứng cortisol càng cao thì nồng độ hormone gây căng thẳng trong cơ thể lại càng dễ tăng lên.

Corticosteroid và cortisol có tác dụng ức chế tế bào miễn dịch và có thể cản trở khả năng chống lại virus của cơ thể. Do đó, những hành vi không trung thực sẽ có thể làm suy giảm khả năng kháng lại virus của chúng ta.

Trung thực giúp làm giảm căng thẳng và tăng cường khả năng miễn dịch. (The Epoch Times)

Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã phát hiện rằng những người theo đuổi mục đích sống có chức năng và khả năng hoạt động của tế bào diệt tự nhiên mạnh mẽ hơn.

Theo đuổi mục đích sống giúp tăng cường hệ miễn dịch. (The Epoch Times)

Trung tâm bệnh Alzheimer Rush thuộc Khoa Khoa học Hành vi và Khoa học Thần kinh tại Trung tâm Y tế Đại học Rush ở Chicago đã thực hiện một nghiên cứu về những yếu tố quyết định đối sức khỏe và tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi trong cộng đồng tại Hoa Kỳ.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng việc có nhận thức rõ ràng về mục đích sống giúp phòng ngừa một cách hiệu quả các sự kiện có thể gây tử vong. Một người có điểm số cao trên thước đo mục đích sống giảm 43% nguy cơ tử vong so với người có điểm số thấp. Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện ý thức về mục đích sống của mỗi người có thể góp phần bảo vệ sức khỏe và cứu sống tính mạng của chúng ta.

Xây dựng một mục tiêu sống giúp làm giảm nguy cơ tử vong. (The Epoch Times)

Các bằng chứng khoa học đã chứng minh rằng suy nghĩ, tư duy và tiêu chuẩn đạo đức của chúng ta có thể ảnh hưởng đến gen cũng như chức năng của các tế bào miễn dịch, đồng thời ảnh hưởng đến nồng độ hormone và toàn bộ khả năng miễn dịch chống lại virus của chúng ta.

Như vậy, suy nghĩ của chúng ta có thể ảnh hưởng đến việc liệu chúng ta có bị nhiễm bệnh khi dịch bệnh xảy ra hay không, cũng như việc liệu chúng ta có bị nặng sau khi nhiễm bệnh hay không.

Trong văn hóa truyền thống, những người lương thiện, vị tha, trung thực, có trái tim điềm tĩnh và thái độ khiêm tốn thường sống khỏe mạnh hơn. Bây giờ chúng ta đã hiểu rằng đó là vì họ có thể tạo ra lượng interferon cao hơn, chức năng của tế bào NK mạnh hơn và khả năng miễn dịch kháng virus cũng mạnh hơn. Những người như vậy sẽ ít bị nhiễm virus hơn.

Những người có các phẩm chất này thường có tâm trí ổn định và sức khỏe tinh thần cũng tốt hơn. Họ sẽ không dễ lo lắng, chán nản hay có những cảm xúc tiêu cực và khó chịu.

Tôi có một người bạn có đức tin, tốt bụng, thường tình nguyện giúp đỡ những người khác. Người này đã ở khu COVID hàng ngày trong suốt thời kỳ đại dịch nhưng cô ấy chưa bao giờ bị nhiễm COVID-19. Tôi còn có nhiều người bạn khác giống như cô ấy và những người này cũng chưa từng nhiễm bệnh trong suốt trận dịch vừa qua.

Trong đợt bùng phát dịch bệnh COVID gần đây ở Trung Quốc, đã có một số lượng bất thường các quan chức cấp cao của ĐCSTQ qua đời với nghi ngờ bị nhiễm COVID-19. Là những quan chức cấp cao của Trung Quốc, họ chắc chắn sẽ được hưởng những dịch vụ chăm sóc y tế tiên tiến nhất, đồng thời họ còn nguồn thực phẩm, những chất dinh dưỡng và thực phẩm bổ sung tốt nhất. Vậy tại sao họ vẫn chết trong làn sóng dịch bệnh này?

Tất cả chúng ta đều biết về những tin giả và tuyên truyền dối trá tại Trung Quốc đại lục. Trong đó bao gồm cả việc che đậy và giấu diếm những dữ liệu về dịch bệnh COVID-19, đàn áp những người tố cáo cũng như đàn áp những người dám nói lên sự thật.

Các quan chức cấp cao ở Trung Quốc - không phải tất cả, nhưng rất nhiều người trong số đó - đã không nói thật với người khác. Hoặc họ thực hiện việc che đậy hoặc họ giúp cho việc che đậy và bưng bít thông tin. Từ góc độ sinh học, có thể thấy rằng nồng độ hormone căng thẳng trong cơ thể họ có thể sẽ cao hơn nhiều so với những người không có sự căng thẳng của việc không trung thực. Nếu họ liên tục sống trong trạng thái đó, sự tăng cao trường diễn của các hormone căng thẳng sẽ gây tổn hại lớn đến khả năng miễn dịch của họ.

Những quan chức này không đặt hạnh phúc của người dân Trung Quốc lên trước lợi nhuận hay quyền lực. Do đó, mức độ biểu hiện gen interferon ở các tế bào miễn dịch của họ cũng sẽ thấp hơn so với những người biết chăm sóc người khác.

Nếu những quan chức này có đạo đức tốt hơn và một tấm lòng nhân hậu hơn, có thể họ sẽ ít bị nhiễm virus hoặc ít có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn.

Tục ngữ Trung Quốc có câu: “Bệnh tật là do bảy phần tinh thần ba phần bệnh”. Trong thời kỳ đại dịch, bên cạnh việc giữ một cơ thể khỏe mạnh thì việc duy trì đạo đức lương thiện và nhân hậu để hỗ trợ hệ miễn dịch cũng sẽ rất quan trọng.

(Bài đăng trên The Epoch Times - Epoch Health của đồng tác giả: Yuhong Dong.

Yuhong Dong: Tiến Sĩ - Bác sĩ Y khoa, bà có bằng Tiến sĩ về các bệnh truyền nhiễm ở Trung Quốc, là giám đốc khoa học và đồng sáng lập của một công ty công nghệ sinh học ở Thụy Sĩ. Bà còn là cựu chuyên gia khoa học y tế cấp cao về phát triển thuốc kháng vi-rút tại Novartis Pharma ở Thụy Sĩ.)

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times. Epoch Health hoan nghênh các cuộc thảo luận chuyên môn và tranh luận thân thiện. Để gửi ý kiến, vui lòng làm theo những hướng dẫn này và gửi qua biểu mẫu của chúng tôi tại đây.

Theo The Epoch Times - Epoch Health tiếng Anh
Song Hoài biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao một số người không bao giờ bị nhiễm COVID-19?