Tại sao nam giới dễ nhiễm Covid-19 và có tỷ lệ tử vong cao hơn nữ?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà bệnh lý học hầu hết đều cho rằng nguyên nhân căn bản nhất chính là sự khác biệt về sinh lý giữa nam và nữ...

Kể từ khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát vào tháng 12 năm ngoái tính đến nay đã được 3 tháng, số người nhiễm bệnh trên toàn cầu càng ngày càng tăng khiến lòng người bất ổn. Ngoài Trung Quốc thì Hàn Quốc, Ý và Iran là những nước là những nước có tốc độ lây nhiễm virus nhanh nhất và có tình hình dịch bệnh nghiêm trọng nhất hiện nay.

Đồng thời các nhà dịch tễ học toàn cầu đã dựa vào con số 44.000 ca nhiễm virus mà chính quyền Trung Quốc đưa ra để tiến hành nghiên cứu. Sau khi phân tích họ đã tổng kết được một số đặc điểm cần lưu ý như sau:

Nhóm người trên 80 tuổi có tỷ lệ tử vong cao nhất

Từ số liệu hiện có cho thấy:

Tỷ lệ tử vong của nhóm người này lên tới 15%, trong khi tỷ lệ tử vong của nhóm tuổi dưới 10 tuổi là 0%.

Đồng thời, nếu họ đã từng mắc các bệnh khác, chẳng hạn như với bệnh nhân mắc bệnh tim lại bị nhiễm COVID-19 thì tỉ lệ tử vong là 10%. Một phát hiện khác đáng chú ý là tỷ lệ tử vong của nam giới bị nhiễm bệnh dường như cao hơn phụ nữ. Nguyên nhân ở đây là gì?

Sự khác biệt phổ thông

Theo số liệu Trung Quốc công bố, trong 6 tuần đầu tiên diễn ra dịch bệnh, tỷ lệ nam-nữ nhiễm bệnh là tương đương, tuy nhiên 6 tuần sau đó đã xuất hiện sự chênh lệch rõ rệt.

Tỷ lệ tử vong do virus Covid-19 ở nữ giới là 1,7%, trong khi ở nam giới là 2.8%.

Giải thích cho sự khác biệt này, chúng ta có thể kể đến thói quen sống khác nhau giữa hai giới, chẳng hạn đàn ông không coi trọng và làm tốt việc rửa tay như phụ nữ. Điều này có khả năng ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm bệnh, nhưng vẫn không thể giải thích được sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ tử vong giữa nam và nữ.

Thêm một yếu tố không thể bỏ qua là phần lớn đàn ông Trung Quốc hút thuốc, và hút thuốc sẽ làm suy yếu khả năng miễn dịch cũng như chức năng phổi của chúng ta, điều này sẽ khiến các loại virus có nhiều cơ hội để xâm nhập cơ thể hơn.

Sự khác biệt "lặp lại"

Ngoài hai nguyên nhân trên, các nhà bệnh lý học hầu hết đều cho rằng nguyên nhân căn bản nhất chính là sự khác biệt về sinh lý giữa nam và nữ. Xu hướng khác biệt này đã thể hiện rõ trong hai đại dịch SARS và MERS - đều do chủng virus Corona gây ra.

Trong đại dịch SARS năm 2003, tỷ lệ tử vong của nam giới cao hơn 50% so với nữ giới. Còn với hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) năm 2012 thì tỷ lệ chênh lệch này là 25%. Trong các thí nghiệm khác, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chuột đực bị nhiễm Coronavirus chậm hơn chuột cái và cũng mất nhiều thời gian hơn để phục hồi.

Tuy nhiên không phải hệ thống miễn dịch càng mạnh thì càng tốt, mạnh quá cũng có nhược điểm của nó, bởi vì nó có thể dẫn đến các phản ứng miễn dịch bất lợi mạnh mẽ hơn. Ví dụ, bệnh nhân mắc các bệnh tự miễn, chẳng hạn như viêm khớp, chủ yếu là nữ.

Đồng thời, sự khác biệt giữa hệ thống miễn dịch của nam và nữ cũng có thể giải thích tại sao khi nam giới mắc bệnh cảm (hội chứng 'cúm đàn ông' hay man flu), họ thường phàn nàn về mức độ khó chịu cũng như tính nghiêm trọng của các triệu chứng nhiều hơn.

Bởi vì virus gây ra chứng cảm lạnh thông thường cũng là một loại Coronavirus, bệnh nhân nam có thể không cố ý ‘làm to chuyện’ để có được sự đồng cảm từ người khác nhưng các triệu chứng cảm mạo của họ có thể thực sự nghiêm trọng.

Hoàng Hoa
- Theo Secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao nam giới dễ nhiễm Covid-19 và có tỷ lệ tử vong cao hơn nữ?