Tại sao người ta đi tiểu đêm nhiều hơn ở tuổi già?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhiều người cao tuổi gặp rắc rối với vấn đề tiểu đêm. Tuy nhiên, số lần đi vệ sinh vào ban đêm đồng nghĩa với tình trạng bệnh lý, đôi khi rất có thể là do họ đã uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ.

Sau khi máu đến thận của cơ thể, đầu tiên nó sẽ được lọc bởi cầu thận để tạo ra nước tiểu ban đầu. Cầu thận có thể ngăn cản một số chất lớn hơn trong máu đi vào nước tiểu ban đầu, chẳng hạn như hồng cầu (nếu hệ thống lọc cầu thận có vấn đề khi bị viêm thận có thể khiến hồng cầu đi vào nước tiểu, dẫn đến trong tiểu máu).

Khi này, các ống thận xử lý nước tiểu ban đầu ở một mức độ nhất định, và tái hấp thu 99% lượng nước cùng một số chất trong nước tiểu ban đầu trở lại cơ thể người, nước tiểu ban đầu được cô đặc lại để tạo thành nước tiểu.

Sau đó, nước tiểu được vận chuyển đến bàng quang thông qua niệu quản.

Bàng quang thường được gọi là niệu quản, là một cấu trúc rỗng, chức năng của nó về cơ bản là để chứa nước tiểu. Nhờ có bàng quang, nên dù cơ thể sản xuất nước tiểu liên tục, nhưng chúng ta cũng không cần phải tiểu tiện mọi lúc mọi nơi.

Trong bàng quang có một cơ được gọi là cơ vòng, có thể xem nó như vòi nước, thường đóng lại nhưng sẽ mở ra khi chúng ta cần đi tiểu. Bàng quang thường có thể chứa vài trăm ml nước tiểu.

Bây giờ chúng ta hãy nói về lý do tại sao chứng tiểu đêm tăng lên ở người cao tuổi. Trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân sinh lý nào khiến chứng tiểu đêm ở người già ngày càng gia tăng?

Nguyên nhân sinh lý làm tăng chứng tiểu đêm ở người già

1. Uống nhiều nước trước khi đi ngủ

Trước khi đi ngủ nếu một người uống quá nhiều nước, trà, rượu, hoặc hấp thụ thức ăn có hàm lượng nước cao như cháo, dưa hấu… thì dù ở bất kỳ độ tuổi nào, họ đều sẽ bị tiểu đêm nhiều hơn, miễn là uống nhiều nước thì sẽ gặp tình trạng này.

2. Suy giảm chức năng thận

Thận của một người già dù không có bệnh tật, thì nó vẫn không thể sánh bằng người trẻ. Do đó, khả năng hấp thụ của thận có thể bị giảm sút dẫn đến lượng nước tiểu tăng lên, từ đó làm gia tăng chứng tiểu đêm.

3. Sức mạnh cơ vòng bàng quang không đủ

Cơ vòng bàng quang của người cao tuổi không đủ khỏe để giữ lại lượng lớn nước tiểu như trước.

Ngoài ra, cơ bàng quang sẽ teo đi theo thời gian, khiến nó không thể thải bỏ hết hoàn toàn nước tiểu bên trong; hay nói cách khác, bàng quang của người già vẫn giữ lại một phần nước tiểu bên trong sau mỗi lần họ tiểu tiện.

4. Phì đại tuyến tiền liệt nam

Nam giới lớn tuổi về cơ bản không thể thoát khỏi số phận bị phì đại tuyến tiền liệt.

Sau khi tuyến tiền liệt bị phì đại thì việc tiểu tiện sẽ gặp nhiều khó khăn. Những lúc thế này, cứ mỗi lần tiểu tiện xong có thể sẽ đọng lại một ít nước tiểu trong bàng quang, khiến họ phải đi vệ sinh thường xuyên hơn.

Nguyên nhân bệnh lý làm tăng chứng tiểu đêm

1. Viêm hệ tiết niệu

Tình trạng viêm nhiễm hệ tiết niệu có thể dẫn đến chứng tiểu đêm nhiều hơn. Ngoài ra, người bệnh còn có thể có các triệu chứng liên quan đến tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu khó, số lượng tiểu mỗi lần tương đối ít.

2. Bệnh thận

Suy thận xuất hiện tương đối sớm, lượng nước tiểu của bệnh nhân lúc đầu tăng lên, sau đó sẽ giảm xuống. Bệnh nhân thậm chí có thể bị phù, đau thắt lưng, buồn nôn và các triệu chứng liên quan đến chán ăn.

Đặc biệt những bệnh nhân cao huyết áp, tiểu đường, sỏi đường tiết niệu càng cần phải cẩn thận; vì những bệnh này có thể dẫn đến biến chứng làm tổn thương cơ thể và thận, cuối cùng dẫn đến suy thận.

3. Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến tăng tiểu đêm, một đặc điểm của bệnh tiểu đường là uống nhiều (do thường xuyên khát nước) và tiểu nhiều.

4. Bệnh bàng quang

Có những tổn thương chiếm chỗ trong bàng quang (hay còn gọi là lao bàng quang) dẫn đến giảm dung tích của bàng quang, đồng thời khiến nó không đủ khả năng dự trữ nước tiểu.

5. Bệnh tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt bị tổn thương, người bệnh đi tiểu khó, có hiện tượng tiểu không hết.

Người già khi thức đêm phải chú ý 3 điểm này

1. Không ngồi dậy ngay khi vừa thức

Đừng vội vàng ngồi dậy ngay sau khi thức, người già nên nằm nghỉ ngơi vài giây rồi từ từ ngồi dậy để tránh trường hợp không cung cấp đủ máu lên não đột ngột, có thể gây ngất xỉu.

2. Tránh vấp ngã

Lối đi từ phòng ngủ đến nhà vệ sinh cần được thông thoáng để tránh vấp ngã, và tốt nhất là có đủ ánh sáng.

3. Giữ ấm vào ban đêm

Khi thức dậy vào ban đêm trong mùa đông, bạn cần chú ý đến độ ấm của cơ thể. Ngoài ra, đừng nhịn tiểu khi còn trẻ, bạn có thể tập thêm các bài tập vận động nhẹ nhàng. Nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu, cần tiến hành điều trị liên quan càng sớm càng tốt.

Bảo Vy
Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao người ta đi tiểu đêm nhiều hơn ở tuổi già?