Tại sao nói thực phẩm là thông điệp của cuộc sống?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đã có những nghiên cứu cho thấy thực phẩm có khả năng thay đổi cả DNA; nhưng bắt đầu từ đâu để có thể đi sâu vào phát hiện mang tính đột phá này?…

“Có thực mới vực được đạo” - câu này tuy chưa hẳn đã chính xác, nhưng cũng cho thấy con người vẫn luôn coi đồ ăn là một tiền đề của cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta vẫn hiếm khi đánh giá đúng sức mạnh thực sự của thực phẩm.

Thực phẩm không chỉ là nguồn năng lượng sống, không chỉ là những khối kiến trúc để xây dựng bộ máy của cơ thể - như thông thường chúng ta đều biết. Những khám phá của khoa học mới đây đã tiết lộ: thức ăn là những nguồn thông tin đầy quyền năng.

Hình ảnh đồ ăn luôn quẩn quanh trong tâm trí mỗi khi cơn đói cồn cào ập tới, nhưng chúng nhanh chóng biến mất khi dạ dày được chủ nhân chăm sóc đầy đủ. Tuy nhiên, khi trở thành một đối tượng nghiên cứu lặp đi lặp lại hàng ngày, thì thực phẩm lại bị coi là một chủ đề nhàm chán.

Điều này trở nên rõ ràng hơn khi món ăn được gắn cho một ý nghĩa thiêng liêng như trong các nền văn minh thời cổ đại; hay như trong các nghi lễ hiện nay của Công giáo: chiếc bánh bột mì trắng được tôn kính như một phần thân thể của đức Kitô (Thánh Thể) và còn được gọi là Bánh Thánh.

Chiếc Bánh Thánh được tôn kính là một phần thân thể của đức Kitô (Thánh Thể) - thường làm bằng bột mì hoặc bột lúa mạch, không lên men, bánh hình tròn cỡ đồng xu và rất dễ tan trong miệng... (lininha_bs/Pixabay)

Thế nhưng, trong một nghiên cứu trước đây khi tìm hiểu về mặt tối của lúa mì, tôi nhận ra: thực phẩm là một trong những chủ đề hấp dẫn và quan trọng nhất của cuộc sống. Con người xoay sở đủ cách để tìm hiểu thức ăn, nhưng nếu không hiểu được bản chất và những ảnh hưởng sâu sắc của thực phẩm tới ý thức, chúng ta sẽ mãi mãi không bao giờ hiểu được bản ngã và vận mệnh của bản thân.

Xem thêm: Sử dụng thực phẩm đúng mùa theo Y học cổ truyền Trung Hoa

Sao chúng ta lại tới đây?

Những khái niệm phương Tây hiện đại cho rằng: thực phẩm là phụ phẩm được sinh ra theo quá trình thế tục hóa mạnh mẽ diễn ra đã hàng thế kỷ. Ngày nay, thực phẩm chủ yếu được biết tới như một thứ hàng hóa với giá trị kinh tế, và một thứ vật chất với giá trị về dinh dưỡng.

Giá trị dinh dưỡng của thức ăn được định lượng thông qua sự xuất hiện của các chất dinh dưỡng dạng thô và dạng vi chất - tính theo khối lượng riêng, hoặc tính theo lượng calo mà chất béo tạo ra.

Linh hồn của thực phẩm đã bị xóa nhòa trong quá trình định lượng nghiêm ngặt trên. Không ai còn cho rằng thực phẩm sở hữu một sinh lực sống - điều này khiến chúng trở nên kém thiêng liêng hơn. Trong khi đó, nghĩa gốc của “thiêng liêng” (sacred) là “thánh thiện” hay “trong sạch” (holy); còn nghĩa gốc của “holy” là có liên kết tới “chữa lành”, “vẹn toàn” và “sức khỏe” - Những nội hàm này chỉ ra rằng: thức ăn có khả năng khiến cho con người trở nên trọn vẹn/nhất thể và khỏe mạnh.

Thực phẩm nuôi nấng con người trên mọi khía cạnh

Nếu coi những nhận định “thiêng liêng” hay “vẹn toàn” về thực phẩm là thiếu cơ sở khoa học, hãy thử cùng nhìn lại những trải nghiệm đầu tiên mà tạo hóa ban cho con người về “thực phẩm” (nếu bạn may mắn không phải bú bình với sữa công thức):

Đứa trẻ bú sữa mẹ là hình thức hấp thụ đồng thời cả dinh dưỡng và vật chất, nhiệt và cảm xúc, di truyền và tinh thần. Vậy tại sao lại hạ cấp thực phẩm thành một chất hóa sinh?

Đào sâu hơn, chúng ta phát hiện những chủ đề về thức ăn thường liên quan chặt chẽ với não bộ. Đề tài này bắt đầu từ những hành động đơn giản trong việc ăn uống, dù là nhỏ nhất - mặc dù theo một cách hơi khác.

Mối quan hệ diễn ra trong đầu bạn nói trên được gọi là “pha não” - được thí nghiệm khi bạn thả mình trải nghiệm các món ăn. Ngon hay không ngon? Vừa lòng hay không vừa lòng? Những cảm xúc cá nhân này ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động sinh lý của việc tiêu hóa và đồng hóa thức ăn.

Một đồng nghiệp của tôi, anh Marc David đã dành nhiều năm trời để thức tỉnh mọi người về những ảnh hưởng của quá trình tuyệt vời này. Bởi ngay từ đầu, thực phẩm đã vượt ra khỏi giới hạn của môi trường hóa lý cùng những quan sát giản đơn.

Các hiệu ứng giả dược gây hại và vô hại (nocebo và placebo) không chỉ gây những tác động mạnh mẽ trong y học lâm sàng, mà còn có thể áp dụng trong lĩnh vực dinh dưỡng. Thật khó để chối bỏ tầm quan trọng của dinh dưỡng về khía cạnh tinh thần - ấn tượng lần đầu tiên khi thử món ăn ngon, những cảm xúc biết ơn khi được chia sẻ đồ ăn lúc khốn khó.

Những điều này đã bị đánh mất bởi những nỗ lực cố định trong hóa học hay những thuyết tối giản của khoa học thực phẩm.

Thế nhưng, chúng ta vẫn cứ mong muốn trả lời những câu hỏi kiểu cách khoa học: Làm sao thực phẩm có thể khiến chúng ta trọn vẹn? Làm thế nào mà trình tự sắp xếp của các nguyên tử lại sở hữu một quyền năng tinh vi để duy trì giống loài của chúng ta? Hay tại sao chúng ta vẫn chưa trả lời được những câu hỏi thô sơ nhất có từ thời cổ đại - ví dụ như phép lạ về cách mà bánh mì được biến thành máu và cơ bắp?

Có lẽ, những thông tin (và hiểu biết) về thực phẩm sẽ giải thích được một số bí ẩn. Nhưng xét cho cùng, thông tin (information) nghĩa đen là “đưa ra một cái khung (form) vào trong (in)...”. Lối nhìn nhận này sẽ bổ sung thêm chiều sâu và sắc thái cần thiết cho các khái niệm dinh dưỡng thông thường - nơi thực phẩm vẫn được coi là một khối các phân nguyên tử “vô hồn” và không có gì thú vị…

...Còn tiếp (Hết phần I)

Trọng Nguyên
- Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao nói thực phẩm là thông điệp của cuộc sống?