Tại sao nước mũi có màu xanh? Sự thật thú vị về chất nhầy, mũi và thuốc xịt

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mũi thực hiện các chức năng quan trọng hàng ngày trong cuộc sống, nhưng chúng ta thường chỉ chú ý tới nó khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bệnh tật, chẳng hạn như cảm cúm hoặc cảm lạnh…

Khứu giác hoạt động khi mũi hít các phân tử hóa học và chúng tiếp xúc với cơ quan cảm giác được gọi là “hành khứu giác” ở vòm khoang mũi. Chức năng chính khác của [mũi] là làm ấm và làm ẩm không khí đi vào phổi (điều hòa không khí), đồng thời loại bỏ các hạt và virus không mong muốn lơ lửng trong không khí (lọc).

Nhưng xoang là gì? Tại sao nước mũi có màu vàng hoặc xanh? Âm thanh “ù ù” trong tai phát ra từ đâu? Làm thế nào để biết bạn đã xịt mũi đúng cách hay chưa?

Giải phẫu hệ thống mũi

Khoang mũi bên trong lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta thấy bên ngoài.

Các hốc kép kéo dài lên và quay ngược lại từ lỗ mũi, đồng thời có nhiều nếp gấp xương (được gọi là cuống mũi) tạo ra diện tích bề mặt lớn hơn (150cm vuông), khiến khoang mũi trở thành một bộ lọc và điều hòa không khí hiệu quả.

Turbinate (một cấu trúc nhiều lớp phức tạp) cũng tạo ra sự nhiễu loạn của luồng không khí, khiến khoảng 80% các hạt lơ lửng bị lọc khi chúng chạm vào da của khoang mũi.

Mũi có nguồn cung cấp máu rất phong phú ngay dưới lớp niêm mạc da, đóng vai trò điều hòa nhiệt độ. Nó có thể làm tăng hoặc giảm nhiệt nhanh chóng nhờ các dây thần kinh kiểm soát sự giãn nở hoặc co thắt của các mạch máu.

Có một số khoang với các kết nối thông qua các ống hẹp đến khoang mũi. Đó là bốn bộ xoang (hốc) trong xương mặt và khoang tai giữa.

Các ống thính giác hoặc ống Eustachian kết nối khoang tai giữa với mặt sau của mũi dưới, phía trên amidan và adenoids. Các ống Eustachian nhỏ và đóng lại khi nghỉ ngơi. Nhưng nếu áp suất trong tai giữa thấp hơn hoặc cao hơn so với áp suất bên ngoài, chúng sẽ “mở” khi không khí tràn qua. Đôi khi bạn có thể nghe thấy những âm thanh khác như tiếng rít hoặc tiếng lạo xạo khi ống bị mở ra và đóng lại, chẳng hạn như khi chúng ta nuốt.

Khi mũi bị nghẹt, các ống nối tai và xoang cũng có thể bị tắc, gây đau do áp lực tích tụ.

Những chất nhầy và dính trong mũi

Các đoạn chính của đường hô hấp trên được lót bằng một màng nhầy cũng chứa các tế bào cốc sản xuất chất nhầy.

Chất nhầy (mà chúng ta thường gọi là “nước mũi”) là nguồn cung cấp độ ẩm chính để làm ẩm không khí mà chúng ta hít vào. Nó cũng bẫy các hạt nhỏ hơn như phấn hoa hoặc khói. Các cấu trúc giống như lông được gọi là lông mao lót màng nhầy và vận chuyển các hạt bị mắc kẹt trong chất nhầy ra khỏi mũi.

Cilia (các cấu trúc giống lông) di chuyển 10 đến 12 lần mỗi giây, đẩy chất nhầy với tốc độ một milimet mỗi phút.

Chất nhầy có khoảng 95% nước, 3% protein (bao gồm cả chất nhầy và kháng thể), và 1% muối, cùng với các chất khác. Các sợi chất nhầy hình thành các liên kết ngang để trở thành một loại gel đàn hồi, dính. Mũi tạo ra hơn 100ml nước mũi trong suốt một ngày (ít hơn khi ngủ). Nó mang các tế bào chết, bụi và mảnh vụn khác đến dạ dày để tái chế.

Chất nhầy hỗ trợ chống nhiễm trùng khi các tế bào bạch cầu và kháng thể được bài tiết vào nó và tăng thể tích để loại bỏ nhiễm trùng, chất kích thích hoặc chất gây dị ứng. Chất nhầy dạng nước, chẳng hạn như do dị ứng hoặc trong những ngày đầu tiên nhiễm virus, có xu hướng thoát ra ngoài qua lỗ mũi (“chảy nước mũi”).

Chất nhầy dày hơn có xu hướng thoát ra phía sau khoang mũi vào cổ họng, di chuyển nhờ hoạt động của lông mao.

Màu sắc của nước mũi

Chất nhầy có tương đối nhiều màu, có thể khiến một số người lo lắng.

Nó có thể có màu cam và nâu nếu có một ít máu trong đó. Màu vàng và xanh lá cây đến từ các tế bào bạch cầu (leucocytes) chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn và virus. Màu sắc càng nổi bật khi chất nhầy “dính xung quanh” càng lâu, vì vậy, nước mũi buổi sáng của bạn có thể có màu sáng hơn so với thời gian sau đó trong ngày.

Một quan niệm sai lầm phổ biến là chất nhầy màu xanh lá cây cho thấy nhiễm trùng do vi khuẩn và cần điều trị bằng kháng sinh. Nhưng hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên (kể cả có đờm xanh) đều tự khỏi dù có dùng kháng sinh hay không.

Các nghiên cứu lặp đi lặp lại cho thấy, khoảng 80% bệnh nhân bị nhiễm trùng xoang đã hồi phục mà không cần dùng kháng sinh.

Cách xịt mũi đúng

Mục đích chính của việc điều trị khi bạn bị cảm lạnh, cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên là làm giảm các triệu chứng. Thuốc xịt mũi có thể cung cấp liều lượng hiệu quả đến nơi cần thiết với ít tác dụng phụ.

Mũi bị nghẹt do nhiễm virus cấp tính được điều trị tốt nhất bằng thuốc xịt thông mũi, an toàn để sử dụng trong ít nhất bảy ngày. Chúng hoạt động bằng cách co thắt các mạch máu bị sưng và giảm sản xuất chất nhầy dư thừa.

Tuy nhiên, chúng cũng làm chậm hoạt động của lông mao, làm chậm quá trình đào thải chất nhầy và làm cho chất nhầy trở nên dính hơn. Xịt thường xuyên bằng dung dịch muối (nước muối) có thể rửa sạch chất nhầy và kích thích lông mao hoạt động hiệu quả hơn.

Sử dụng thuốc xịt mũi không đơn giản chỉ là đưa nó lên mũi và bơm. Đây là cách làm đúng:

  • Giữ tư thế thẳng đứng với đầu hơi nghiêng về phía trước.
  • Giữ bình xịt mũi trong tay bằng ngón tay cái ở đáy chai, ngón trỏ và ngón giữa ở trên cùng.
  • Đưa đầu bình xịt vào một bên lỗ mũi, nhẹ nhàng dùng tay bịt lỗ mũi còn lại.
  • Bóp ống bơm bằng ngón trỏ và ngón giữa rồi hít vào từ từ, vừa đủ để giữ thuốc ở đúng vị trí.
  • Sử dụng tay phải để xịt vào lỗ mũi bên trái, hướng vòi xịt về phía tai trái. Lặp lại ở phía bên kia.

Theo David King từ The Epoch Times
Bảo Vy



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao nước mũi có màu xanh? Sự thật thú vị về chất nhầy, mũi và thuốc xịt