Tại sao than vãn, phàn nàn gây ra đau khổ, kém minh mẫn, và bất an?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Những ai hay than vãn, phàn nàn về người quản lý cũng thường hay phàn nàn về đồng nghiệp hoặc nhân viên làm thuê. Họ cũng phàn nàn về vợ con, về cả thời tiết và giao thông, các dịch vụ nhà hàng, hay cả nền kinh tế và tổng thống cũng không ngoại lệ…

Khi than vãn, phàn nàn đã thường trực trong tâm trí, nó bẻ cong quan niệm của chúng ta về cuộc sống. Hay như diễn viên hài Lily Tomlin từng nói đầy châm biếm: "Con người tạo ra ngôn ngữ để thỏa mãn ước vọng sâu xa là phàn nàn".

Trong cuốn sách với tựa đề “Những mối quan hệ không than vãn” (Complaint Free Relationships), bộ trưởng Will Bowen đã nhận xét: “Than vãn được tạo ra để con người ta trốn tránh trách nhiệm”. Những lời than vãn ngụ ý rằng: “Đó không phải việc của tôi. Tôi không cố lỗi. Tôi không phải chịu trách nhiệm”.

Chúng ta luôn có thói quen dừng lại ở lỗi lầm của người khác. Ví như khi nhà hàng phục vụ không đúng món đã gọi, tất nhiên bạn không cần phải chấp nhận nó; chỉ cần gọi bồi bàn đến và giải thích vấn đề là mọi chuyện sẽ được giải quyết, không việc gì phải nổi xung lên.

Tâm trí có một thói quen là bỏ qua sự thật đơn thuần để tiến vào lãnh địa của phàn nàn, để khuấy đảo những trải nghiệm của bạn và phóng đại những cảm xúc trên cơ thể.

Than vãn, phàn nàn khiến chúng ta kém minh mẫn

Chúng ta luôn than vãn, phàn nàn, chỉ để khẳng định rằng mình đang bất bình với hiện thực khách quan. Và lầm tưởng rằng, phàn nàn sẽ chấm dứt nếu bên ngoài thay đổi.

“Làm thế nào để tôi thay đổi họ?” đó là câu mà hỏi mà Bowen hay gặp phải khi tư vấn cho khách hàng.

Bowen thuật lại bí kíp của Norm Heyder, một người đàn ông kiên định luôn giữ vững lập trường của mình, luôn lắng nghe thấu cảm, làm cho người khác thổ lộ hết nỗi lòng, kể cả trong những “buổi nói chuyện đầy tranh chấp”. Quan điểm của Heyder là: “Cách duy nhất để thay đổi một người là phải thay đổi cách bạn nghĩ về người đó”.

Benjamin Franklin đã nói, “đưa ra một ví dụ hay là bài thuyết giáo tốt nhất”; hay như một câu ngạn ngữ đã nói: “nếu bạn muốn tẩy sạch toàn bộ thế giới, hãy bắt đầu quét sạch ngưỡng cửa nhà mình”.

Con người nghĩ họ đang giữ sợi dây liên hệ với những người khác khi họ thực sự kết nối được với suy nghĩ của mình về người đó.

Trong lúc suy nghĩ, chúng ta tự gán ghép ý nghĩa cho hành động của người khác. Bowen viết, “Thế giới bên ngoài phản chiếu ý nghĩa của chính chúng ta thông qua những lời tự sự logic”. Hành vi chúng ta nhìn thấy ở người khác, là do những kiến giải, trải nghiệm và bất an của chính mình tạo ra.

Con người lúc nào cũng phàn nàn bởi họ đang tự xem nhẹ bản thân. Do vậy, tâm trí thường chọn những động cơ tồi tệ nhất để chụp mũ cho người không quen biết và thậm chí cả những người thân cận nhất. Chúng ta nghĩ mình có quyền phàn nàn vì tâm trí luôn cố tình đổ lỗi cho hành động của người khác. Chúng ta quan niệm rằng: chỉ khi phàn nàn một cách giận dữ, bạn mới làm cho người kia chú tâm đến hậu quả hành động của họ, nhờ vậy họ sẽ dừng những hành động đang làm với chúng ta.

Khi không đưa cái tôi vào những lời tự thuật của tâm trí, thì những lời phàn nàn của chúng ta bỗng biến mất. Chúng ta sẽ tự lựa chọn việc mình phải làm, chẳng ai có thể bắt được ta phải than vãn.

Trong một báo cáo nghiên cứu, Bowen giải thích: “Bỏ đi nhân tố tiêu cực trong lời nói sẽ cải thiện quan hệ tốt hơn là đưa thêm những nhân tố tích cực vào trong mối quan hệ đó”. Nói cách khác, mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu những người xung quanh chúng ta được tặng những lời hay ý đẹp, điều này còn hơn cả tặng hoa!

Than vãn, phàn nàn làm tăng sự bất an

Trong một cuốn sách khác của Bowen có tên “Một thế giới không có lời than vãn” (A Complaint Free World), tác giả nhận xét: “Một trong những lý do chính mà chúng ta tán gẫu hoặc than vãn là để có cảm giác mình có vẻ cao hơn hay tốt hơn người khác: ‘Ít nhất tôi không xấu như ông A’. Khi tôi chỉ ra được lỗi của anh, điều đó ám chỉ rằng tôi không mắc lỗi đó, tức là tôi là người tốt hơn anh”.

Bowen viết: “Lời kêu gào áp chế người khác, trên thực tế lại chính là tiếng rên rỉ của sự bất an”. Than vãn… là cách nói khác của: “Xin hãy nói cho tôi biết rằng tôi vẫn ổn, vì ngay lúc này, hoặc trong lĩnh vực này của cuộc đời, tôi không tìm được cảm giác tự tin vào chính mình”.

Do vậy, Bowen viết tiếp: “một người bất an là một người nghi ngờ giá trị và tầm quan trọng của bản thân, nên họ biểu hiện ra là khoác lác và than vãn”. Họ toàn nói về thành công của mình với hy vọng nhận được sự tán thưởng trong ánh mắt của người nghe. Họ cũng kêu ca về những khó khăn của mình để nhận được sự cảm thông và đây là cách họ tự bào chữa khi không làm được điều mình mong muốn.

Nhưng trái lại, Bowen mô tả những người không phàn nàn là “người có lòng tự trọng tốt đẹp; người hiểu được điểm mạnh và chấp nhận điểm yếu của mình; người hài lòng với chính mình và không cần tự nâng cao bản thân trong con mắt người khác”.

Theo lý luận của Bowen, phàn nàn là phản ứng tự vệ chống lại cảm giác bất an, thể hiện khả năng thích nghi kém; phòng thủ càng nhiều, chúng ta càng cảm thấy bất an.

Phàn nàn đến từ sự so sánh

Cảm giác so bì vô tình đặt cảm xúc của chúng ta vào trạng thái bấp bênh; sẽ luôn có người tốt lên và có người tệ đi. Càng tập trung vào thổi phồng cái tôi của mình mà không chịu cải thiện hành vi và các mối quan hệ của bản thân, thì sự bất an của chúng ta sẽ gia tăng, và điều này chỉ khiến chúng ta lại than vãn nhiều hơn.

Làm thế nào để chấm dứt sự phàn nàn? - Nhận diện rõ ràng những cách phàn nàn của mình. Cần tỉnh táo hướng sự chú ý đến chỗ không có phàn nàn, ví dụ như hướng đến mặt tốt của ai đó mà ta ngưỡng mộ. Bowen nhận xét: “Những mặt tích cực này hiện vẫn còn đang ‘ngủ vùi’, nhưng nếu bạn tập trung tìm kiếm nó trong mình, nuôi dưỡng và vun trồng cho nó, và kiên nhẫn, thì bạn sẽ ‘khai quật' được nó lên bề mặt”.

Sự nhận thức ấy là liều “thuốc tẩy” khiến chúng ta sống có trách nhiệm hơn, khi sự phàn nàn được đánh bay, chúng ta sẽ chuyển được năng lượng tinh thần về phía những thay đổi tích cực.

Bary Brownstain là giáo sư danh dự thuộc khoa kinh tế và lãnh đạo của trường Đại học Baltimore. Ông là tác giả của cuốn sách “The Inner-Work of Leadership” (Thay đổi tư duy lãnh đạo), trong đó là chuyên luận của Barry về Mindset Shifts (Chuyển hướng tư duy). Bài viết được đăng lần đầu trên Intellectual Takeout.

Hiền Anh
- Theo The Epoch Times.

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

Tại sao than vãn, phàn nàn gây ra đau khổ, kém minh mẫn, và bất an?