Tại sao thử nghiệm lâm sàng chưa đủ khả năng đảm bảo thuốc có tác dụng?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Là một Dược sĩ, tôi cung cấp thuốc cho rất nhiều người. Nhưng bỗng một ngày tôi nhận ra: rất nhiều người trong số họ đang dùng thuốc mà hiệu quả rất thấp, hay thậm chí không chút tác dụng…

Thử nghiệm lâm sàng cung cấp dữ liệu chứng minh thuốc thử nghiệm có đạt hiệu quả điều trị như mong muốn hay không. Xét phương diện số đông, đây là một biện pháp tốt để xác định tính hiệu quả của thuốc. Tuy nhiên, khái niệm “số đông” này đã không tính đến sự khác biệt vốn có của từng cá thể - nghĩa là: mỗi bệnh nhân phản ứng với cùng một loại thuốc điều trị theo những cách hoàn toàn khác nhau.

Dựa trên hiểu biết ngày càng đầy đủ hơn về cấu trúc gen cùng các yếu tố khác như lối sống, chế độ ăn, môi trường của từng bệnh nhân; họ sẽ điều trị và sử dụng thuốc tùy thuộc vào mức độ hiểu biết về cách tác động của thuốc này đối với từng cá thể thay vì “số đông”.

Tuy nhiên, bác sỹ mới chính là người quyết định sẽ cho người bệnh dùng thuốc gì, vào lúc nào - tất cả đều hoàn toàn dựa trên những kết quả của thử nghiệm lâm sàng; và đôi khi đối với một số bệnh nhân, thuốc lại không hề có tác dụng.

Chỉ số đánh giá kết quả thử nghiệm lâm sàng

Dữ liệu thử nghiệm lâm sàng được tính theo xác suất khả thi. Hầu hết các thử nghiệm đối chứng so sánh thuốc thử nghiệm với một giả dược (placebo), hoặc một nhãn thuốc tương tự để đánh giá - có hay không có cơn đau tim, hoặc có xảy ra tác dụng phụ - kết quả được cộng gộp rồi đem so sánh.

Nguy cơ tuyệt đối là xác suất xảy ra tác dụng phụ ở một bệnh nhân. Ví dụ, nếu thử nghiệm trên cỡ mẫu 100 người và có 8 người bị lên cơn đau tim trong vòng 1 năm, thì nguy cơ tuyệt đối là 8/100 tương đương với 0,08 (hoặc 8%). Trong thử nghiệm, nếu xác suất này ở nhóm thuốc thử nghiệm là 0,03; và nhóm giả dược là 0,08 thì có thể nói: “giảm nguy cơ tuyệt đối” là 0,05 (hoặc 5%). Tuy nhiên, vẫn có nguy cơ xảy ra tác dụng phụ dù người đó có hay không sử dụng thuốc.

Nguy cơ tương đối được tính bằng cách chia Nguy cơ tuyệt đối của nhóm thử nghiệm cho Nguy cơ tuyệt đối của nhóm giả dược. Hiệu quả dùng thuốc (đã tính đến cả Nguy cơ nền - “giảm nguy cơ tương đối”) được tính bằng cách chia "Giảm nguy cơ tuyệt đối" cho nguy cơ tuyệt đối của nhóm giả dược. Tính theo công thức trên, thu được kết quả 0.05/0.08, hoặc 0.625 (hoặc 62.5%).

Đối với nhà sản xuất và kinh doanh Dược phẩm, việc đánh giá hiệu quả thuốc dựa trên số liệu “Giảm nguy cơ tương đối” sẽ tạo ấn tượng tốt hơn so với “Nguy cơ tuyệt đối”... (Pixabay)

Đối với nhà sản xuất và kinh doanh Dược phẩm, việc đánh giá hiệu quả thuốc dựa trên số liệu “Giảm nguy cơ tương đối” sẽ tạo ấn tượng tốt hơn so với “Nguy cơ tuyệt đối”. Hãy chấp nhận kết luận này: giảm 62,5% ấn tượng hơn nhiều so với giảm 5%.

Mỗi bệnh nhân là một cá thể riêng biệt

Sử dụng thuật toán trên khi xử lý dữ liệu nghiên cứu lâm sàng sẽ giúp đo lường được hiệu quả của thuốc, nhưng lại bỏ qua sự khác biệt giữa các bệnh nhân khi thử thuốc. Sự khác biệt về cấu trúc gen sẽ dẫn đến những phản ứng khác nhau khi tương tác với thuốc: tăng tác dụng, mất tác dụng, hay xuất hiện tác dụng hoàn toàn khác. Có một ví dụ ở Anh: những người Cholesterol cao, là bệnh di truyền theo dòng tộc, thường được khuyến cáo làm xét nghiệm DNA để chẩn đoán và tiến hành điều trị sớm.

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của những yếu tố trên đến mức độ hoạt động của thuốc, nên cân nhắc đến số lượng người cần dùng thuốc. Nghĩa là ước tính số lượng người phải dùng thuốc để có được một người đạt được hiệu quả mong muốn, và số liệu trên được gọi là “số lượng người cần điều trị”.

Sử dụng cùng ví dụ cho một thử nghiệm thuốc có giảm nguy cơ tuyệt đối là 0.05 (5%), điều này nghĩa là: theo thống kê, 20 người (20 lần của 5% bằng 100%) sẽ cần dùng thuốc để có được một người cảm nhận được lợi ích. Vì các bác sỹ không biết ai trong số 20 người sẽ thu được kết quả điều trị mong muốn nên họ phải cho tất cả mọi người cùng dùng thuốc.

Thuốc không thể không gây hại, nên có một vấn đề là, 19 người còn lại phải chịu hầu hết các tác dụng phụ, mà không hề được hưởng lợi ích điều trị. Vấn đề này được gọi là “số lượng người bị hại”, có thể gặp tác dụng phụ từ đau đầu, phát ban, cho đến xuất huyết nội, hoặc thậm chí tử vong. Khi dụng thuốc, hiển nhiên bạn muốn hiệu quả nhận được phải lớn hơn tác dụng phụ.

Hạn chế tối đa dùng thuốc

Lấy statins làm ví dụ, đây là thuốc thường dùng để làm hạ cholesterol và phòng ngừa (giảm nguy cơ) nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Statin làm Nguy cơ tương đối xảy ra nhồi máu cơ tim và đột quỵ giảm 25% nhưng cũng gây ra tác dụng phụ. Vì vậy, bệnh nhân và bác sỹ cần cân nhắc giữa hiệu quả và hậu quả trước khi quyết định dùng thuốc. Bộ tài liệu hỗ trợ bệnh nhân ra quyết định (patient decision aids) sẽ giúp người bệnh cân đối giữa lợi ích và tổn hại, được đánh giá tùy theo mức độ thay đổi cuộc sống của họ khi dùng thuốc..

Việc dùng thuốc cho cả người có nguy cơ và không có nguy cơ như vậy, sẽ làm cho nhiều người hơn phải chịu tác dụng phụ khi so sánh với việc chỉ dùng thuốc cho những người có nguy cơ cao... (Pexels)

Gần đây, một thử nghiệm trên thuốc polypill dạng viên nén, trong mỗi viên gồm cả thuốc hạ huyết áp và thuốc statin, có 3.400 người tham gia, tuổi trên 50, ở tỉnh Golestan tại Iran. Nếu không phân loại người dùng, thì kết quả sẽ là giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cho cả người có nguy cơ và không có nguy cơ như vậy, sẽ làm cho nhiều người hơn phải chịu tác dụng phụ khi so sánh với việc chỉ dùng thuốc cho những người có nguy cơ cao. Ở những nước thu nhập thấp và trung bình, nơi thiếu phương tiện chẩn đoán và nhiều người có nguy cơ cao, thì việc trả giá này cũng tạm được cho là "xứng đáng".

Kết quả này đưa chúng ta quay trở lại mong muốn dùng thuốc theo cơ địa của từng cá nhân. Điều kiện lý tưởng là, trong số 20 người, chúng ta có thể xác định chính xác một người mà đúng theo lý thuyết là dùng thuốc có tác dụng, và chỉ kê đơn cho riêng người này. Làm theo cách này không chỉ mang lại lợi ích cho bệnh nhân, mà còn cho ngành y tế và xã hội về mặt kinh tế, nhưng trên hết là cho lợi ích của 19 người không cần phải dùng loại thuốc mà không hề mang lại lợi ích gì, hơn nữa còn bắt họ phải chịu tác dụng phụ hoặc tương tác không mong muốn của thuốc. Những hiểu biết đầy đủ hơn về cấu trúc gen và về ảnh hưởng của nó đối với nguy cơ mắc bệnh sẽ cung cấp phương tiện để xác định ai có nguy cơ mắc bệnh cao nhất và chỉ kê đơn thuốc cho họ mà thôi.

Hiền Anh (biên dịch)
- Theo The Epochtimes.



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao thử nghiệm lâm sàng chưa đủ khả năng đảm bảo thuốc có tác dụng?