Tại sao trẻ em có xu hướng mắc ung thư máu cao?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trẻ em có tỷ lệ mắc bệnh ung thư tương đối cao cao, đặc biệt là bệnh ung thư máu (hay còn gọi là bệnh bạch cầu). Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh này có xu hướng tăng lên rõ rệt.

Tế bào ung thư được hình thành sau sự đột biến của tế bào bình thường trong cơ thể, càng lớn tuổi thì tỷ lệ mắc bệnh ung thư càng cao.

Tuy nhiên, bệnh ung thư không dành riêng cho người lớn, bởi trẻ em cũng có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao, đó là bệnh ung thư máu (hay còn gọi là bệnh bạch cầu). Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh này có xu hướng tăng lên rõ rệt.

Mặc dù kỹ thuật y khoa không ngừng phát triển, nhưng một khi mắc bệnh ung thư máu, thì tính mạng của trẻ vẫn bị đe dọa nghiêm trọng. Hơn nữa, nó còn mang lại gánh nặng lớn cho gia đình.

Tại sao trẻ em có xu hướng mắc ung thư máu cao hơn?

1. Bệnh bạch cầu có thể di truyền

Qua khảo sát cho thấy bệnh ung thư máu có tính di truyền nhất định, đặc biệt những người bị dị tật nhiễm sắc thể thì khả năng mắc bệnh ung thư máu sẽ cao hơn những người khác.

Nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh bạch cầu, thì con cái cũng có khả năng mắc bệnh cao hơn đáng kể.

2. Môi trường cũng gây ra ung thư máu

Trong những ngôi nhà mới sửa, một số vật liệu trang trí có thể thải ra những chất độc hại như formaldehyde, benzen. Nếu trẻ hít những chất độc hại này trong thời gian dài, thì chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Ngoài ra, bức xạ ion hóa, ô nhiễm không khí... cũng có thể làm tăng khả năng đột biến tế bào, có thể gây ra bệnh bạch cầu và các bệnh ung thư khác.

3. Hệ miễn dịch kém tạo điều kiện cho bệnh bạch cầu phát triển

Bản thân hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, nếu gặp phải sự tấn công của virus thì hệ miễn dịch có thể không loại bỏ được hoàn toàn virus.

Lúc đó, những virus này sinh sôi và ẩn nấp trong cơ thể, dưới sự kích thích của một số yếu tố sẽ có khả năng gây bệnh bạch cầu.

Cha mẹ làm gì để giảm nguy cơ mắc bệnh bạch cầu ở trẻ?

1. Chọn vật liệu thân thiện với môi trường khi trang trí nhà mới

Các chất độc hại do vật liệu trang trí thải ra như formaldehyde, amiăng, amoniac, radon… đều đã được xác nhận là chất gây ung thư.

Vì vậy, khi nhà mới xây và trang trí xong, bạn nên để thông gió ít nhất nửa năm rồi mới chuyển đến ở. Điều này nhằm làm giảm nồng độ formaldehyde trong không khí xuống mức tiêu chuẩn.

2. Sắp xếp hợp lý khẩu phần ăn của trẻ

Cha mẹ nên đảm bảo rằng chế độ ăn uống cho trẻ phải lành mạnh và đủ chất, đặc biệt phải chú ý đến sự cân bằng dinh dưỡng.

Nên cho trẻ ăn nhiều thức ăn giàu đạm và vitamin để nâng cao khả năng kháng bệnh. Đồng thời, trẻ nên hạn chế đồ nướng, rán, thức ăn chứa chất bảo quản và phụ gia.

3. Tăng cường thể chất cho trẻ

Cha mẹ nên cho trẻ tham gia một số hoạt động ngoài trời, không chỉ giúp trẻ có cơ hội phơi nắng, hỗ trợ cải thiện chiều cao, mà còn tăng cường thể chất và ngăn ngừa bệnh tật.

Có rất nhiều môn thể thao phù hợp với trẻ em, trong đó bao gồm nhảy dây, chơi bóng, cầu lông… Tuy nhiên, cha mẹ nên chăm sóc trẻ cẩn thận để tránh những chấn thương do vận động thể thao gây ra.

4. Không uống thuốc bừa bãi và tránh xa các tia phóng xạ

Một số loại thuốc có thể gây ung thư máu, cha mẹ nên yêu cầu sự trợ giúp của bác sĩ và cho trẻ uống thuốc dưới sự hướng dẫn của người có chuyên môn. Tối kỵ việc tự ý mua thuốc uống cho trẻ một cách tùy tiện.

Ngoài ra, cha mẹ nên cho trẻ tiếp xúc với các tia bức xạ càng ít càng tốt như xạ trị, chụp X-quang… để làm giảm nguy cơ ung thư.

Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh ung thư máu ở trẻ em ngày càng cao, là bậc cha mẹ chúng ta phải quan tâm đến việc giữ gìn sức khỏe cho trẻ.

Để làm được điều đó, cha mẹ nên cố gắng giữ trẻ tránh xa các hóa chất độc hại, bức xạ và các yếu tố bất lợi khác.

Ngoài việc phòng ngừa các tác nhân bên ngoài, cha mẹ nên giúp trẻ hình thành lối sống tốt để cải thiện sức khỏe từ bên trong như điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt…

(*) Ảnh chủ đề: Ảnh chụp từ National Cancer Institute trên Unsplash

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao trẻ em có xu hướng mắc ung thư máu cao?