Tái tạo tế bào thần kinh với Ginkgo Biloba

Giúp NTDVN sửa lỗi

Con người có thể học được cách chăm sóc sức khỏe não bộ và nâng cao tuổi thọ từ loài cây “cao tuổi” nhất thế giới.

Trên thực tế, bạch quả được biết đến là loài cây lâu đời nhất, nên chúng còn được gọi là "hóa thạch sống". Điều thú vị là, theo y học truyền thống, loài cây này vừa là thực phẩm, vừa là thuốc giúp tăng tuổi thọ con người.

Giống như con người, để sinh tồn lâu dài, loài cây này phải “sống chung” và “chống chọi” với nhiều “nghịch cảnh” gây ra bởi động vật, sâu bệnh, biến động về nguồn dinh dưỡng và khí hậu, v.v.

Câu hỏi đặt ra là, liệu rằng tiêu thụ loài thực vật cao tuổi này có thể giúp con người “hấp thụ” được các chất dinh dưỡng tinh túy của chúng và từ đó có được sức đề kháng giống như vậy hay không? Niềm tin này vốn đã từng được các nền văn hóa “tiền khoa học” trên khắp thế giới thực hành, khi họ coi thực vật là đồng minh của mình.

Vào thời cổ đại, mọi việc diễn ra một cách tự nhiên, không có kiểm nghiệm hay xác minh trước khi thực hiện một việc gì đó. Loài thực vật có tác dụng nào thì nó được cho là có công dụng ấy.

Ngày nay, qua lăng kính khoa học, chúng ta có thể tìm hiểu kỹ càng hơn các phương pháp chữa bệnh truyền thống, để xác định được khả năng và cơ chế chữa bệnh của một loài thực vật nào đó.

Sức mạnh của Ginkgo Biloba được tiết lộ thông qua khoa học

Bài báo năm 2006 đăng trên Tạp chí Thần kinh học Châu Âu viết về chiết xuất của bạch quả cây này có hiệu quả lâm sàng như thuốc bom tấn donepezil đối với bệnh Alzheimer nhẹ đến trung bình:

“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng hiệu quả của EGb 761 [ginkgo biloba] và donepezil trong điều trị chứng mất trí nhớ Alzheimer mức độ từ nhẹ đến trung bình, là không có khác biệt gì đáng kể. Ngoài ra, nghiên cứu này còn đánh giá được hiệu quả và khả năng dung nạp của chiết xuất đặc biệt Ginkgo biloba E.S. đối với chứng mất trí nhớ loại Alzheimer nhất là đối với các giai đoạn bệnh tiến triển ở mức vừa phải.

Đáng ngạc nhiên, đây không phải là nghiên cứu đầu tiên xác định các đặc tính chữa bệnh quan trọng trong ginkgo biloba. Trên thực tế, khi tham khảo thông tin trên trang GreenMedInfo.com về bạch quả, bạn sẽ thấy nó đã được nghiên cứu là có giá trị đối với hơn 100 bệnh khác nhau và đã được xác định là có ít nhất 50 tác dụng sinh lý có lợi riêng biệt. Điều này thật tuyệt phải không?

Trung bình một loại thuốc có tác dụng trị bệnh được FDA chấp thuận có tới 75 tác dụng phụ.

Rõ ràng, một loại cây có nhiều khả năng chữa bệnh như vậy — bao gồm cả khả năng cạnh tranh với một loại thuốc trị giá hàng tỷ đô la trong việc cải thiện căn bệnh được coi là bệnh thoái hóa thần kinh “không thể chữa khỏi”, bệnh Alzheimer — đáng để chúng ta nghiên cứu sâu hơn.

Về đặc tính tái tạo não, bạch quả được cho là có thể kích thích yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não (BDNF), một loại protein được tìm thấy trong não và trong hệ thần kinh ngoại biên, rất cần thiết trong quá trình điều hòa, tăng trưởng và tồn tại của tế bào não và điều đó đặc biệt quan trọng đối với trí nhớ dài hạn. Do đó, tăng BDNF có thể giúp cải thiện chức năng não và nhận thức.

Nhưng riêng điều này không tiết lộ toàn bộ câu chuyện về lý do tại sao bạch quả lại đặc biệt như vậy, vì nhiều loại chất có khả năng làm tăng BDNF, bao gồm cà phê, chiết xuất hạt nho, trà xanh và thậm chí cả bài tập thể dục nhịp điệu.

Chỉ gần đây, một cơ chế mới đằng sau các đặc tính chữa lành mô thần kinh và não của ginkgo biloba đã được tiết lộ trong ấn phẩm của một bài báo về Sinh học thần kinh tế bào và phân tử có tiêu đề “Chiết xuất Ginkgo Biloba tăng cường sự khác biệt và hiệu suất của các tế bào gốc thần kinh trong ốc tai chuột”.

Trong nghiên cứu mới này, người ta đã thử nghiệm tiền đề nhiều lợi ích của ginkgo biloba trong điều trị tổn thương và rối loạn thần kinh. Một phần do khả năng điều chỉnh tích cực các tế bào gốc thần kinh (NSC), và một quần thể tế bào trong não với tư cách là các tế bào đa năng, có khả năng tạo ra nhiều loại (kiểu hình) tế bào khác nhau tạo nên bộ não.

Nghiên cứu cho kết quả - bạch quả (GBE) có lợi đối với các tế bào gốc thần kinh của ốc tai chuột: “Dữ liệu của chúng tôi cho thấy rằng điều trị bằng GBE thúc đẩy sự sống của tế bào và tăng sinh NSC. Ngoài ra, điều trị GBE cũng làm tăng sự khác biệt của NSC với các tế bào thần kinh và tăng cường hiệu suất của các mạng thần kinh trưởng thành rõ ràng bằng tần số dao động canxi tăng lên. Hơn nữa, sự phát triển của tế bào thần kinh cũng tăng lên đáng kể khi điều trị bằng GBE.

Nhìn chung, nghiên cứu của chúng tôi chứng minh vai trò điều tiết tích cực của GBE đối với sự tăng sinh và biệt hóa NSC thành các tế bào thần kinh chức năng trong ống nghiệm, hỗ trợ việc sử dụng GBE trong điều trị tiềm năng trong phục hồi mất thính lực”.

Ginkgo được phát hiện là có thể thúc đẩy sức khỏe não bộ, bao gồm tăng cường lưu thông đến não, giảm viêm não và stress oxy hóa, tăng BDNF. Nó kích thích tái tạo tế bào thần kinh qua trung gian tế bào gốc não và cải thiện chức năng… Người dùng trong tương lai có lẽ sẽ có một loại thuốc thay thế lý tưởng trong các vấn đề về thần kinh và nhận thức liên quan đến tuổi tác.

Ginkgo được phát hiện là có thể thúc đẩy sức khỏe não bộ, bao gồm tăng cường lưu thông đến não, giảm viêm não và stress oxy hóa. (Ảnh: unsplash.com)

Trong nghiên cứu tiền lâm sàng đối với một thành phần ít được biết đến của củ nghệ được gọi là ar-turmerone, là chất được thấy trong củ nghệ, nhưng lại không có trong curcumin tiêu chuẩn hóa 95% đang ngày càng trở nên phổ biến, được cho là có tác dụng kích thích tế bào gốc thần kinh và “tái tạo” não.

Dường như nhiều hợp chất chúng ta tiêu thụ hàng ngày cũng có đặc tính tái tạo não, quý độc giả có thể tham khảo trong cuốn sách 6 Bodily Tissues That Can Be Regenerated Through Nutrition (tạm dịch là 6 Mô cơ thể có thể tái tạo thông qua dinh dưỡng.

Một số lưu ý:

Hạt và lá bạch quả chứa ginkgotoxin tự nhiên, là một chất độc thần kinh có cấu trúc liên quan đến pyridoxine (vitamin B6) và do đó có khả năng ngăn chặn tác dụng của B6 như một chất kháng vitamin.

Mặc dù lượng độc tính của ginkgotoxin trong lá được coi là không đáng kể ở thực phẩm hoặc chế độ ăn, nhưng chúng ta vẫn nên thận trọng khi lựa chọn nhãn hiệu sản phẩm trước khi sử dụng. Nếu bạn bị động kinh hoặc dễ bị co giật, hãy tránh xa bạch quả. Một lượng lớn ginkgotoxin có thể gây co giật.

Đối với người bệnh đái tháo đường, cần theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu nếu sử dụng ginkgo. Phụ nữ mang thai, người bị rối loạn đông máu cũng không nên dùng bạch quả.

Nếu bạn đang sử dụng những nhóm thuốc sau cũng không nên dùng ginkgo:

Alprazolam (xanax): Uống bạch quả với thuốc được sử dụng để làm giảm các triệu chứng lo âu này có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.

Thuốc chống đông máu và thuốc chống tiểu cầu, thảo dược và chất bổ sung: Những loại thuốc, thảo dược và chất bổ sung làm giảm đông máu, nếu sử dụng cùng bạch quả có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

Thuốc chống co giật, thuốc thảo dược và chất bổ sung: Nếu dùng bạch quả với các thuốc này sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc.

Thuốc chống trầm cảm: Uống bạch quả với một số loại thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như fluoxetine (prozac, sarafem) và imipramine (tofranil) có thể làm giảm hiệu quả của chúng.

Thuốc statin: Uống bạch quả với simvastatin (zocor) có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Ginkgo cũng làm giảm tác dụng của atorvastatin (lipitor).

Thuốc tiểu đường: Ginkgo có thể làm thay đổi phản ứng của bạn với các loại thuốc này.

Ibuprofen: Việc kết hợp bạch quả với ibuprofen có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

Và điều cuối cùng bạn cần ghi nhớ, đừng ăn hạt bạch quả sống hoặc rang vì có thể khiến bạn bị ngộ độc.

Thùy Minh

Biên dịch và tổng hợp theo The Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Tái tạo tế bào thần kinh với Ginkgo Biloba