Chính quyền Trung Quốc vẫn giữ "im lặng" về dịch viêm phổi - dù bệnh nhân đã được phép xuất viện

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bệnh viện tại Vũ Hán "lẳng lặng thả" bệnh nhân; CCTV đưa ra thông tin về chủng virus mới; Trung Quốc cấm bán khẩu trang cho Hồng Kông, nhân viên y tế Hồng Kông thì được phép "cách ly" các bệnh nhân bị tình nghi...

Ngày 09/01, Truyền thông trung ương nhà nước Trung Quốc (CCTV) thông báo, có khả năng đã xác định được nguyên nhân gây ra viêm phổi virus, đó là một chủng coronavirus mới.

Tuy nhiên, họ không cập nhật thêm thông tin về khả năng lây lan của dịch bệnh.

Những thông tin bị bỏ ngỏ

Bệnh viện thành phố Vũ Hán, nơi điều trị căn bệnh bí ẩn này, đã cho 8 bệnh nhân xuất viện vào ngày 08/01.

Tuy nhiên, các cơ quan chức năng chưa từng cập nhật về số lượng bệnh nhân hiện đang mắc phải căn bệnh đường hô hấp. Theo những thông tin chính thức được công khai vào 05/01, có 59 bệnh nhân hiện đang được điều trị căn bệnh đường hô hấp bí ẩn, với 7/59 trường hợp trong tình trạng nguy kịch.

Màu đỏ: Nơi xuất phát bệnh viêm phổi tại Vũ Hán; Màu xanh: Các nơi xuất hiện trường hợp tình nghi bị lây nhiễm và/hoặc đã cảnh báo thảm họa, Màu đen: Nơi xuất nghi ngờ xuất hiên dịch hạch; - chưa bổ sung Singapore...

Trong khi đó, Lãnh đạo tối cao tại thành phố Vũ Hán lại vừa bất ngờ từ bỏ một trong những chức vụ của mình. Ngược lại, quan chức Hồng Kông và Đài Loan đang tập trung đưa ra thêm các biện pháp phòng ngừa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Các chủng coronavirus lan truyền khi ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Một số chủng gây ra chứng cảm lạnh thông thường, một số khác có thể các bệnh đường hô hấp nghiêm trọng hơn, ví dụ dịch SARS (hội chứng viêm nặng đường hô hấp cấp tính) hay MERS (hội chứng đường hô hấp Trung Đông). Những chủng virus này thường gặp ở người, còn những chủng ngoại lai hay đến từ dơi, lạc đà, và các động vật khác thì thường gây ra bệnh rất nặng. Chủng coronavirus mới này hoàn toàn khác hẳn với những chủng được xác định trước đó - theo thông tin từ CCTV.

Trả lời Đài phát thanh Hồng Kông (RTHK), chuyên gia miễn dịch học của Đại học Bắc Kinh, giáo sư Vương Nguyệt Đan cho biết: các chủng coronavirus có thể lây từ người sang người, và cảnh báo rằng căn bệnh này có thể đã lây lan sang các vùng khác của Trung Quốc.

Ngoài Vũ Hán, không có thêm trường hợp nào được báo cáo từ các cơ quan chức năng tại Trung Quốc, dù chỉ là một ca mắc bệnh; còn Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) Trung Quốc thì vẫn giữ im lặng.

Trung quốc đã loại trừ nguyên nhân gây bệnh là virus cúm, cúm chim, adenovirus, SARS, và MERS; còn nguyên nhân chính thức vẫn đang tiếp tục được tìm kiếm.

Thả con ếch vào nước sôi, con ếch nhảy ra; nhưng nếu đặt nó vào trong nước lạnh rồi từ từ đun nóng, nó sẽ ngồi nguyên xi cho đến lúc trở thành món “ếch luộc"... (James Lee/Flickr/CC BY)

Cập nhật thông tin tại Vũ hán

Ngày 08/01, CCTV báo cáo: bệnh viện Kim Ngân Đàm, nơi tập trung cách ly các trường hợp bị lây nhiễm, đã cho xuất viện 8 bệnh nhân.

Cũng theo báo cáo trên, 8 bệnh nhân này đã không còn biểu hiện triệu chứng mắc bệnh trong vài ngày qua, vì thế các bác sĩ đã quyết định cho họ xuất viện trở về nhà.

Trong khi đó, một cư dân mạng là người Vũ Hán tên Wen Xiaoyao đã đăng trên Weibo*, rằng hai người trong gia đình cô đã bị lây bệnh, một người đang trong tình trạng nguy hiểm.

Cô Wen đăng tin ngày 05/01: “Lúc ban đầu, các triệu chứng giống y như mắc cảm lạnh”, sau đó họ phát sốt giống như khi bị viêm phổi. Còn hiện giờ, một người đang bị suy tạng”. Sau khi cô Wen bày tỏ lòng thương xót cho một người thân sắp phải đối mặt với cái chết, thì tài khoản trên Weibo của cô lập tức bị gỡ bỏ.

Một bệnh nhân được nhân viên y tế chăm sóc tại bệnh viện Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc (Getty Images)

Ngày 05/01, Truyền thông Hồng Kông Apple Daily đưa tin vào ngày 5/1 rằng bộ phận an ninh ở bệnh viện Kim Ngân Đàm đã đuổi phóng viên của tòa báo này ra khỏi bệnh viện ngay vào ngày hôm đó. Tất cả các bác sĩ và y tá trong bệnh viện đã từng gặp nhà báo đó đều phải mặc đồ bảo hộ, như mặt nạ, kính và quần áo bảo hộ.

Nhà báo này cũng đã làm chứng rằng, có bệnh nhân mới được nhập viện chiều hôm đó.
Bệnh viện có hai tòa nhà. Nhà báo này quan sát thấy rằng các bệnh nhân nhiễm virus dịch phổi đã bị cách ly trong cả hai tòa nhà này.

Theo báo cáo, “Các bệnh nhân được điều trị trong tòa phía bắc đều ở trong tình trạng nguy hiểm”. Khi khỏe hơn, họ sẽ được chuyển sang tòa phía nam”.

Bên ngoài Đại Lục

Ngày 08/01 tại Hồng Kông, Cục quản lý bệnh viện tuyên bố rằng: các bệnh viện công đã nhận thêm 8 bệnh nhân trong 24 tiếng vừa qua, họ đã từng đi du lịch tại Vũ Hán trong 14 ngày trở lại đây và có những biểu hiện của căn bệnh viêm phổi, nâng tổng số người bị tình nghi lây nhiễm tại Hồng Kông lên 38 trường hợp.

Cơ quan chính phủ nói: những trường hợp bệnh nhân mới, bao gồm 1 nam và 7 nữ, hiện đang được điều trị tại 6 bệnh viện khác nhau, và tình trạng của họ vẫn đang ổn định. Người lớn nhất 61 tuổi, và nhỏ nhất là 3 tuổi.

Một viên chức giám sát y tế kiểm tra hành khách tới sân bay quốc tế Hong Kong hôm 4/1/2020 (AP Photo/Andy/Wong)

Cũng vào ngày 08/01 tại Đài Loan, chính quyền đã phát hiện thêm hai trường hợp bị tình nghi lây nhiễm. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Đài Loan thông báo: một bệnh nhân mắc virus H3N2 và vẫn đang được cách ly tại gia đình; bệnh nhân còn lại trở về từ Vũ Hán vào ngày 21/12 và hiện đang được cách ly tại bệnh viện.

Hàn Quốc mới đây đã báo cáo một ca nghi ngờ nhiễm bệnh đầu tiên, đó là một nữ công dân Trung Quốc 36 tuổi làm việc gần thủ đô Seoul. Phụ nữ này đã từng đến Trung Quốc 2 lần và ở lại Vũ Hán từ 13-17/12, cô được chẩn đoán mắc bệnh viêm phổi vào 08/01.

Để bảo vệ người dân, chính phủ Hồng Kông đã đưa ra quy định mới vào ngày 07/01, nó cũng tương tự như biện pháp mà Đài Loan đưa ra trước đó, là cho phép các nhân viên Y tế được phép cách ly các bệnh nhân bị tình nghi.

Ngày 07/01, Hội Chữ thập đỏ Hồng Kông cũng thông báo bất kỳ người nào trở về từ Vũ Hán trong vòng 14 ngày trở lại đây, đều không nên đi hiến máu nhân đạo.

Ngày 07/01, Đại sứ quán và lãnh sự quán Mỹ tại Trung Quốc cũng đã đưa ra lời cảnh báo nhắc nhở khách du lịch tự bảo vệ mình, nếu họ có dự định đi tham quan Vũ Hán.

Tại Trung Quốc

Truyền thông tại Trung Quốc chủ yếu đề cập tới Vũ Hán từ khi dịch viêm phổi bị phát giác. Ngày 06/01, Bí thư thành ủy Vũ Hán Mã Quốc Cường đã xin từ bỏ chức vụ Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Vũ Hán - cơ quan lập pháp bù nhìn của chính quyền Trung Quốc.

Hội đồng nhân dân nói ông Mã đã từ chức bởi “sự cần thiết cho công việc cá nhân” nhưng không giải thích thêm thông tin chi tiết.

Trong lịch sử của chính quyền địa phương, Tất cả các cựu Tổng bí thư cũng giữ chức vụ lãnh đạo các cơ quan lập pháp “bù nhin”.

Một trong những cách hiệu quả nhất để bảo vệ khỏi nhiễm bệnh là đeo khẩu trang, đặc biệt là khẩu trang phẫu thuật.

Vào tháng 10/2019, một công ty vận tải Trung quốc đã tiết lộ cho truyền thông một thông báo từ chính quyền Trung quốc, ra lệnh cấm các trang mạng thương mại điện tử (e-commerce) bán khẩu trang cho Hồng Kông vì cuộc biểu tình phản đối vẫn đang tiếp diễn. Những người biểu tình Hồng Kông đeo một loại khẩu trang riêng biệt trong khi biểu tình để bảo vệ danh tính. Chính sách này đã khiến nhiều người Hồng Kông nổi giận trong hoàn cảnh bệnh dịch xuất hiện gần đây.

*Weibo là một nền tảng mạng xã hội của Trung quốc tương tự như Twitter.

Trọng Nguyên, Diệu Anh (biên dịch)
- Theo The Epoch Times.



BÀI CHỌN LỌC

Chính quyền Trung Quốc vẫn giữ "im lặng" về dịch viêm phổi - dù bệnh nhân đã được phép xuất viện