Thảo dược có thể điều trị tình trạng dậy thì sớm đang ngày càng gia tăng trên toàn cầu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sự gia tăng các trường hợp dậy thì sớm đã được báo cáo ở nhiều quốc gia sau khi đại dịch COVID-19 bắt đầu. Điều này làm tăng nhu cầu điều trị một cách hiệu quả đối với hiện trạng này. Một số bác sĩ Y học cổ truyền Hàn Quốc (TKM) cho biết thảo dược là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả cho rối loạn này.

Dậy thì sớm là quá trình chuyển đổi thể chất từ một đứa trẻ sang tuổi trưởng thành xảy ra sớm hơn bình thường (trước 8 tuổi ở trẻ gái và trước 9 tuổi ở trẻ trai).

Nó cũng có thể khiến đứa trẻ thấp hơn khi trưởng thành, ảnh hưởng đến lòng tự trọng và tăng nguy cơ trầm cảm hoặc lạm dụng chất kích thích.

Theo Washington Post đưa tin, tình trạng dậy thì sớm ở các bé gái đã gia tăng trên khắp thế giới trong thời kỳ đại dịch, bao gồm cả ở Hoa Kỳ, Ấn Độ, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ và Đài Loan.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa đại dịch COVID-19 và sự gia tăng các trường hợp dậy thì sớm, đặc biệt là ở trẻ em gái, vẫn chưa rõ ràng.

Liệu có liên quan tới béo phì không?

Theo dữ liệu từ Dịch vụ Đánh giá và Khảo sát của Bảo hiểm Y tế Quốc gia Hàn Quốc, các cơ sở y tế có hơn 30 giường bệnh và đã nộp 648.528 yêu cầu thanh toán phí điều trị dậy thì sớm năm 2021.

Như vậy là tăng 46,4% so với 442.894 trường hợp vào năm 2019, thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 bắt đầu. Số đơn yêu cầu thanh toán phí điều trị dậy thì sớm tại các cơ sở y tế có dưới 30 giường bệnh là 189.508 đơn, gấp đôi so với 94.151 đơn của năm 2019.

Bác sĩ kiêm chính trị gia Shin Hyeon-young đã quan tâm đến dữ liệu và hiện tượng này. Ông cho biết việc chẩn đoán và điều trị dậy thì sớm gia tăng tỉ lệ thuận với béo phì ở trẻ em sau COVID-19.

Dậy thì sớm từ những nguyên nhân cần chú ý

1. Dậy thì sớm trung ương

Dậy thì sớm trung ương ở bé gái là dạng thường không thể xác định nguyên nhân, chiếm đến khoảng 80%. Nhiều trường hợp được xác định có liên quan đến các vấn đề của hệ thần kinh như:

  • Khối u trong não hoặc tủy sống gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh trung ương.
  • Tổn thương não hoặc tủy sống.
  • Dị tật, khiếm khuyết trong não khi sinh như: khối u không ung thư, tích tụ chất lỏng bất thường,…
  • Bức xạ ảnh hưởng đến não hoặc tủy sống.

2. Dậy thì sớm ngoại vi

Dậy thì sớm ngoại vi ít phổ biến hơn so với dậy thì sớm trung ương, bé gái gặp phải tình trạng này không có sự xuất hiện bất thường của hormone GnRH trong não. Nguyên nhân gây tăng giải phóng estrogen được xác định liên quan đến các tuyến nội tiết khác như: tuyến yên, buồng trứng, tuyến thượng thận,…

Những nguyên nhân sau có thể dẫn đến dậy thì sớm ngoại vi:

  • Tiếp xúc sớm với các nguồn chứa testosterone hoặc estrogen từ sản phẩm bên ngoài, phổ biến trong các loại kem, thuốc mỡ, mỹ phẩm.
  • Hội chứng di truyền McCune-Albright.
  • Khối u ở tuyến thượng thận hoặc trong tuyến yên.
  • U nang buồng trứng, khối u buồng trứng.

Bé gái bị u nang buồng trứng có thể là nguyên nhân dẫn đến dậy thì sớm

So với bé trai, bé gái có tỉ lệ dậy thì sớm cao hơn. Nguy cơ dậy thì sớm cao hơn ở những bé gái thừa cân, ăn uống thừa dinh dưỡng.

Phương pháp điều trị an toàn bằng thảo dược

Ông Lee Soo-chil - Giám đốc Phòng khám Myeongje, Hàn Quốc cho biết các biện pháp điều trị dậy thì sớm bằng thảo dược rất an toàn, hiệu quả và không có tác dụng phụ.

Ông giải thích rằng Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã cảnh báo về các loại thuốc ức chế tiết hormone sinh dục (thuốc dùng để điều trị dậy thì sớm) làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đau tim hoặc đột quỵ.

Ông nói với The Epoch Times vào ngày 12 tháng 11 năm 2022 rằng: “Các loại thảo mộc rất tuyệt vời trong việc điều trị dậy thì sớm. Tùy theo thể trạng, môi trường bên trong cơ thể, bao gồm vùng dưới đồi, tuyến yên và tuyến sinh dục để điều trị theo hướng cải thiện tối ưu.”

“Thảo dược không chỉ có thể điều trị dậy thì sớm mà còn thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện sự phát triển trí não và khả năng học tập. Đồng thời nó cũng khiến hệ thống miễn dịch đạt trạng thái tốt nhất.”

Lee Hyerim, giáo sư Đại học Daejeon, Hàn Quốc, đã tiến hành thí nghiệm trên mô hình động vật và cho thấy hiệu quả, độ an toàn và cơ chế điều trị của thảo dược. Ông dùng chiết xuất từ Tri mẫu (Anemarrhenae rhizoma) và Hoàng bá (Phellodendri cortex) - hai loại thảo mộc thường được sử dụng để điều trị dậy thì sớm.

Kết quả nghiên cứu của nhóm Lee đã được xuất bản vào ngày 22 tháng 12 năm 2021 trên tạp chí Plants.

Tháng 1 sau đó, họ tiếp tục công bố đã xác nhận tác dụng ức chế và cơ chế điều trị của các chiết xuất hỗn hợp từ Anemarrhenae rhizoma và Phellodendri cortex đối với nội tiết tố nữ trên chuột dậy thì sớm.

Nghiên cứu này cho thấy chiết xuất hỗn hợp của hai loại thảo mộc này giúp trì hoãn tuổi dậy thì và giảm nồng độ hormone luteinizing (LH) trên động vật thí nghiệm. Khi đánh giá sự an toàn với liều dùng lâu dài, họ xác nhận không có hormone giới tính bất thường hoặc sự phát triển bộ phận sinh dục bất thường trên mẫu động vật trưởng thành.

Nhóm nghiên cứu cũng đã tiến hành phân tích mạng lưới dược lý (một phương pháp tiên tiến để đánh giá thuốc với đa mục tiêu cả về tương tác thuốc và hiệu quả của thuốc) về cơ chế trị liệu của hai loại thảo mộc.

Cuối cùng, họ kết luận rằng chiết xuất hỗn hợp giúp điều chỉnh trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dịch (trung tâm bài tiết hormone sinh dục).

Theo Epoch Times tiếng Anh
Cát Mộc biên dịch và tổng hợp



BÀI CHỌN LỌC

Thảo dược có thể điều trị tình trạng dậy thì sớm đang ngày càng gia tăng trên toàn cầu