Thảo mộc giúp tránh kháng thuốc trong điều trị ung thư phổi: Nghiên cứu mới

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ung thư phổi được xếp hạng là kẻ giết người số 1 trong tất cả các bệnh ung thư trên toàn cầu. Phương pháp điều trị chính của Tây y đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC - Non small cell lung cancer) - loại ung thư phổi phổ biến nhất, là liệu pháp trúng đích. Liệu pháp này ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư bằng cách can thiệp vào các phân tử “đích” cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển của khối u.

Tuy nhiên, một vấn đề gai góc của liệu pháp này là nguy cơ kháng thuốc của bệnh nhân.

Giáo sư, bác sĩ Lee Mi-hyun, Đại học Dongshin, Hàn Quốc, đã công bố vào ngày 14/11 rằng, tinh chất của Vân Mộc Hương có thể giải quyết vấn đề bệnh nhân kháng thuốc nhắm đặc hiệu Osimertinib.

Ung thư phổi có các loại bệnh lý ung thư phổi nhỏ và ung thư phổi không bào nhỏ (NSCLC). Hơn 80% bệnh nhân ung thư phổi mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ. Trong đó, khoảng 50% bệnh nhân có đột biến trong thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGFR - là một thụ thể trên bề mặt tế bào có vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của nhiều loại ung thư khác nhau).

Trong điều trị đột biến gen, nếu bệnh nhân được tiêm chất chống ung thư đích Osimertinib một thời gian dài thì cơ thể sẽ kháng thuốc. Từ đó làm giảm hiệu quả điều trị.

Thuốc nhắm mục tiêu Osimertinib gây ức chế thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì thế hệ thứ ba (chất ức chế EGFR-tyrosine kinase, EGFR-TKIs).

Năm 2017, loại thuốc này đã được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm và Liên minh Châu Âu phê duyệt để điều trị ung thư phổi NSCLC.

Đến năm 2018, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc cũng chấp nhận dùng nó cho điều trị NSCLC giai đoạn tiến triển và di căn.

Bác sĩ Lee phát hiện ra rằng, kháng thuốc là do sự hiện diện quá mức của các protein MEK và AKT. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển và sống sót của tế bào ung thư.

Do đó, ông đã xác nhận rằng hợp chất costunolide từ rễ của Vân mộc hương(*), có thể nhắm mục tiêu vào các protein MEK và AKT. Qua đó nó giúp ngăn chặn hiệu quả sự tiến triển của căn bệnh ung thư. Căn bệnh mà sẽ gây ra cái chết ở các động vật mẫu và tế bào kháng oxitinib.

Theo quan điểm của y học cổ truyền Hàn Quốc, Vân Mộc Hương thường dùng để điều trị chứng đầy hơi, chướng bụng, vàng da, chán ăn, tiêu chảy, mót rặn và khó tiêu.

Các nghiên cứu dược lý hiện đại đã chỉ ra, Vân Mộc Hương còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống viêm, giảm đau, điều hòa nhu động ruột, bồi bổ túi mật, ức chế vi sinh vật gây bệnh, kháng u.

Bác sĩ Lee cho biết: “Chúng tôi đang tiến hành nhiều loại nghiên cứu để giải quyết vấn đề kháng thuốc trong điều trị ung thư phổi bằng Tây y. Và chúng tôi sẽ cố gắng biến những nghiên cứu này thành cơ hội cho sự phát triển của y học Hàn Quốc”, theo nghiên cứu chung giữa Giáo sư Lee và Viện Ung thư Hormel Mỹ - Trung công bố trên tạp chí quốc tế Molecular Cancer ngày 6/10.

Theo Epoch Times tiếng Anh
Cát Mộc biên dịch

(*): Vân mộc hương có nguồn gốc ở vùng núi phía bắc Ấn Độ (Jammu và Kashmia) và Nepal. Cây mọc tự nhiên trên các bãi cỏ trong thung lũng và sườn núi, ở độ cao từ 1500 – 3300m. Từ thế kỷ 13 cây được nhập vào Trung Quốc và Nhật Bản. Ngay ở Ấn Độ, do khai thác quá nhiều, nên năm 1920, vân mộc hương đã bắt đầu gây trồng. Hiện nay, Trung Quốc là nước trồng nhiều vân mộc hương nhất, rồi đến Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam.



BÀI CHỌN LỌC

Thảo mộc giúp tránh kháng thuốc trong điều trị ung thư phổi: Nghiên cứu mới