The Lancet: 5 Thói quen hoặc Chất gây ung thư cần tránh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chế độ ăn uống với thực phẩm không an toàn có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh ung thư. Do đó, một chế độ ăn lành mạnh có thể ngăn ngừa ung thư và giúp chúng ta bảo trì một cơ thể bình thường khỏe mạnh. Một nghiên cứu quy mô lớn đăng trên The Lancet cho biết 5 thói quen ăn uống dễ gây ung thư cần tránh.

Trong những năm gần đây, ung thư dần trở thành một căn bệnh khá phổ biến, và được xếp thứ 2 trong số các căn bệnh có khả năng gây tử vong cao nhất hiện nay. Chỉ trong năm 2020, số ca ung thư mới trên toàn thế giới đã lên tới 19,3 triệu người.

Theo The Lancet: Ung thư ở có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống

Mối quan hệ giữa thói quen ăn uống và các bệnh mãn tính không lây đã được nghiên cứu rộng rãi. Vào năm 2019, tạp chí y khoa The Lancet đã phát hành một nghiên cứu toàn cầu quy mô lớn tập trung vào tác động của chế độ ăn uống đối với sức khỏe.

Nghiên cứu chủ yếu đánh giá việc tiêu thụ các loại thực phẩm và dinh dưỡng chính ở 195 quốc gia, và định lượng tác động của việc ăn uống dưới mức lành mạnh ở 195 quốc gia đối với tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính không lây lan.

Nghiên cứu cho thấy trong năm 2017, có đến 11 triệu người chết trên toàn thế giới do các căn bệnh có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống. Điển hình, bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường loại 2 liên quan mật thiết đến chế độ ăn; đặc biệt là ở Trung Quốc, số ca bệnh gây tử vong như ung thư hay bệnh tim mạch có nguyên nhân liên quan đến chế độ ăn uống được xếp hàng đầu trên thế giới.

Theo nghiên cứu, số ca tử vong do các nguy cơ từ chế độ ăn uống trên toàn cầu vào năm 1990 là khoảng 8 triệu người, và con số này đã tăng lên 11 triệu người vào năm 2017, cho thấy việc cải thiện chế độ ăn uống là cực kì quan trọng.

Các thói quen gây ung thư trong sử dụng thực phẩm

Trong cuộc sống hàng ngày, một số thói quen nấu ăn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cần được chú ý:

Thói quen 1: Không muốn bỏ thực phẩm bị mốc

Rất nhiều người, đặc biệt ở phương Đông có thói quen tiết kiệm, người cao tuổi rất ngại lãng phí thức ăn, có khi vì tiếc mà không muốn bỏ đi thực phẩm đã quá hạn. Tuy nhiên, việc tiếp tục ăn thực phẩm hư hỏng như bị mốc, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Thực phẩm bị mốc có chứa chất độc aflatoxin gây ung thư, chất này có thể tìm thấy trong các loại thực phẩm như hạt dưa, đậu phộng bị mốc và nhiều loại thực phẩm bị mốc khác. Aflatoxin có tác dụng gây độc cho gan mạnh, có thể gây quái thai và ung thư. Nó được Tổ chức Y tế Thế giới liệt kê là chất gây ung thư cấp độ một.

Cà chua bị mốc (Ảnh: Pixabay)
Cà chua bị mốc (Ảnh: Pixabay)

Giải pháp:

  1. Mua mì gạo, dầu, ngũ cốc và các loại hạt do các thương hiệu hoặc nhà sản xuất uy tín và đặc biệt chú ý đến hạn sử dụng.
  2. Bảo quản mì gạo, dầu, ngũ cốc và các loại hạt ở nơi khô và thoáng. Tốt nhất nên mua theo số lượng và không tích trữ hàng.
  3. Kiên quyết không ăn thực phẩm bị mốc, dù một phần đã bị mốc thì cũng nên dứt khoát bỏ đi.

Thói quen 2: Không sử dụng máy hút mùi

Ngoài việc hút thuốc, khói dầu được tạo ra trong quá trình nấu nướng cũng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe cho phổi. Ngày nay, nhiều quốc gia đã xác định khói bếp là một trong những tác nhân gây ung thư phổi. Thống kê cho thấy, 1,5 triệu người trên thế giới mắc các bệnh về đường hô hấp và ung thư phổi mỗi năm do hít phải quá nhiều khói bếp. Điều này đặc biệt rõ ràng ở những người không hút thuốc, bệnh nhân nữ ung thư phổi.

Mặc dù máy hút mùi đã trở nên phổ biến nhưng nhiều người vẫn e ngại sử dụng, điều này chắc chắn sẽ làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh về phổi.

Giải pháp:

  1. Cách trực tiếp nhất là thay đổi phương pháp nấu ăn để giảm sinh khói dầu, chẳng hạn như kiểm soát nhiệt độ dầu khoảng 200 độ khi nấu.
  1. Bảo đảm thông gió cho bếp và sử dụng máy hút mùi đúng cách. Nên bật máy hút mùi trước khi nấu và để máy hút mùi tiếp tục hoạt động từ 5 đến 10 phút sau khi nấu để xả hết khói dầu.
  1. Thường xuyên vệ sinh lưới lọc của máy hút mùi để tránh bám dầu mỡ và ảnh hưởng đến các chức năng.

Thói quen 3: Sử dụng lại dầu ăn đã qua sử dụng

Một số người không muốn loại bỏ dầu thừa sau khi chiên thức ăn. Thứ nhất, họ quá lười rửa nồi, và thứ hai là do tiết kiệm. Họ sẽ tiếp tục sử dụng dầu thừa để nấu nướng và việc đó biến dầu ăn trở thành chất độc thực sự.

Một nghiên cứu được công bố bởi Đại học Illinois cho thấy rằng sau khi ăn dầu ăn được sử dụng nhiều lần trong thời gian dài, hiện tượng đột biến gen ở chuột thí nghiệm đã xuất hiện, và thúc đẩy sự phát triển của ung thư vú.

Các chuyên gia cho biết, dầu sau khi sử dụng nhiều lần sẽ sản sinh ra chất malondialdehyde gây ung thư, đặc biệt sau ba lần sử dụng thì hàm lượng malondialdehyde sẽ tăng lên khoảng 10 lần.

Giải pháp:

  1. Không sử dụng dầu còn lại sau khi chiên nhiều lần thực phẩm.
  2. Các quầy hàng vỉa hè có thể sử dụng dầu ăn nhiều lần để tiết kiệm chi phí, vì vậy bạn nên xác định kỹ khi mua.

Thói quen 4: Ăn quá nhiều đồ chiên và rang

Món chiên giòn rụm, thơm ngon, hấp dẫn đang được giới trẻ rất ưa chuộng. Nói chung, khi chiên ở nhiệt độ dưới 200°C và thời gian dưới 2 phút, sự hình thành các amin dị vòng gây ung thư sẽ ít hơn và an toàn khi ăn.

Tuy nhiên, nếu nhiệt độ lên đến 250-300°C, thời gian chiên quá lâu sẽ khiến màu thực phẩm bị đen, phân hủy thành nhiều chất gây ung thư như amin dị vòng, hydrocacbon thơm đa vòng hay benzopyrene.

Gà chiên. (Ảnh: Pixabay)
Gà chiên. (Ảnh: Pixabay)

Giải pháp:

  1. Không ăn đồ chiên cháy, và không ăn quá nhiều đồ nướng.
  2. Chọn các phương pháp nấu ăn lành mạnh như hấp và hầm.

Thói quen 5: Chế độ ăn mặn và chua

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chế độ ăn mặn và chua có thể kích thích niêm mạc đường tiêu hóa và làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Lấy thực phẩm ngâm chua làm ví dụ. Nó chứa nhiều nitrit, sau khi vào cơ thể sẽ tạo thành nitrosamine gây ung thư, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Ngoài ra, thực phẩm nhiều muối cũng làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.

Giải pháp:

  1. Ăn nhạt: người lớn không nên tiêu thụ quá 6g muối mỗi ngày.
  1. Hạn chế ăn những thực phẩm được bảo quản bằng muối như thịt xông khói và cá.

Ngày nay, yêu cầu của con người đối với ẩm thực không còn đơn giản chỉ là no mà là theo đuổi và thưởng thức hương vị của món ăn. Nhưng trong nhiều trường hợp, thói quen ăn uống không lành mạnh có thể gây ra các loại bệnh, thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư. Chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta vẫn cần phải xoay quanh vấn đề sức khỏe, nếu không chúng ta sẽ tự làm hại cơ thể của chính bản thân mình.

Quang Minh

Theo Sound Of Hope



BÀI CHỌN LỌC

The Lancet: 5 Thói quen hoặc Chất gây ung thư cần tránh