Thiếu máu, thiếu sắt có triệu chứng gì? 5 chất tốt cho máu cần bổ sung thường xuyên

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nói đến thiếu máu, nhiều người cảm thấy nó không quá đáng sợ và ít nghiêm trọng. Nhưng bạn có thật sự hiểu thiếu máu là gì và có triệu chứng như thế nào không?

Trong y học, thiếu máu dùng để chỉ số lượng hồng cầu (RBC), hemoglobin (Hb) hoặc thể tích tế bào máu trung bình (MCV) trong máu dưới giá trị bình thường. Nói chung, hemoglobin Hb được dùng làm tiêu chuẩn đánh giá ban đầu.

Hemoglobin nam thấp hơn 12.0 (g/dL), nữ hemoglobin dưới 11.0 (g/dL) có thể được coi là thiếu máu.

Thiếu máu nhẹ không có triệu chứng quá rõ ràng. Nhưng nhìn chung, bệnh nhân thiếu máu dễ bị mệt mỏi, mất ngủ, rụng tóc, da xanh xao hoặc đờ đẫn, khó tập trung, đánh trống ngực, lưỡi nhợt và ít máu, móng tay nhợt nhạt và dưới mắt có kết mạc.

Ngoài ra, khi thiếu máu nặng còn có thể bị đau lưỡi, viêm lưỡi, một số bệnh nhân mắc các bệnh về máu có thể gặp vấn đề về gan lách, thiếu máu do thiếu sắt có thể gây trũng móng tay hoặc móng tay dẹt, mất sắc tố.

Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân thiếu máu nhẹ không có triệu chứng rõ ràng, có thể chỉ là một chút thay đổi trong thói quen hàng ngày, chẳng hạn trước đây, họ có thể leo 3-5 tầng cùng một lúc, nhưng giờ họ lại thở dốc sau khi leo lên chỉ 1-2 tầng.

Họ cũng có thể chóng mặt hoặc khó thở khi đi nhanh hơn một chút; khi ngồi xổm rồi đứng lên đột ngột và những thay đổi lớn trong chuyển động của cơ thể, đều gây chóng mặt tạm thời và các tình trạng khác.

Phụ nữ và người già dễ bị thiếu máu, người già cần đề phòng khả năng ung thư

Phụ nữ thường bị mất máu hàng tháng do chu kỳ kinh nguyệt, vì vậy thiếu máu đặc biệt dễ xảy ra. Mặt khác, khi cơ thể lão hóa, quá trình tạo máu và chức năng lá lách cũng như dạ dày suy giảm, cũng có khả năng dẫn đến thiếu máu.

Tuy nhiên, khi phát hiện người trung niên và người cao tuổi bị thiếu máu, tốt nhất nên phân biệt xem có khả năng là xuất huyết do ung thư đại trực tràng và ung thư dạ dày hay không, để tránh việc điều trị chậm trễ.

Điều trị thiếu máu nhìn từ góc độ y học cổ truyền

Y học cổ truyền nhấn mạnh đến y học tổng thể, quá trình sản xuất máu của con người có liên quan đến tim, gan, lá lách và thận. Vì vậy, việc điều trị "thiếu máu" cũng cần được xem xét từ tổng thể.

Nói chung, bệnh nhân bị "thiếu máu" có thể là do các nguyên nhân sau:

1. Khí huyết hư nhược

Khí huyết hòa hợp phải tương hỗ lẫn nhau, nhằm đi đến tất cả mọi bộ phận trong cơ thể để cung cấp chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải. Người thiếu khí huyết thì khí và huyết kém lưu thông.

Có người thể chất bẩm sinh đã yếu, thường xuyên ốm đau, hoặc do tích tụ mệt mỏi quá độ trong thời gian dài, khiến thể lực sa sút, dễ mệt mỏi, hay mất tập trung, mất ngủ, chóng mặt, sắc mặt xanh xao hoặc đờ đẫn, móng tay trắng và dễ gãy, dễ quên, phụ nữ cũng dễ mắc chứng loạn sản vú, kinh nguyệt ra ít hoặc mãn kinh sớm, v.v.

2. Tỳ và dạ dày yếu

“Tỳ và dạ dày là mẹ của khí và huyết”. Y học cổ truyền cho rằng lá lách và dạ dày là nguồn sinh khí và sinh huyết, chỉ khi lá lách và dạ dày được chăm sóc tốt, khả năng hấp thụ mạnh thì mới có thể đủ khí huyết.

Ngược lại, nếu tỳ và dạ dày yếu, thì các chất dinh dưỡng có tác dụng tạo huyết không được hấp thu đúng mức, thì khí và huyết của cơ thể sẽ bị thiếu, từ đó dẫn đến thiếu máu.

Những bệnh nhân này thường có các triệu chứng như chán ăn, ợ hơi, chướng bụng, buồn nôn và nôn, phân mềm hoặc tiêu chảy.

3. Âm nhiệt khô kiệt

Không đủ chất lỏng để làm mát các cơ quan trong cơ thể, dương nhiệt tương đối thịnh, dẫn đến tình trạng thể chất khô nóng.

Người bệnh thường xuyên cảm thấy nóng trong người, sắc mặt đỏ bừng, khô miệng, tay chân nóng, bứt rứt khó chịu, ngủ không ngon giấc và hay mơ, ra mồ hôi trộm về đêm, phân khô cứng, tiểu ít.

Phụ nữ gặp chứng này thường có kinh sớm, màu sắc đỏ tươi, kinh nguyệt ra ít hoặc vô kinh, khô bộ phận sinh dục, ngứa và các triệu chứng khác.

Bổ sung 6 chất để cải thiện các triệu chứng thiếu máu

Khí huyết của một người phải đủ thì mới có nước da đẹp và sức sống tốt. Đối với bệnh thiếu máu do thiếu sắt có thể dùng nguyên tắc “y thực đồng nguyên” trong y học cổ truyền để bổ máu.

Các chất dinh dưỡng có thể cải thiện tình trạng thiếu máu chủ yếu bao gồm những chất sau.

- Protein: Thành phần của tế bào hồng cầu cần có protein. Thực phẩm có hàm lượng protein cao bao gồm thịt gà, thịt lợn, cá và các loại thịt khác, cũng như trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, đậu và các sản phẩm từ đậu.

- Sắt: Là khoáng chất cần thiết để sản xuất heme. Thực phẩm chứa nhiều sắt bao gồm thịt đỏ như gan động vật, thịt bò, vừng, dâu tằm, nhãn, thị sen, nho khô, cà rốt, hoa kim châm và củ sen, ngũ cốc nguyên hạt, đường nâu, rau xanh đậm, v.v.

- Vitamin B12 và B6, axit folic: Trong quá trình tổng hợp và phân chia hồng cầu, vitamin B12 và axit folic cần thiết để sản xuất thành công các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.

Vitamin B6 là một loại enzym cần thiết để sản xuất heme, và nó còn là chất không thể thiếu để tạo máu.

Những chất dinh dưỡng này có thể được thu thập thông qua việc ăn nhiều nội tạng động vật như gan bò, gan lợn và tim lợn, cũng như cá hồi, cá mòi đóng hộp, hàu, sữa và yến mạch, quả óc chó, cam, măng tây và rau bina.

- Vitamin C: Khoảng 1-20% lượng sắt mà cơ thể con người ăn vào có thể được hấp thụ qua đường ruột, và vitamin C giúp cải thiện sự hấp thụ sắt trong ruột.

Các loại thực phẩm giàu vitamin C bao gồm ổi, trái kiwi, dâu tây, mùi tây, súp lơ, bắp cải, hạt cải dầu, ớt chuông, v.v.

Không uống trà hoặc cà phê trong bữa ăn để tránh ức chế hấp thu sắt

Ngoài ra, bạn cần chú ý đến nguyên tắc cân bằng trong khẩu phần, không nên uống trà, cà phê trong bữa ăn để tránh ức chế sự hấp thu sắt do axit tannic và polyphenol.

Nguồn protein hàng ngày mà cơ thể hấp thụ, hơn một nửa trong số đó đến từ đạm động vật, chúng cũng chứa nhiều axit amin thiết yếu hơn.

Axit folic hòa tan trong nước, không chịu được quá trình gia nhiệt, lưu trữ và chế biến kéo dài. Vì vậy, khi nấu thức ăn, bạn cần tránh hầm lâu hoặc nấu chậm. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh nghiện rượu để không gây thiếu hụt axit folic.

Cũng có một số loại thảo dược Đông y có tác dụng bổ sung máu, hãy xin lời khuyên và tư vấn từ các thầy thuốc y học cổ truyền trước khi sử dụng.

Ngoài ra, còn có nhiều dược liệu có tác dụng bồi bổ, hoạt huyết, lưu thông khí huyết như đương quy, a giao (hay keo da lừa), địa hoàng, kê huyết đằng, bạch thược, hà thủ ô, câu kỷ tử, xuyên khung, hoàng kỳ, đảng sâm, cam thảo...

Một số công thức kết hợp có thể tăng cường tác dụng dưỡng huyết gồm có Tứ Vật Thang, Đương Quy Bổ Huyết Thang, Thập Toàn Đại Bổ Thang, Quy Tỳ Thang... Những ai có nhu cầu thì nên dùng sau khi hỏi ý kiến của thầy thuốc Đông y.

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Thiếu máu, thiếu sắt có triệu chứng gì? 5 chất tốt cho máu cần bổ sung thường xuyên