Thức đêm đến mấy giờ thì gọi là 'thức khuya'? Không phải 23 hay 0 giờ, đừng nhầm!

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngủ là một quá trình cần thiết để các cơ quan và tế bào cơ thể kết thúc 24 giờ làm việc và nghỉ ngơi sau một ngày. Khi thời gian ngủ ngắn, nội tạng không thể đạt được sự "bảo dưỡng" ở mức hợp lý, từ đó suy sụp dần, kéo theo những trở ngại nhất định đối với hoạt động bình thường của cơ thể về lâu dài.

Ngủ, là một phần quan trọng trong quá trình giúp cơ thể phục hồi, tích hợp và củng cố trạng thái sinh lý; đồng thời cũng là một quá trình cần thiết cho sức khỏe con người.

Mỗi ngày có 24 giờ, trong đó 8 tiếng là dành cho giấc ngủ. Chỉ bằng cách hoàn thành thời gian ngủ hợp lý trong khoảng thời gian này, cơ thể mới có thể đạt được trạng thái ổn định.

Tuy nhiên, theo khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, 35.2% người trên toàn cầu có chất lượng giấc ngủ kém, và còn số này tăng dần theo thời gian.

Tác hại của việc thức khuya?

1 - Trong khi thức khuya, các cơ quan và mô tế bào trong cơ thể hấp thụ quá nhiều chất độc hại theo thành phần oxy và không khí vào ban đêm; dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và sức đề kháng, dễ mắc các bệnh mãn tính như nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm trùng gan.

2 - Thức đêm khiến các cơ quan bên trong cơ thể không được phục hồi đúng cách, có thể gây ra các bệnh nhiễm virus như nhiễm khuẩn tụ cầu vàng hay giời leo - hiện tượng sinh lý do sức đề kháng suy giảm và bị vi khuẩn, mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.

3 - Thức khuya trong thời gian dài sẽ dẫn đến tâm trạng bất ổn, gây tổn hại nghiêm trọng đến đồng hồ sinh học, làm rối loạn nhịp sinh học, các cơ quan không thể đưa cơ thể trở về trạng thái khỏe mạnh.

4 - Thức khuya trong thời gian dài sẽ khiến da bị khô và tổn thương. Những người thức khuya lâu thường bị rối loạn dinh dưỡng, nguyên nhân chủ yếu là do lượng hormone trong cơ thể không thể tiết đủ, đây là tình trạng rối loạn nội tiết dẫn đến cơ thể bị viêm mãn tính.

5 - Thức khuya trong thời gian dài sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa tế bào của cơ thể, da không thể nghỉ ngơi bình thường và hoạt động hiệu quả. Theo thời gian da sẽ dần trở nên khô ráp và có hiện tượng nhăn nheo, nhưng nó cũng ảnh hưởng đến sự chuyển hóa bình thường của tế bào và làm cho da bị mụn trứng cá với nhiều mức độ khác nhau.

Thời gian ngủ tốt nhất mỗi ngày là gì?

  • Thời gian ngủ tốt nhất của trẻ sơ sinh 0 - 1 tuổi là 14 - 16 tiếng mỗi ngày.
  • Thời gian ngủ tốt nhất cho trẻ từ 1 - 3 tuổi là 12 - 14 giờ mỗi ngày.
  • Trẻ em từ 4 - 10 tuổi ngủ 9.5 - 11.5 giờ một ngày.
  • Thời gian ngủ tốt nhất cho trẻ vị thành niên từ 11 - 17 tuổi là 8.5 - 10.5 giờ một ngày.
  • Thời gian ngủ tốt nhất của người lớn từ 18 - 28 tuổi là 7.5 - 8.5 giờ mỗi ngày.
  • Người trung niên từ 29 - 59 tuổi tốt nhất nên ngủ từ 7.5 - 8 tiếng mỗi ngày.
  • Thời gian ngủ tốt nhất mỗi ngày của người già trên 60 tuổi là 6 - 7.5 giờ.

Khi nào giấc ngủ được coi là thức khuya?

Phụ nữ thường trải qua nhiều cung bậc cảm xúc vào ban đêm, cộng thêm việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da đắt tiền.

Trong khi đó, đàn ông cũng suy nghĩ không ít vào thời gian này, từ đó làm rối loạn nghiêm trọng đồng hồ sinh học của cơ thể. Nhiều người cho rằng nếu 23 giờ hay 0 giờ sáng mà vẫn chưa ngủ thì mới tính là thức khuya.

Về mặt lâm sàng, từ 23 giờ đến 2 giờ sáng là khoảng thời gian giải độc gan, từ 3 giờ đến 4 giờ sáng, phổi phục hồi dần hệ hô hấp, hấp thụ oxy tươi từ bên ngoài, và làm cho toàn bộ cơ thể hoạt động hiệu quả.

Nói chung, các hoạt động này cần được hoàn thành ở trạng thái ngủ.

Từ quan điểm sinh học, nếu bạn thức quá 22:30 vào ban đêm, về cơ bản nó được đánh giá là thức khuya.

Ngược lại, nếu cơ thể bắt đầu bước vào trạng thái ngủ sâu vào lúc 22h30, các cơ quan khác nhau có thể đạt được trạng thái tốt nhất. Vì vậy, việc ngủ trong thời gian này càng đặc biệt quan trọng.

Bác sĩ khuyến cáo, đồng hồ sinh học của người khỏe mạnh thường bắt đầu bước vào giấc ngủ lúc 22h30 tối. Người thức khuya quá mốc thời gian này trong thời gian dài, sẽ khiến các cơ quan không thể nghỉ ngơi và phục hồi bình thường.

Ở trạng thái đó, các cơ quan và mô tế bào của cơ thể cũng sẽ bị tổn thương lớn. Tình trạng kéo dài sẽ sinh ra nhiều bệnh mãn tính cho cơ thể. Vậy nên, trong trường hợp bình thường, 22h30 buổi tối đến 6h30 sáng là thời gian tốt nhất để ngủ.

Chỉ bằng cách đảm bảo rằng toàn bộ cơ thể đạt đến trạng thái sửa chữa ổn định, thì các cơ quan bên trong mới có thể vận hành ổn định và bền bỉ, góp phần giúp bạn kéo dài tuổi thọ nhờ sức khỏe dẻo dai.

Đồng hồ sinh học của cơ thể bạn đòi hỏi sự kiên trì và đều đặn. Trạng thái ngủ tốt có thể giúp đạt được hiệu quả như vậy.

Cơ thể không có khả năng hoạt động hiệu quả sẽ khiến các cơ quan và tế bào mô không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, làm cho các cơ quan quan trọng bị "hỏng", cuối cùng gây ra các bệnh mãn tính, không có lợi cho sức khoẻ.

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Thức đêm đến mấy giờ thì gọi là 'thức khuya'? Không phải 23 hay 0 giờ, đừng nhầm!