Thuyết âm dương và những lý giải cơ bản về tình trạng sức khỏe con người

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thế giới của chúng ta bao gồm sự tồn tại của hai thực thể đối lập, được xem là liên quan đến khái niệm “âm dương”, như là sự thay đổi của ngày thành đêm, nhiệt độ cực nóng hoặc cực lạnh, v.v. Do đó, để duy trì cân bằng trong cuộc sống, con người cần phải đạt đến trạng thái cân bằng giữa âm và dương.

Khái niệm âm dương liên quan đến sự tồn tại của hai thực thể khác nhau trong cuộc sống. Âm và dương tượng trưng cho tối và sáng, lạnh và nóng, thụ động và chủ động. Hai loại năng lượng tự nhiên này cùng tương tác với nhau, nhưng trái ngược nhau về bản chất.

Khái niệm này cũng được ứng dụng trong y học, đặc biệt là trong y học cổ truyền Trung Hoa (TCM). Trong suốt nhiều thế kỷ, thuyết âm dương là một cơ sở quan trọng giúp Trung y giải thích bệnh lý, chẩn đoán và điều trị bệnh.

Thuyết âm dương và sức khỏe

Đêm và ngày không thể tồn tại mà không có nhau, điều này tương tự như âm và dương. Nghĩa là âm (đêm) và dương (ngày) là hai mặt đối lập nhưng lại bổ sung cho nhau. Tương tự, chúng ta có thể quan sát thấy tình trạng này trong cơ thể người: dạ dày đầy hoặc trống rỗng, nghỉ ngơi hoặc hoạt động, nhiệt độ cơ thể nóng hoặc lạnh, v.v.

Điều này cũng giống như việc cơ thể con người chỉ có thể chịu được nhiệt độ lạnh trong một thời gian ngắn cho đến khi nó cần được làm ấm lên. Nhìn chung, âm và dương phải đạt được trạng thái cân bằng.

Khi áp dụng vào Trung y, âm và dương được xem là một thể thống nhất trong cơ thể con người. Phần thân trên thuộc về dương trong khi phần thân dưới là âm. “Dương” chịu trách nhiệm cho các chức năng khác nhau của cơ thể, liên quan đến nóng (nhiệt). Trong khi các chất dinh dưỡng, chất lỏng cơ thể thuộc về “âm”, liên quan đến lạnh.

Cũng như đêm và ngày, âm dương là hai mặt đối lập bổ sung cho nhau. (Ảnh: Pixabay)

Năng lượng âm và dương trong cơ thể nên ở thế cân bằng và không được vượt quá lẫn nhau. Nếu âm dương mất cân bằng, cơ thể sẽ trở nên dễ mắc bệnh và suy yếu.

Mất cân bằng âm dương

Trạng thái “xung đột” năng lượng giữa âm và dương sẽ gây ra những trạng thái khó khăn cho cơ thể, được gọi là âm thịnh, dương thịnh, âm suy và dương suy.

Âm thịnh

Khi năng lượng âm trong cơ thể vượt quá giới hạn, sẽ hạn chế hoặc có thể phá hủy năng lượng dương. Điều này làm độ ấm nóng (nhiệt) trong cơ thể giảm xuống, dẫn đến việc cơ thể thiếu năng lượng, cơ thể xanh xao, nhạy cảm với nhiệt độ lạnh, hơi thở yếu và nông, giọng nói yếu, đi tiểu thường xuyên, phân lỏng, tiêu chảy, đau bụng, phù, mạch sâu và chuột rút tay chân.

Dương thịnh

Trái ngược với “âm thịnh”, “dương thịnh” được xem là đặc trưng của sự gia tăng năng lượng nóng vượt quá giới hạn, gây ra tác hại đối với âm. Sự dư thừa này làm tăng nhiệt trong cơ thể, với những biểu hiện như: đỏ mặt, đổ mồ hôi, sốt, mạch đập nhanh, nước tiểu sẫm màu, “đánh trống” ngực, khó thở, cảm giác căng cứng ở phần trên cơ thể, chóng mặt, ù tai và thậm chí tăng huyết áp .

Âm suy

Khi năng lượng âm giảm dưới mức bình thường, sự cân bằng bị phá vỡ do “dương” chiếm ưu thế trong cơ thể. Điều này khiến năng lượng âm không thể “khống chế” được sự “bùng phát” của năng lượng dương. Kết quả là, “âm suy” dẫn đến việc cơ thể thiếu chất dinh dưỡng hoặc dịch cơ thể, làm cho cơ thể nóng quá mức.

Dương dư trong cơ thể được đặc trưng bởi đỏ mặt, đổ mồ hôi, sốt và các triệu chứng khác. (Ảnh chụp màn hình YouTube)

Các triệu chứng bao gồm: ấm lòng bàn tay và lòng bàn chân, đổ mồ hôi ban đêm, mạch đập nhanh và mạnh, khô miệng và họng. Ngoài ra, còn có các tình trạng như viêm phổi cấp tái phát, viêm đại tràng, ruột già và viêm da.

Dương suy

Khi năng lượng âm “thống trị” cơ thể, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm vì thiếu năng lượng dương. Lúc này, một số triệu chứng rõ ràng sẽ biểu hiện ra, như là: dị ứng, nhạy cảm ở nhiệt độ thấp, mệt mỏi, mạch yếu, lưỡi trắng, chân tay lạnh, tiêu chảy, co giật, buồn ngủ và thậm chí hôn mê.

Với kiến thức đơn giản này, bạn có thể xác định liệu các năng lượng âm dương trong cơ thể mình có cân bằng hay không. Nếu bạn nghĩ rằng mình cần hỗ trợ để tái cân bằng các năng lượng này, bạn nên tham khảo ý kiến của một bác sĩ Trung y có trình độ.

Thiện Đức

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Thuyết âm dương và những lý giải cơ bản về tình trạng sức khỏe con người