Tiểu nhiều hơn sau khi uống nước có phải là do thận kém hay không?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một số người sau khi uống nước, họ cảm thấy buồn tiểu quá nhanh và tiểu quá nhiều. Họ rất lo ngại về biểu hiện này và cho rằng chức năng thận có vấn đề. Vậy tiểu nhiều sau khi uống nước có liên quan đến sức khỏe của thận hay không?

Thận là cơ quan giải độc và trao đổi chất rất quan trọng, chức năng chính của nó là lọc nước trong cơ thể, lọc chất thải chuyển hóa và các chất ô nhiễm, hình thành nước tiểu và bài tiết ra ngoài.

Nếu chức năng thận có vấn đề, các chất có hại không được chuyển hóa và đào thải, tích tụ trong thời gian lâu sẽ làm tăng áp lực cho thận và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nam giới có thận khỏe không chỉ cải thiện khí chất bên ngoài, mà còn giúp tình cảm vợ chồng trở nên hài hòa hơn.

Bạn có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của thận dựa vào một số triệu chứng phổ biến.

Một số người sau khi uống nước, họ cảm thấy buồn tiểu quá nhanh và tiểu quá nhiều. Họ rất lo ngại về biểu hiện này và cho rằng chức năng thận có vấn đề. Vậy tiểu nhiều sau khi uống nước có liên quan đến sức khỏe của thận hay không?

Tiểu nhiều hơn sau khi uống nước có phải do thận không khỏe?

Thận có hai cấu trúc quan trọng. Cấu trúc đầu tiên là cầu thận và cấu trúc thứ hai là ống thận. Chức năng chính của cầu thận là lọc một số chất, chẳng hạn như muối vô cơ, glucose, ure…

Trong khi đó, chức năng chính của ống thận là tái hấp thu các chất có ích sau khi được hấp thụ vào cơ thể, đào thải trực tiếp các chất độc hại qua nước tiểu.

Một số người cảm thấy muốn đi tiểu sau vài phút uống nước, trong khi những người khác cảm thấy muốn đi tiểu sau khoảng 20 đến 30 phút uống nước, chủ yếu là do quá trình hình thành nước tiểu nhanh chậm khác nhau.

Nếu nước tiểu được hình thành quá nhanh và lưu trữ trong bàng quang, thì cơ thể sẽ cảm thấy buồn tiểu và phải đi vệ sinh thường xuyên hơn. Nhưng nếu tốc độ sản xuất nước tiểu quá chậm, cảm giác buồn tiểu sẽ hầu như không xuất hiện.

Tại sao bạn muốn tiểu tiện ngay khi vừa uống nước?

1. Uống quá nhiều nước

Nói chung, lượng nước hàng ngày của người trưởng thành nên kiểm soát trong khoảng 1800ml đến 2000ml.

Uống nhiều nước sẽ hữu ích hơn trong việc thúc đẩy bài tiết nước tiểu của thận, làm sạch ruột và niệu đạo, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nếu bạn uống quá nhiều nước và làm đầy bàng quang nhiều lần trong ngày, tần suất tiểu tiện sẽ dần dần tăng lên. Nhìn chung, việc tiểu tiện chỉ vì cơ thể thừa nước về cơ bản là hiện tượng sinh lý bình thường, và không có lý do gì phải lo lắng.

2. Dung tích bàng quang nhỏ

Sau khi qua thận, nước tiểu phải được dự trữ trong bàng quang, khi chứa đầy nước tiểu, nó sẽ kích thích thần kinh sọ não và gây ra cảm giác buồn tiểu.

Một số người có bàng quang tương đối nhỏ, uống càng nhiều nước càng khiến bàng quang căng lên. Lúc này, tần suất tiểu tiện của họ sẽ cao hơn so với thông thường.

Nói chung, dung tích bàng quang nhỏ là tình trạng sinh lý bình thường, cứ 10 người thì có khoảng 6 người xuất hiện hiện tượng này, nên bạn không cần quá lo lắng.

3. Kích thích viêm nhiễm

Nếu nước tiểu thường nhiều hơn so với lượng nước uống vào, thì có khả năng là do các kích thích gây viêm. Trong trường hợp bạn mắc một số bệnh về hệ tiết niệu, lượng nước tiểu cũng có thể tăng lên.

Nhìn chung, các bệnh viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt… sẽ ảnh hưởng đến tình trạng tiểu tiện bình thường.

4. Uống nước quá nhanh

Tiểu nhiều cũng liên quan đến thói quen uống quá nhanh, do thận chủ yếu kiểm soát việc tiểu tiện bằng cách tổng hợp và giải phóng urê giúp lợi tiểu.

Nếu bạn uống quá nhiều khiến nước tiểu bị loãng và bàng quang căng lên, có thể khiến cơ thể đào thải nhiều nước hơn, điều này thường làm tăng mật độ đi tiểu, và uống nước chậm hơn có thể giảm bớt tình trạng này.

5. Yếu tố tâm lý

Buồn tiểu thường xuyên cũng có thể liên quan yếu tố liên quan đến tâm lý, chẳng hạn như tiểu nhiều lần, tiểu rắt sau khi uống rượu bia…

Để giải quyết tình trạng này, bạn có thể cố gắng dồn sự tập trung vào một số khía cạnh khác khi cơ thể xuất hiện cảm giác buồn tiểu. Điều này sẽ làm phân tán sự chú ý của não bộ và giảm bớt thói quen này.

Ngoài ra, bạn cũng có thể giảm tần suất tiểu tiện bằng cách giảm lượng nước uống mỗi lần.

6. Thần kinh

Nếu cơ thể ở trong môi trường áp lực cao, nó có thể làm căng bàng quang, kết hợp với nước tiểu từ thận đổ vào sẽ làm tăng cảm giác buồn tiểu.

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Tiểu nhiều hơn sau khi uống nước có phải là do thận kém hay không?