Tìm hiểu về Đường kinh lạc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo Trung y, kinh lạc là đường liên tục thông suốt của khí huyết, kinh là đường thẳng đi khắp cơ thể, lạc là đường liên lạc giữa các kinh, tạo thành màng lưới thấu suốt trong ngoài, quán triệt trên dưới, kết nối các cơ quan tạng phủ với các tổ chức của cơ thể.

Có 12 kinh chính tương ứng với 12 cơ quan nội tạng, từ đó lưu thông xa hơn về tay, chân, đầu và mặt. Khi có vấn đề xảy ra với một trong các cơ quan nội tạng, sự khó chịu cũng sẽ xảy ra ở nhiều điểm khác nhau dọc theo các đường kinh lạc tương ứng.

Khi sử dụng các phương pháp điều trị Trung y như châm cứu tại các điểm trên đường kinh mạch sẽ tương đương với điều trị trên các cơ quan nội tạng tương ứng. Những điểm được xác định này còn được gọi là điểm châm cứu, hay “huyệt vị”.

Ngoài 12 kinh chính liên kết các cơ quan nội tạng với bàn tay và bàn chân, còn có 8 kỳ kinh khác kết nối gián tiếp tới 12 cơ quan nội tạng. Chúng cùng nhau tạo nên 20 kinh lạc thường được biết đến. Ngoài ra, còn có các nhánh của kinh mạch, được gọi là lạc mạch. Chúng được tìm thấy ở nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể với số lượng nhiều không đếm xuể.

Không giống như hệ thống tuần hoàn có cấu trúc mạch máu xác định, bản chất vật chất của kinh lạc không thể xác định chính xác thông qua giải phẫu học. Tuy nhiên, khoa học hiện đại đã phát hiện ra các hiện tượng âm thanh và điện từ độc đáo tại các vị trí của kinh lạc. Các hiện tượng như sinh lý của mạch máu, dây thần kinh, mạc cơ đặc biệt rõ ở các huyệt.

Đường huỳnh quang xác nhận các kinh lạc

Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu cách làm cho các kinh lạc có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Các chuyên gia từ Trường Y Harvard và Viện Châm cứu và Cứu ngải, Viện Khoa học Y học Trung Quốc đã tìm ra cách và công bố nghiên cứu trên tạp chí y khoa quốc tế eCAM (Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine).

Nhóm đã tuyển chọn 15 tình nguyện viên có sức khỏe tốt. Họ được đánh dấu trên tay tuyến đường và huyệt của kinh mạch màng ngoài tim.

Sau đó, tại huyệt Nội quan (gần cổ tay), họ tiêm thuốc nhuộm huỳnh quang vào da một cách thận trọng sao cho thuốc nhuộm không được tiêm dưới da. Tổng cộng có 23 mũi tiêm được thực hiện (một số ở cánh tay trái, một số ở cánh tay phải và một số ở cả hai).

Trong đó người ta quan sát được ở 18 mũi tiêm, thuốc nhuộm di chuyển một đường dọc theo cánh tay. Nó vạch ra một con đường từ huyệt Nội Quan đi lên kinh lạc màng ngoài tim đến huyệt Khúc trì gần khuỷu tay trong. Còn ở 5 mũi tiêm khác, huyệt Khúc trì sáng lên, nhưng không có đường huỳnh quang nối các điểm. Trong một số trường hợp, các điểm sáng xuất hiện tại các huyệt Khúc trì trước khi đường huỳnh quang hình thành hoặc sau khi hình thành xong.

Những đường này không theo mạch bạch huyết hoặc mạch máu.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng sau khi tiêm thuốc nhuộm huỳnh quang vào huyệt Nội quan ở mặt trong của cổ tay, thuốc nhuộm sẽ lan dọc theo kinh tuyến màng ngoài tim giữa các điểm Jianshi và Quze, mô tả quỹ đạo của kinh tuyến màng ngoài tim. (Thuốc thay thế và bổ sung dựa trên bằng chứng)

Huyệt Khúc trì là một trong những huyệt đạo của kinh đại trường, Theo thuyết kinh lạc nó là điểm tập hợp năng lượng, hay còn gọi là khí. Đây là những điểm hợp lưu. Giống như điểm cuối nơi các nhánh từ mọi hướng gặp nhau trước khi cùng hội tụ vào biển. Các kinh lạc này cũng chảy và hội tụ. Các kết quả thí nghiệm xác nhận dường như không chỉ tồn tại các điểm và đường đi giữa chúng, mà còn có cả dòng năng lượng có hướng.

Để xác nhận liệu một quỹ đạo tuyến tính tương tự có xuất hiện khi tiêm thuốc nhuộm huỳnh quang vào bất kỳ điểm nào khác trên tay hay không, các nhà nghiên cứu đã thiết kế một thí nghiệm tầm soát.

Thuốc nhuộm huỳnh quang được tiêm vào một vị trí không phải huyệt cách Nội quan khoảng 1cm. Thí nghiệm này đã được thực hiện bảy lần và không có đường nào giống nhau xuất hiện ở bất kỳ đường nào trong số đó, điều này càng chứng tỏ rằng các huyệt đạo có các đặc tính năng lượng riêng biệt.

Các nhà nghiên cứu cũng tiêm thuốc nhuộm huỳnh quang vào các huyệt Giản sử và Jianshi và Đại lăng. Cả hai đều nằm trên cùng một kinh lạc màng ngoài tim. Kết quả là các đường cũng xuất hiện dọc theo chúng.

Huyệt và kinh lạc có đặc điểm sinh lý đặc biệt

Trước đây, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng lực cản thủy lực tại các kinh lạc và huyệt đạo thấp hơn so với các vị trí khác.

Thông qua quan sát bằng tia hồng ngoại, người ta cũng phát hiện ra rằng sau khi nhận được cứu ngải, các dải ánh sáng sẽ xuất hiện ở vị trí của các kinh mạch.

Năm 2008, một nghiên cứu công bố trên tạp chí “Nghiên cứu Châm cứu và Kinh lạc” đã phát hiện ra rằng khi tiêm thuốc nhuộm đồng vị phóng xạ vào huyệt của một con lợn nhỏ, thuốc nhuộm đã di chuyển dọc theo kinh lạc.

Nhiều nhà khoa học đã cố gắng tìm ra mối liên hệ giữa kinh lạc với mạch máu, dây thần kinh và mô liên kết. Họ phát hiện ra rằng tại các huyệt, các mao mạch phân bố dày đặc hơn so với các bộ phận khác của cơ thể.

Các nghiên cứu giải phẫu ở Trung Quốc vào thế kỷ trước cũng phát hiện ra rằng có nhiều dây thần kinh hơn trong các kinh lạc và huyệt đạo. Hướng của một số kinh lạc thực sự phù hợp với hệ thống thần kinh.

Một nghiên cứu khác cũng cho thấy 80% các huyệt châm cứu có mối quan hệ tương ứng với vị trí của bề mặt mô liên kết giữa các cơ hoặc trong cơ.

Huyệt chống viêm

Các nhà khoa học cũng đang khám phá cơ chế mà châm cứu có thể điều trị bệnh.

Nghiên cứu đã xác nhận tác dụng chống viêm của châm cứu, quy cơ chế này cho các tế bào thần kinh cụ thể.

Tháng 11/2021, một nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature cho thấy rằng việc kích thích huyệt Túc tam lý (ST36) của chuột bằng phương pháp châm cứu điện có thể điều khiển trục chống viêm phế vị-thượng thận ở chuột. Do đó ức chế tình trạng viêm toàn thân do vi khuẩn gây ra.

Nghiên cứu cũng cho thấy cơ chế chống viêm kích thích ST36 có liên quan đến tế bào thần kinh PROKR2. Ở những con chuột có tế bào thần kinh bị tổn thương, kích thích điện châm vào huyệt này không còn phát huy tác dụng chống viêm.

Túc tam lý là một trong những huyệt duy trì sức khỏe quan trọng nhất. Khi mát xa huyệt này thường xuyên sẽ có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch và giúp dạ dày khỏe mạnh.

Huyệt này cũng được tìm thấy ở nhiều loài động vật. Ví dụ, nghiên cứu cho thấy mật độ vi mạch của Túc tam lý ở thỏ cao hơn đáng kể so với những loài không có huyệt này.

Kinh lạc vẫn là một bí ẩn đối với khoa học hiện đại

Kiến thức về hệ thống thần kinh và tuần hoàn vẫn không đủ để giải thích đầy đủ về kinh lạc.

Giáo sư, bác sĩ Trung y - Liu Xinsheng thuộc một trường đại học công lập của Canada, đã mô tả một trường hợp lâm sàng mà ông đã gặp: Một bệnh nhân bị đau thần kinh tọa cấp tính. Ông đã châm cứu vào huyệt Phong trì trên cổ đang bị vẹo của bệnh nhân. Cơn đau nhanh chóng biến mất, bệnh nhân sau đó có thể xuống giường và bắt đầu di chuyển.

Bác sĩ Liu chỉ ra rằng dây thần kinh tọa là một nhánh từ dây thần kinh cột sống của cột sống thắt lưng. Nó được phân bổ ở các chi dưới của cơ thể con người, trong khi đó huyệt Phong trì lại không có kết nối vật lý trực tiếp với dây thần kinh tọa. Như vậy, giải thích hiện tượng này bằng màng lưới thần kinh là không thuyết phục. Do đó, hiện tượng này chỉ có thể giải thích bằng lý thuyết kinh lạc.

Mặc dù nhiều nghiên cứu lâm sàng đã khẳng định tác dụng của châm cứu trong điều trị bệnh nhưng các nhà khoa học vẫn chưa giải đáp được hết những bí ẩn của kinh lạc. Vậy làm thế nào mà người Trung Quốc cổ đại đã khám phá ra các kinh lạc cách đây từ vài nghìn năm?

Một giả thuyết nằm trong văn hóa của những người cổ đại.

Danh y Lý Thời Trân, cũng là nhà văn nổi tiếng của triều đại nhà Minh, tác giả của bộ bách khoa toàn thư thế kỷ 16 về y dược đông y “Bản thảo cương mục" đã từng nói: “Chỉ những người hướng nội mới có thể quan sát được các đường hầm của các cơ quan nội tạng.”

Các đường hầm mà vị thầy thuốc vĩ đại nói đến có thể hiểu chính là các kinh lạc năng lượng. Hướng nội gắn liền với khái niệm tu dưỡng bản thân trong văn hóa truyền thống Trung Quốc. Đây là một cách thức rèn luyện nhân cách và đạo đức của một người. Một thực hành mang bản chất tâm linh. Chỉ những ai nghiên cứu về nội tâm của con người với tư duy này mới hiểu được dòng năng lượng bên trong cơ thể.

Bác sĩ Liu cho biết, người xưa không thí nghiệm vật lý, hóa học hay hình ảnh. Họ thông qua thiền định mà nhận thức được dòng năng lượng trong cơ thể. Nghiên cứu của họ đã được ghi lại trong các tàng thư về những kinh lạc này. Mặc dù chúng không tồn tại trong cấu trúc giải phẫu, nhưng có thể được phát hiện và phản ánh về mặt vật chất và được quan sát như một hiện tượng lâm sàng cho đến tận ngày nay.

Theo Epoch Times tiếng Anh
Cát Mộc biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Tìm hiểu về Đường kinh lạc