‘Tin vào khoa học’ trong đại dịch Covid-19: Những gì chúng ta phải hy sinh có đáng giá?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đeo khẩu trang bằng vải hoặc giấy có bảo vệ bạn khỏi virus không? Xét nghiệm PCR có phải là phương pháp đáng tin cậy để xác định nhiễm trùng không? Phong toả có giúp làm chậm sự lây lan không? Có loại thuốc an toàn nào đã điều trị hoặc ngăn ngừa thành công COVID-19? Đặt những câu hỏi này cho một số người ngẫu nhiên và bạn có thể sẽ nhận được nhiều đáp án rất mâu thuẫn.

Đó là bởi vì có rất nhiều sự nhầm lẫn xung quanh đại dịch COVID. Các chuyên gia y tế luôn nhấn mạnh rằng khoa học là cơ sở cho các mệnh lệnh y tế công cộng của họ, nhưng nhiều bác sĩ, nhà lập pháp và nhà khoa học đã đang thách thức lại chính khoa học, khi các quy tắc mà họ đặt ra lại không có đủ lý do thuyết phục để khẳng định chúng.

Ngay cả nguồn gốc của virus cũng đã gây ra nhiều tranh cãi về mặt khoa học. Kể từ buổi bình minh của đại dịch, nhiều chuyên gia y tế khẳng định rằng SARS-CoV-2 có nguồn gốc tự nhiên, và được lây truyền từ dơi sang người. Bất chấp những bằng chứng cho thấy phòng thí nghiệm virus của Trung Quốc có thể là nguồn gốc thực sự, một tuyên bố vào tháng 2 năm 2020 trên tạp chí The Lancet đã coi phỏng đoán virus nhân tạo là một “thuyết âm mưu hoang đường”. Kể từ đó, ý tưởng cho rằng virus là do con người tạo ra thường xuyên vấp phải sự chỉ trích, kiểm duyệt trên mạng xã hội.

Cựu Giám đốc CDC Robert Redfield nói với Vanity Fair rằng, ông đã nhận được những lời doạ giết từ các đồng nghiệp là những nhà khoa học, sau khi nói trên CNN rằng coronavirus đã “trốn thoát” khỏi Viện Virus học Vũ Hán.

Ông Redfield cho biết: “Tôi bị đe dọa và tẩy chay chỉ vì tôi đã đề xuất một giả thuyết khác. Tôi vốn nghĩ tuyên bố của mình sẽ động chạm đến các chính trị gia. Nhưng tôi không ngờ chúng lại đến từ các nhà khoa học”.

Nhưng giờ đây, các chuyên gia y tế, những người từng xa lánh ý tưởng này cũng phải thừa nhận rằng giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm ít nhất là một khả năng có cơ sở.

Nhưng giờ đây, các chuyên gia y tế, những người từng xa lánh ý tưởng này cũng phải thừa nhận rằng giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm ít nhất là một khả năng có cơ sở.
Nhưng giờ đây, các chuyên gia y tế, những người từng xa lánh ý tưởng này cũng phải thừa nhận rằng giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm ít nhất là một khả năng có cơ sở. (Wikimedia Commons)

Điều quan trọng là phải hiểu các chi tiết khoa học đằng sau COVID-19, bởi vì nắm được càng nhiều thông tin, chúng ta càng có thể phản ứng tốt hơn trong đại dịch.

Covid-19 không chỉ mang đến một loại virus mới, mà còn mang đến một lối sống hoàn toàn mới. Với lý do làm chậm sự lây lan của dịch bệnh, những biện pháp áp đặt phong toả đang làm tổn thương hoặc phá hủy các doanh nghiệp nhỏ, đóng cửa trường học và khiến các vòng kết nối xã hội của chúng ta trở nên nhỏ bé một cách đau đớn. Các quan chức đã lấy cớ cho những bất tiện kéo dài này với một lý do có vẻ hợp lý: "Hãy tin tưởng vào khoa học".

Nhưng liệu khoa học có ủng hộ những hy sinh này của chúng ta không? Việc phong toả và đeo khẩu trang có thực sự cứu được mạng sống như các chuyên gia y tế đã tuyên bố? Sau một năm trải nghiệm trong thế giới thực cùng vô số nghiên cứu, liệu chúng ta đã thật sự hiểu rõ hơn về những gì hiệu quả và những gì không trong đại dịch hay chưa?

Tiến sĩ Colleen Huber giải quyết câu hỏi trong cuốn sách mới của cô, "Sự thất bại của COVID". Nhiệm vụ của cô là giúp mọi người hiểu về cách cơ thể chúng ta hoạt động, các phương pháp chúng ta đã sử dụng trong quá khứ để giải quyết nhiễm trùng và bằng chứng khoa học liên quan đến COVID-19, để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cuộc khủng hoảng mà chúng ta phải đối mặt.

Huber cho biết: “Có quá nhiều hiểu lầm liên quan đến COVID. Chúng ta không biết nhiều về hệ thống miễn dịch của con người và cách hoạt động của virus nói chung. Thực tế, các biện pháp can thiệp tự nhiên đã hoạt động rất hiệu quả đối với tổ tiên của chúng ta trong vô số thế hệ, việc gieo rắc câu chuyện đáng sợ về virus chỉ càng đẩy con người vào tận cùng sâu thẳm của sự tuyệt vọng“.

Việc gieo rắc câu chuyện đáng sợ về virus chỉ càng đẩy con người vào tận cùng sâu thẳm của sự tuyệt vọng
Việc gieo rắc câu chuyện đáng sợ về virus chỉ càng đẩy con người vào tận cùng sâu thẳm của sự tuyệt vọng. (Getty)

Kết luận của Huber đi ngược lại với phần lớn những gì được báo cáo trên các phương tiện truyền thông chính thống. Nhưng cô đã trích dẫn hơn 500 nghiên cứu y học để chứng minh luận điểm của mình.

Mục đích của cô là trình bày sự hiểu biết tốt nhất từ ​​các bằng chứng chất lượng: các nghiên cứu liên quan đến con người, chủ yếu là bệnh nhân COVID-19 và nhóm đối chứng, và hiếm khi lấy dữ liệu từ các thí nghiệm trên động vật.

Sự khác biệt rất quan trọng bởi vì, trong lĩnh vực khoa học, một số nghiên cứu được coi là mạnh hơn những nghiên cứu khác. Ví dụ, cơ sở của việc yêu cầu giãn cách xã hội và phong toả chủ yếu đến từ các nghiên cứu quan sát và mô hình toán học, tại đó, người ta thấy rằng biện pháp này có thể làm chậm sự lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, Huber cho rằng việc giãn cách bằng biện pháp ngăn cách xã hội hoàn toàn không khoa học.

Các bằng chứng trước đây cũng cho thấy rằng nó không đủ hiệu quả để giúp nhân loại vượt qua khó khăn. Tổ chức Y tế Thế giới đã bác bỏ ý tưởng coi xã hội như một biện pháp y tế công cộng vào năm 2006, thậm chí còn gọi đây là ý tưởng “không hiệu quả và xa rời thực tế”. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đã quyết định xem xét lại ý tưởng này khi đối mặt với COVID. Mọi người được hướng dẫn cách xa nhau 2m vào năm 2020. Sau đó vào năm 2021, khoảng cách quy định mới là cách nhau 1m.

Ngay cả trong nhà, bạn vẫn được khuyến khích tạo ra các điểm đánh dấu trên sàn như một lời nhắc nhở về khoảng cách quy định giữa mọi người. Nhưng trong một bài báo trên Tạp chí Phố Wall, cựu Ủy viên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Tiến sĩ Scott Gottlieb cho biết không có “cơ sở khoa học” nào để viện dẫn cho hướng dẫn giữ cự ly 2m, và cũng không có “thử nghiệm đối chứng nào cho thấy giá trị của phương pháp này”.

Ngay cả trong nhà, bạn vẫn được khuyến khích tạo ra các điểm đánh dấu trên sàn như một lời nhắc nhở về khoảng cách quy định giữa mọi người.
Ngay cả trong nhà, bạn vẫn được khuyến khích tạo ra các điểm đánh dấu trên sàn như một lời nhắc nhở về khoảng cách quy định giữa mọi người. (Getty)

Lý do đằng sau của quy định giữ khoảng cách tối thiểu 2m phụ thuộc vào suy nghĩ cho rằng, nhiều người trong số chúng ta đã đang vô tình làm lây lan virus. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa rõ mức độ thiệt hại mà những người nhiễm virus không triệu chứng này có thể gây ra. Trong một bản tin ngắn của WHO từ tháng 6 năm 2020, nhà dịch tễ học bệnh truyền nhiễm Maria Van Kerkhove tuyên bố rằng, sự lây lan của virus do những người mang mầm bệnh không có triệu chứng "dường như là rất hiếm".

Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, trên một video trực tiếp trên Facebook, Van Kerkhove giải thích rằng có "sự hiểu lầm" gắn liền với tuyên bố trước đó của cô. Cô giải thích rằng những người không có triệu chứng trên thực tế có thể lây lan virus, mặc dù mức độ lây lan của họ vẫn chưa được biết.

Huber không tìm thấy bằng chứng nào chứng minh có sự lây truyền virus từ một người không có triệu chứng. Tạp chí Nature đã công bố một nghiên cứu về dân số Vũ Hán, với sự tham gia của gần 10 triệu người. Họ không tìm thấy kết quả xét nghiệm dương tính nào trong số 1.174 người tiếp xúc gần với các trường hợp không triệu chứng.

Khẩu trang có thể cứu mạng?

Có lẽ không có khía cạnh nào của COVID gây tranh cãi nhiều hơn khẩu trang, và rất nhiều sự nhầm lẫn bắt nguồn từ những thông điệp lộn xộn.

Khẩu trang có thể cứu mạng?
Khẩu trang có thể cứu mạng? (Getty)

Đầu tiên, khẩu trang được cho là không thể bảo vệ mọi người khỏi sự lây truyền virus, một tháng sau đó, chúng lại được coi là vật dụng thiết yếu cho mọi người. Đầu năm nay, ông Anthony Fauci thậm chí còn khuyên đeo 2 - 3 khẩu trang.

Thông điệp về khẩu trang vẫn còn ở khắp nơi. Một vài tháng trước, các quan chức y tế Mỹ tuyên bố rằng ngay cả sau khi nhận được vaccine COVID, khẩu trang vẫn cần được đeo cho đến ít nhất là năm 2022 và có thể xa hơn nữa.

Nhưng việc cho rằng đeo khẩu trang có thể cứu sống nhiều người hơn lại không giống với những gì xảy ra trong thực tế ở một số tiểu bang Hoa Kỳ.

Vào tháng 3, bang Texas và Mississippi đã dỡ bỏ lệnh bắt buộc đeo khẩu trang, bất chấp cảnh báo rằng động thái này sẽ dẫn đến sự gia tăng của các ca nhiễm Covid mới và một số trường hợp tử vong nhất định. Tuy nhiên thay vào đó, số người chết tại các bang này lại giảm mạnh.

Huber đã nghiên cứu sâu về vấn đề khẩu trang. Kết luận của nhóm nghiên cứu của cô sau khi xuất bản 4 bài báo cho thấy khẩu trang “khiến bệnh nhân nhiễm COVID-19 trở nên tồi tệ hơn về mọi mặt” do thiếu oxy, viêm phổi do vi khuẩn v.v. Huber chỉ ra dữ liệu nhân khẩu học cho thấy, việc sử dụng khẩu trang cũng tương quan với tỷ lệ nhiễm COVID-19 cao hơn.

Điều gì mới thật sự hiệu quả?

Có bằng chứng cho thấy, các trường hợp nhiễm COVID-19 nghiêm trọng và tử vong có liên quan chặt chẽ với việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng có khả năng hỗ trợ chức năng miễn dịch, cụ thể là vitamin C, vitamin D và kẽm. Mức độ thấp của các chất dinh dưỡng này luôn được tìm thấy ở những người ốm yếu nhất. Đó cũng là lý do tại sao nhiều bác sĩ kê đơn các chất dinh dưỡng này trong phác đồ điều trị COVID của họ.

Có nhiều bằng chứng chứng minh tính hiệu quả của vitamin D. Một nghiên cứu từ Mayo Clinic cho thấy, các bệnh nhân nhập viện do Covid-19 phải cần sự can thiệp của máy thở cũng như tử vong tại bệnh viện, phần lớn đều có mức vitamin D dưới ngưỡng tham chiếu được khuyến nghị.

Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, vitamin D giúp bệnh nhân Covid-19 rút ngắn thời gian nằm viện, tiết kiệm chi phí chăm sóc cũng như giảm tỷ lệ tử vong hiệu quả.

Huber chỉ ra rằng phần lớn những người chết vì COVID-19 là người cao tuổi hoặc béo phì, đây chỉ là hai nhóm dân số mà vitamin D thấp là một vấn đề đặc biệt. Người cao tuổi có xu hướng thiếu vitamin vì họ thường xuyên ở trong nhà và cơ thể của họ không thể tự sản xuất vitamin tốt như những người trẻ tuổi. Trong khi đó, béo phì lại tạo thêm một trở ngại khác.

Cô nói thêm: “Vitamin D là một loại vitamin tan trong chất béo. Nó được lưu trữ trong chất béo của cơ thể. Tất cả chúng ta đều có chất béo. Tuy nhiên, khi chúng ta càng béo phì, lượng vitamin D tương tự trong cơ thể càng bị pha loãng thành chất béo ngoại vi, vì vậy nó không thực sự được hệ thống miễn dịch sử dụng nhiều. Lý do tôi đề cập đến nó là vì theo CDC, 78% [trong số các trường hợp tử vong do COVID-19] bị béo phì”.

Thuốc điều trị

Một tranh cãi lớn khác về COVID-19 là liệu có loại thuốc an toàn và hiệu quả để điều trị hay không. Các chuyên gia y tế và cơ quan quản lý chỉ xác nhận 3 hoặc 4 loại vaccine thử nghiệm được phép sử dụng khẩn cấp, và bất kỳ loại vaccine nào khác đều không được khuyến khích. Nhưng nhiều bác sĩ cho biết, họ đã điều trị thành công COVID bằng các biện pháp vốn chưa được cơ quan quản lý phê duyệt. Gây tranh cãi nhất trong số này là chloroquine hoặc hydroxychloroquine (HCQ).

Trong một bài báo năm 2005 được xuất bản trên Tạp chí Virology của Viện Y tế Quốc gia, các nhà nghiên cứu kết luận rằng chloroquine là một "chất ức chế mạnh đối với sự lây nhiễm và lây lan của coronavirus SARS."

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Chloroquine có tác dụng kháng virus mạnh đối với sự lây nhiễm SARS-CoV của các tế bào linh trưởng. Các tác động ức chế này được quan sát thấy khi các tế bào được điều trị bằng thuốc trước hoặc sau khi tiếp xúc với virus. Điều này càng khẳng định cả lợi ích dự phòng và điều trị của thuốc”.

Tuy nhiên, đối với COVID-19, HCQ “đột nhiên” lại được coi là nguy hiểm. Tạp chí The Lancet báo cáo rằng HCQ không giúp điều trị COVID, mà thay vào đó, chỉ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn. Các cơ quan quản lý dược phẩm nhanh chóng lên án loại thuốc này, các nghiên cứu liên quan đến HCQ đã bị dừng lại và các bệnh viện đồng loạt sa thải những bác sĩ đã kê đơn có chứa thuốc HCQ.

Mặc dù báo cáo của The Lancet đã thất bại trong cuộc bình duyệt và bài báo đã được rút lại một cách lặng lẽ, nhưng, các quan chức y tế vẫn coi HCQ là một phương pháp điều trị COVID nguy hiểm và không được khuyến khích.

Tuy nhiên, các phản ứng của những chuyên gia y tế về HCQ lại đối nghịch hoàn toàn với với khoa học. Nhiều bác sĩ trên khắp thế giới báo cáo đã sử dụng thành công thuốc HCQ trong phòng khám, các nghiên cứu cũng cho thấy HCQ đem lại nhiều hứa hẹn hơn là nguy hiểm. 53 nghiên cứu khoa học cho thấy kết quả tích cực của HCQ đối với COVID.

Ngoài bài báo trên Lancet, Huber chỉ tìm thấy 13 nghiên cứu toàn cầu cho thấy kết quả trung tính hoặc tiêu cực về HCQ, và 10 trong số đó là nghiên cứu, thử nghiệm thuốc ở giai đoạn rất muộn của bệnh mà không có loại thuốc kháng virus nào được cho là có tác dụng. Tác giả của hai trong số các bài báo tiêu cực đã lấy dữ liệu từ một nghiên cứu ít người biết đến ở Brazil, nơi đã cung cấp liều lượng lớn HCQ cho những bệnh nhân cực kỳ ốm yếu.

Một loại thuốc khác ít được biết đến hơn mà các bác sĩ đang sử dụng để điều trị thành công COVID là ivermectin, ngoài HCQ, nằm trong Danh sách Thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới.

Huber dẫn một phân tích tổng hợp từ 49 thử nghiệm trên bệnh nhân Covid-19 liên quan đến ivermectin, tất cả đều cho kết quả khả quan.

Bất chấp bằng chứng an toàn đã có từ ba thập kỷ trước, FDA không khuyến khích việc sử dụng ivermectin cho COVID. Tuy nhiên, mối quan tâm duy nhất mà cơ quan này đề cập là nguy cơ quá liều.

Một điểm thu hút lớn của ivermectin là giá cả. Huber nói rằng ở Châu Phi, một liệu trình điều trị đầy đủ bằng ivermectin đối với bệnh nhân COVID có giá chưa đến một đô la Mỹ. Đối với cả tính an toàn và hiệu quả, cô ấy xếp nó là phương pháp điều trị COVID hàng đầu.

Huber nói: “Tôi nghĩ ivermectin tỏ ra là phương thuốc hứa hẹn nhất trong tất cả các phương pháp trị liệu mà tôi đã đề cập. Để phòng ngừa, mọi người nên đảm bảo rằng họ có đủ vitamin D. Nhưng về mặt chữa bệnh, không có gì đánh bại được ivermectin. Protein tăng đột biến là lối vào chính của SARS-CoV2 vào tế bào người, là là một phức hợp được hình thành bởi ba đại phân tử (hay còn gọi là “protein trimeric”). Tôi đã nghĩ sẽ thật may mắn nếu ivermectin chỉ chặn một trong ba phần đó, nhưng nó đã chặn được cả ba”.

“Ivermectin gần như được tạo ra để dành riêng cho COVID vì nó ngăn chặn được cả ba đại phân tử của protein đột biến, đồng thời ngăn chặn sự nhân lên của virus và nó sẽ không cho nó phép virus xâm nhập vào tế bào người. Thêm vào đó, nó có một hồ sơ an toàn tuyệt vời. Hơn 3.7 tỷ liều đã được tiêm kể từ năm 1975, hoàn toàn không gây tác dụng phụ, kể cả trẻ em và phụ nữ mang thai”.

Hoàng Tuấn
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

‘Tin vào khoa học’ trong đại dịch Covid-19: Những gì chúng ta phải hy sinh có đáng giá?