Tỏi - Kháng sinh tự nhiên và Giấm tỏi giúp tăng cường khả năng miễn dịch

Giúp NTDVN sửa lỗi

Y học hiện đại cho rằng, tỏi rất giàu sufide và allicin, có tác dụng kháng khuẩn và sát trùng, có thể dự phòng bệnh tim mạch, ổn định đường huyết và tăng cường khả năng miễn dịch...

Tỏi vị cay nồng, ôn ấm trung tiêu, có thể sử dụng như một loại gia vị trong chế độ ăn uống hàng ngày để kiện Vị và kích thích tiêu hóa. Ngoài ra, tỏi có khả năng sát khuẩn và giải độc nên còn được gọi là kháng sinh tự nhiên.

Tỏi giúp kháng khuẩn sát trùng

Đông Y dùng tỏi để trị nhiều loại bệnh tật, bao gồm ngoại cảm phong hàn, cảm mạo đau đầu, ung tiết thũng độc (mụn nhọt sưng đau), bệnh ký sinh trùng, đau dạ dày do lạnh, ăn uống tích trệ, lao phổi, ho gà...

Cuốn cổ thư Sưu thần ký có viết câu chuyện về Thần y Hoa Đà đã sử dụng tỏi để bài xuất "đại trùng" ra khỏi thân thể, khiến cho người ta kinh ngạc:

Có một ngày Hoa Đà đi trên đường trông thấy một người rất muốn ăn nhưng cổ họng đang có bệnh nên không thể nuốt xuống được, người hầu của người đó dùng xe chở chủ nhân đi tìm thầy thuốc để chữa trị. Hoa Đà nghe thấy người đó rên rỉ, dừng xe lại xem một chút, sau đó nói với người đó: "Trên đường nhà người vừa rồi đi qua, có một cửa hàng bán bánh có tỏi ngâm với dấm, lấy 3 thăng mà uống, bệnh tự nhiên sẽ khỏi". Thế là người này nghe theo lời Hoa Đà, lấy dấm tỏi uống, tức khắc thổ ra một con rắn.

Y học hiện đại cho rằng, tỏi rất giàu sufide và allicin, có tác dụng kháng khuẩn và sát trùng, có thể dự phòng bệnh tim mạch, ổn định đường huyết và tăng cường khả năng miễn dịch.

Theo nghiên cứu của trường Đại học Đài Loan, đối với người thích ăn thịt đỏ mà nói, mỗi ngày ăn từ 5g đến 15g tỏi, ước chừng từ 1 đến 3 tép tỏi, có thể có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch nguy hiểm.

Ăn tỏi sống mùi sẽ rất nồng và khiến chúng ta cảm thấy ngại. Tuy nhiên, các chất trong tỏi chỉ khi ăn sống mới có thể phát huy tối đa tác dụng, sau khi qua nhiệt sẽ không tốt như thế nữa. Sau khi làm nóng, nấu chín, tác dụng của các chất trong tỏi liền giảm đi rất nhiều. Ngoài ra, còn có thể dùng phương thức ngâm tẩm để chiết xuất các dưỡng chất có trong tỏi, thí dụ như ngâm củ tỏi với giấm.

Khi mua tỏi, cần đặc biệt chú ý đến độ tươi. Không chỉ cần nhìn bằng mắt, mà còn phải sờ tận tay, lựa chọn những củ rắn chắc, vỏ ngoài bao kín phần bên trong. Phần lớn mọi người khi mua tỏi đều sẽ lựa chọn củ tỏi có vỏ hoàn toàn trắng, kỳ thực đây là quan niệm sai lầm. Tỏi vỏ màu tía hương vị còn nồng đậm tỏi vỏ trắng, khả năng sát khuẩn cũng mạnh hơn.

Tỏi mọc mầm có độc không?

Tỏi đã mọc mầm đề nghị không nên mua, có thể là đã tồn trữ trong thời gian quá lâu, hoặc là do bảo quản không được tốt.

Như vậy, củ tỏi mọc mầm rốt cuộc có thể ăn được không? Cơ quan Y tế tại Đài Loan giải thích rằng, tỏi trong quá trình nảy mầm chỉ là tiêu hao mất các chất dinh dưỡng, làm cho múi tỏi héo đi, teo lại, các giá trị dịnh dưỡng giảm lượng lớn, nhưng không có độc, vẫn có thể dùng để ăn. Thên thực tế, đem củ tỏi đã nảy mầm trồng trong chất dung môi hoặc trong đất, mầm non màu xanh sẽ dài ra. Mầm tỏi chính là một mỹ vị dùng trong nấu ăn.

Tỏi vị cay nên rất dễ kích thích dạ dày, ăn quá nhiều sẽ sinh ra chướng khí. Đối với người già bị loét dạ dày, công năng của dạ dày đường ruột suy yếu, tốt nhất tránh ăn tỏi sống. Cho dù đã nấu chín cũng cần lưu ý đến lượng dùng, để tránh tạo thêm gánh nặng cho dạ dày và đường ruột ở người già.

Tỏi ngâm giấm giúp tăng cường miễn dịch

Trong những tháng gần đây, dịch bệnh virus Vũ Hán đã tái xuất hiện trên toàn cầu. Trong hoàn cảnh đó, các loại phương thuốc tăng cường khả năng miễn dịch trong dân gian cũng được chia sẻ rộng rãi. Tỏi ngâm dấm cũng là một trong số ấy.

Ngoài tỏi, Đông Y cho rằng giấm cũng giúp giải độc và sát trùng. Tỏi ngâm giấm ngoài lợi ích có tác dụng miễn dịch ra, cũng có thể dự phòng xơ cứng động mạch, thúc đẩy tiêu hóa, tiêu dầu mỡ, kháng khuẩn.

Đem 500g tỏi tươi, bóc vỏ, rửa sạch để ráo nước, cho thêm một chút điềm cúc diệp hoặc đường phèn, một chút muối, cho vào bình thủy tinh sạch, lại đổ vào 2 lít giấm gạo, đậy kín lại, ngâm trong vòng hơn 1 tháng là có thể dùng được. Thời gian ngâm càng lâu, hương vị của giấm sẽ càng thơm.

Song trước khi uống giấm tỏi, trước tiên nên pha loãng 10 lần, chú ý kị uống lúc đói. Hơn nữa, với người thể chất hư hàn thì tốt nhất là nên uống ấm, để tránh sinh ra hại thân.

Ngoài giấm tỏi ra, với người thích uống rượu cũng có thể lấy tỏi ngâm với rượu, làm thành rượu tỏi, mỗi ngày trước khi ngủ uống 1 chén nhỏ. Người không thích rượu có thể dùng mật ong ủ với tỏi, mỗi ngày lúc sáng sớm khi đói bụng ăn 2-3 tép, có thể dự phòng cao huyết áp. Phương pháp thực liệu này đã lưu truyền từ thời cổ đại đến nay, đều có thể dùng để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Tác giả Tăng Yến Quân

Đức Tuệ
- Theo The Epoch Times.



BÀI CHỌN LỌC

Tỏi - Kháng sinh tự nhiên và Giấm tỏi giúp tăng cường khả năng miễn dịch