Tỏi nảy mầm có ăn được không?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tỏi có thể đóng vai trò thêm hương vị cho mọi món ăn. Nhưng mùi của nó cũng có thể kích thích và gây nghiện. Mặc dù vậy, đôi khi chúng ta có thể phát hiện một số củ tỏi mọc mầm, liệu chúng còn có thể ăn được hay không?

Không ít người cho rằng tỏi nảy mầm là không thể ăn được, và nếu ăn sẽ bị ngộ độc. Tuy nhiên, một số người lại chọn cách cắt bỏ phần bị mọc mầm và giữ phần còn lại để ăn.

Vậy quan điểm nào là đúng?

Trên thực tế, tỏi đã mọc mầm có thể ăn được, mặc dù vẻ ngoài của nó có thể đã chuyển sang màu xanh.

Tuy nhiên, có một sự khác biệt cơ bản giữa tỏi mọc mầm và khoai tây mọc mầm, lý do tại sao nhiều người nói rằng không thể ăn tỏi mọc mầm là do họ chưa có hiểu biết cụ thể về mầm tỏi.

Nhìn vào màu sắc bề mặt

Nếu màu bên trong tỏi có màu đen hoặc vàng thì có nghĩa là tỏi đã bị biến chất và không thể ăn được nữa.

Sau khi nảy mầm cần quan sát bề mặt của tỏi, nếu bề mặt bị thối thì lưu ý không ăn vì tỏi sau khi thối sẽ sinh ra nấm mốc.

Các chất chuyển hóa của nấm mốc có thể gây độc hại cho cơ thể và có thể xảy ra ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng.

Có nhiều lợi ích khi ăn tỏi thường xuyên

1. Chống lão hóa

Tỏi rất giàu chất chống oxy hóa, chẳng hạn như vitamin C và vitamin E, có thể trì hoãn quá trình lão hóa cho cơ thể con người.

2. Khử trùng

Bản thân tỏi mọc mầm có chứa nhiều sulfide hơn, có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm, có thể dùng cho những người bị bệnh do nhiễm nấm.

3. Giải độc và làm sạch ruột

Tỏi có thể ức chế và tiêu diệt các virus gây bệnh đường ruột, loại bỏ các độc tố, từ đó giúp bảo vệ đường ruột của con người một cách hiệu quả và giảm nguy cơ mắc bệnh viêm ruột.

(*) Ảnh chủ đề: slgckgc Flickr - CC BY 2.0.

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Tỏi nảy mầm có ăn được không?