CDC Mỹ: Trẻ 5-11 tuổi dù đã tiêm hay chưa tiêm đều có tỷ lệ nhiễm COVID-19 như nhau

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo dữ liệu do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) công bố trong vài tuần qua, trẻ em từ 5-11 tuổi đã tiêm và chưa tiêm đều có khả năng xét nghiệm dương tính với COVID-19 như nhau.

Kết quả khảo sát trong tuần kết thúc vào ngày 19/2 cho thấy, tỷ lệ mắc COVID-19 ở trẻ em từ 5-11 tuổi là khoảng 122 / 100.000 đối với người chưa tiêm chủng, và 131 / 100.000 đối với trường hợp đã tiêm chủng.

Vào trung tuần tháng 3 (14-20/3), tỷ lệ này là 248 và 244 lần lượt với những người chưa tiêm và đã tiêm.

Trong tuần kết thúc vào ngày 15/1, tỷ lệ này là gần 1.800 / 100.000 ở người chưa tiêm và hơn 1.340 / 100.000 đối với người đã được tiêm.

CDC cũng theo dõi các ca tử vong do COVID-19 ở những người đã được tiêm chủng và chưa được tiêm chủng, nhưng lại bỏ qua dữ liệu liên quan cho độ tuổi từ 5-11 “do số lượng thấp”.

Thực tế, kể từ khi đại dịch bùng phát đến nay, trẻ nhỏ luôn nằm trong nhóm có nguy cơ thấp nhất đối với khả năng lây nhiễm COVID-19 hoặc biến chứng nghiêm trọng.

Tuy nhiên, trong tuần kết thúc vào ngày 19/2, dữ liệu từ CDC lại cho thấy một khía cạnh khác. Theo đó, trẻ em từ 5-11 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất trong số tất cả các nhóm tuổi được tiêm chủng.

Tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất thuộc về những người từ 65-79 tuổi được tiêm chủng: tức khoảng 86 / 100.000 trường hợp.

CDC đã không trả lời trước yêu cầu của The Epoch Times tiếng Anh về việc tại sao tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em từ 5-11 tuổi được tiêm chủng lại tăng vọt. Cơ quan này cho biết, dữ liệu này được cung cấp bởi 25 tiểu bang và một số khu vực khác.

Vaccine COVID-19 không thể ngăn chúng ta khỏi nguy cơ lây nhiễm virus, mặc dù dữ liệu từ CDC và các nghiên cứu khác cho thấy chúng góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh và đặc biệt là bệnh nặng.

Khả năng bảo vệ mà vaccine mang lại sẽ suy yếu theo thời gian, dẫn đến việc CDC đề xuất các mũi tiêm tăng cường. Tuy nhiên, thuốc tăng cường không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cho phép dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Dữ liệu từ CDC cho thấy, người trưởng thành không tiêm vaccine có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao hơn nhiều. Tùy thuộc vào nhóm tuổi, người chưa tiêm có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn khoảng 2-6 lần, trong khi tỷ lệ tử vong cao hơn khoảng 2-15 lần.

Nói về kết quả này, CDC liệt kê một số lưu ý:

“Sự khác biệt có thể xảy ra trong quá trình xét nghiệm, khả năng miễn dịch trước nhiễm trùng, suy giảm khả năng miễn dịch có được từ vaccine, hoặc các hành vi phòng ngừa theo độ tuổi và tình trạng tiêm chủng có thể giải thích phần nào sự khác biệt về tỷ lệ giữa các nhóm”.

Cơ quan này cũng lưu ý rằng, một người chỉ được tính là đã tiêm chủng sau 14 ngày “hoàn thành" loại vaccine COVID-19 mà FDA cho phép hoặc phê duyệt.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, con người dễ bị nhiễm COVID-19 hơn trong 14 ngày sau khi tiêm chủng. Những ca nhiễm và tử vong như vậy không được tính là do vaccine.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân phục hồi, khả năng miễn dịch có được do nhiễm virus lại được tính là nhờ vaccine.

Một yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh là sự xuất hiện của biến thể Omicron. Nhìn chung, vaccine đã được chứng minh là có hiệu quả giảm sút trong việc chống lại biến thể này.

Hoàng Tuấn
Theo The Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

CDC Mỹ: Trẻ 5-11 tuổi dù đã tiêm hay chưa tiêm đều có tỷ lệ nhiễm COVID-19 như nhau