Trứng gà, trứng vịt, trứng ngỗng, trứng cút, loại nào tốt hơn? 2 loại trứng nên hạn chế

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ăn một quả trứng mỗi ngày có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà cơ thể cần. Tuy nhiên, có 2 loại trứng bạn nên hạn chế ăn nhiều.

Có nhiều loại trứng khác nhau, chúng bao gồm trứng gà, trứng vịt, trứng cút, trứng ngỗng… Những loại trứng này đều có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng ăn cái nào tốt hơn?

Loại trứng nào tốt nhất?

1. Trứng gà

So với các loại trứng nói trên, trứng gà có lẽ là loại phổ biến nhất. Trứng gà có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và protein, thành phần axit amin trong protein của chúng rất gần với thành phần của mô người.

Nhờ dinh dưỡng toàn diện và phong phú, các chuyên gia dinh dưỡng gọi trứng gà là chế độ protein hoàn chỉnh, thậm chí còn đặt cho nó tên gọi là "ngân hàng dinh dưỡng lý tưởng nhất".

Trứng gà không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có công dụng chăm sóc sức khỏe rất mạnh.

Đối với thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển và người cao tuổi, bạn có thể bổ sung thêm trứng vào chế độ ăn hàng ngày để hỗ trợ cho sự phát triển của hệ thần kinh và cơ thể, đồng thời góp phần cải thiện trí nhớ và bồi bổ trí não.

Protein trong trứng gà có tác dụng sửa chữa nhất định các tế bào gan bị tổn thương, có thể thúc đẩy tái tạo tế bào gan và cải thiện chức năng trao đổi chất của cơ thể.

Đồng thời, nó cũng có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa xơ cứng động mạch, ung thư và làm chậm quá trình lão hóa.

2. Trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn có tính mát, tác dụng dưỡng âm, tiêu khô, trừ hỏa. Đặc biệt khi bị viêm họng, bạn có thể ăn một vài quả trứng vịt lộn để giảm đau.

Trứng vịt lộn có thành phần dinh dưỡng toàn diện, trong đó có các chất khoáng canxi, protein, vitamin B2, đặc biệt là sắt có tác dụng phòng chống thiếu máu. Vì vậy, giá trị dinh dưỡng của trứng vịt lộn rất cao.

Ngoài ra, bạn có thể ăn một chút trứng vịt lộn cũng có tác dụng bảo vệ hệ tim mạch rất hiệu quả.

3. Trứng ngỗng

Trứng ngỗng là loại trứng to nhất trong các loại trứng nói trên, có vị hơi tanh và phải nấu chín trước khi ăn. Nó cũng có hàm lượng dinh dưỡng cao như lecithin có trong protein, chất béo, vitamin… đều có tác dụng hỗ trợ nhất định cho tiêu hóa.

Trứng ngỗng chứa nhiều protein nhất, nhưng quan trọng nhất là ovalbumin và ovalbumin. Đây là loại protein hoàn chỉnh được cơ thể tiêu hóa và hấp thụ dễ dàng.

Ngoài ra, các phospholipid trong lòng đỏ trứng rất hữu ích cho sự phát triển của não bộ và mô thần kinh của con người.

Trứng ngỗng cũng rất giàu vitamin, vitamin A , D, E, riboflavin và thiamine trong lòng đỏ trứng đều là những loại vitamin cần thiết cho cơ thể.

4. Trứng cút

Trứng cút rất hữu hiệu trong việc bồi bổ cơ thể, có tác dụng cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh, hen suyễn và các bệnh về phổi. Hơn nữa, bạn có thể ăn trứng cút lộn để cải thiện làn da, giúp bạn trẻ trung hơn.

Ăn trứng cút lộn còn có thể ngăn ngừa đột quỵ, bệnh phổi, hen suyễn… Tuy nhiên, khi ăn bạn phải kiểm soát số lượng, chỉ khoảng 4-5 quả mỗi ngày, không nên ăn quá nhiều.

Thành phần dinh dưỡng của các loại trứng này rất khác nhau, nhìn chung không có trứng nào tốt nhất, do đó, về khẩu phần ăn thì bạn có thể tùy theo sở thích mà lựa chọn.

Hai loại trứng ăn càng ít càng tốt

1. Trứng luộc nước trà

Chất tannin và chất kiềm trong trà kết hợp với canxi và sắt trong trứng, trong quá trình nấu rất dễ kết tinh.

Nếu bạn ăn nhiều trong thời gian dài, nó có thể làm tăng gánh nặng cho dạ dày, gây khó tiêu, chán ăn và không có lợi cho sức khỏe của hệ tiêu hóa. Đành rằng bạn có thể ăn trứng luộc trà, nhưng không nên ăn hàng ngày.

Ngoài ra, một lượng lớn chất điều vị sẽ được cho vào sau khi trứng luộc trà chín, dễ sinh ra nitrit và kim loại nặng, lâu ngày có thể gây ngộ độc kim loại nặng, dùng lâu dài cũng tăng nguy cơ thiếu máu.

2. Trứng lòng đào

Nhiều người cho rằng trứng lòng đào có giá trị dinh dưỡng cao, mùi vị béo ngậy, đậm đà, dạ dày dễ hấp thu hơn. Nhưng quan điểm này là sai.

Thực tế, nếu không nấu chín kỹ, lòng trứng chứa rất nhiều vi khuẩn và một số lượng lớn ký sinh trùng, dễ gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt đối với người già và trẻ em, vốn có chức năng tiêu hóa yếu, bạn càng không nên cho ăn trứng lòng đào.

Ăn trứng có làm tăng cholesterol không?

Trứng là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và chứa nhiều loại protein, khoáng chất và vitamin, mỗi 100gr trứng chứa khoảng 1.500mg cholesterol, nhưng phần lớn cholesterol trong lòng đỏ trứng là axit béo không no và giàu lecithin.

Sau khi các lecithin này đi vào máu, các hạt cholesterol và mỡ trong mạch máu sẽ nhỏ lại, do đó các chất độc hại này ở trạng thái huyền phù, ngăn cản sự lắng đọng của cholesterol và mỡ trên thành mạch máu.

Vì vậy, ăn trứng điều độ mỗi ngày không những không làm xơ cứng thành mạch mà còn bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, nên không cần lo lắng ăn trứng sẽ làm tăng cholesterol.

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Trứng gà, trứng vịt, trứng ngỗng, trứng cút, loại nào tốt hơn? 2 loại trứng nên hạn chế