Trung Quốc: Đại dịch hoành hành, chính quyền xuống tay, người dân bị buộc phải sơ tán, vật nuôi cây trồng cũng vạ lây

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vùng Đông Bắc Trung Quốc vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh, nhưng bây giờ con người không phải là đối tượng duy nhất phải gánh chịu các thảm họa do ĐCSTQ “ban cho”...

Phong tỏa, kiểm soát nghiêm ngặt hoạt động của người dân

Vào ngày 19/1, theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin, chính quyền thành phố Tuy Hóa đã trừng phạt 16 quan chức vì sơ suất trong việc xử lý dịch bệnh, bao gồm cả phó chủ tịch huyện Vọng Khuê và các quan chức chịu trách nhiệm kiểm soát dịch bệnh.

Tỉnh Hắc Long Giang ở đông bắc Trung Quốc đã chính thức báo cáo, tính đến ngày 18/1, có 448 trường hợp đã được xác nhận nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, công chúng tin rằng tình hình thực tế tồi tệ hơn nhiều so với dữ liệu chính thức.

Huyện Vọng Khuê trực thuộc thành phố Tuy Hóa, hiện là một trong bốn khu vực có nguy cơ cao ở Trung Quốc Đại Lục. Vào ngày 19/1, chính quyền đã đưa ra thông báo về các biện pháp kiểm soát chặt chẽ trong ít nhất một tuần. Ngoại trừ những người cần được điều trị y tế và xét nghiệm COVID-19, tất cả cư dân của huyện đều bị cấm rời khỏi nhà. Các phương tiện cá nhân cũng đã bị cấm.

Thông báo cũng cấm nhân viên công chức ở cả thành thị và nông thôn di chuyển qua lại giữa hai khu vực. Thậm chí, những người có gia đình ở trong trung tâm của huyện cũng bị cấm quay trở lại trong thời gian này.

Tất cả người dân các thôn trấn cũng được thông báo rằng họ phải tự lo liệu thức ăn và chỗ ở. Cụ thể, các quán ăn không được mở vào buổi tối, nhà nghỉ không cho thuê theo nhóm, các trung tâm mua sắm bị đóng cửa và các dịch vụ giao hàng không được phép hoạt động.

Người dân phải rời làng - Gia súc bị bỏ mặc

Huyện Vọng Khuê là tâm dịch của đợt bùng phát COVID-19 tại tỉnh Hắc Long Giang. Trong bối cảnh dịch bệnh leo thang, chính quyền địa phương đang thực thi các biện pháp phong tỏa ngày càng chặt chẽ.

Ngoài việc tất cả cư dân đều phải xét nghiệm bắt buộc, nhiều ngôi làng ở huyện này đã bị bỏ hoang, gia súc và cây trồng cũng bị bỏ lại mà không có ai trông coi.

Bà Vương, một dân làng gần huyện Vọng Khuê, nói với Epoch Times rằng người dân tại các ngôi làng trong huyện đang được sơ tán.

Lúc đầu, họ bắt đi 300 người từ hai ngôi làng và sử dụng 7 xe buýt để đưa họ đến huyện Đô Lan (tỉnh Thanh Hải). Một số được đưa vào khách sạn, một số được chuyển đến các trường học địa phương nơi học sinh đang nghỉ học, và một số người được đưa vào viện dưỡng lão”.

Vài ngày trước, người dân trong hai hoặc ba ngôi làng khác bị đưa đi. Tổng cộng dân cư trong bốn hoặc năm làng ở Vọng Khuê đã bị bắt đi. Có rất nhiều xe cảnh sát, ô tô và xe buýt [tại hiện trường]. Tôi đã tận mắt chứng kiến và nó thật đáng sợ. Mọi người bị kéo đi, trẻ em thì khóc còn phụ nữ thì la hét.” - bà cho biết thêm.

Theo một đoạn video mà Epoch Times thu được, vào ngày 15/1, các lều y tế đã được dựng lên ở huyện Vọng Khuê và đường phố thì đang được khử trùng.

Đối với gia súc, gia cầm và hoa màu trong các ngôi làng sơ tán, bà Vương cho biết tất cả chúng đều bị bỏ lại và “chúng có thể sẽ chết đói”.

Ngoài ra, không còn ai dám đi mua các loại cây trồng từ Vọng Khuê. “Có một người thu mua đậu tương ở thị trấn chúng tôi đến Vọng Khuê để mua đậu. Sau đó, cách đây hai ngày, anh ta đã bị đưa đi cách ly. Người ta nói rằng anh ấy đã bị nhiễm bệnh.” - bà bổ sung.

Hiện nay, trong các cuộc trò chuyện nhóm trên mạng xã hội, bạn không được phép nói về bệnh dịch. Nếu không, họ [chính phủ] sẽ cáo buộc bạn đang tung tin đồn. Họ có thể bắt bạn vì nó liên quan đến vấn đề báo cáo số liệu về dịch bệnh của chính phủ.” - bà Vương nhấn mạnh.

Theo lời của bà Vương, không khó hiểu khi nhìn vào số liệu cập nhật ngày 21/1, Trung Quốc chỉ có 144 người nhiễm COVID-19 mới - trong tổng số 88,701 ca nhiễm. Nước này cũng không ghi nhận ca tử vong mới nào, thống kê tử vong do chính quyền ĐCSTQ công bố hiện đang vẫn dừng lại ở con số 4.635.

Minh Nhật
- Theo ET tiếng Anh.

 

 



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc: Đại dịch hoành hành, chính quyền xuống tay, người dân bị buộc phải sơ tán, vật nuôi cây trồng cũng vạ lây