UAE và Bahrain tiếp tục bùng phát Covid-19 sau khi tiêm chủng vaccine Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có lẽ đây là một cú sốc cho UAE và Bahrain khi họ cố gắng đạt tỉ lệ dân số tiêm vaccine rất cao nhưng vẫn không kiểm soát được dịch bệnh.

Hiện nay, UAE (các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất) và Bahrain tiếp tục phải dùng đến vaccine Pfizer (Mỹ) để tăng cường miễn dịch cho những người đã tiêm đủ hai liều Sinopharm (Trung Quốc).

Hai quốc gia Vùng Vịnh này đã tiêm chủng Covid-19 cho phần lớn dân số, chủ yếu bằng loại vaccine do Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) sản xuất.

Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã tiêm được hơn 13 triệu liều vaccine cho dân số hơn 9,7 triệu người, trong khi Bahrain đã tiêm ít nhất 1,7 triệu liều, tương đương 54,1% dân số.

Tuy nhiên, Bahrain hiện phải chống lại làn sóng lây nhiễm lớn nhất kể từ đầu đại dịch, trong khi UAE đang ghi nhận số ca nhiễm nCoV cao gần gấp đôi so với cách đây 7 tháng.

Như vậy, phần lớn người UAE và Bahrain đã được tiêm 2 mũi vaccine nhưng dịch vẫn bùng phát trở lại, thậm chí hơn cả khi chưa tiêm.

Thực tế này buộc hai quốc gia phải quyết định tiêm vaccine Pfizer/BioNTech như một "liều tăng cường" cho những người đã tiêm đầy đủ hai mũi Sinopharm.

Vaccine khác ngoài Pfizer có thể được chọn làm "liều tăng cường", nhưng điều này phụ thuộc vào quyết định của người tiêm.

UAE bắt đầu triển khai tiêm liều vaccine Sinopharm thứ ba từ tháng trước, sau khi nhận thấy một số người đã tiêm không sản sinh đủ kháng thể.

Tại Bahrain, một đại diện chính phủ đưa ra phát biểu tương tự UAE, rằng những người đủ điều kiện có thể tiêm nhắc lại bằng vaccine Pfizer hoặc Sinopharm, bất kể trước đó họ tiêm loại nào.

Các nhà khoa học Trung Quốc mấy tháng trước từng nghĩ tới khi công nhận vaccine nước họ “kém hiệu quả” và cần phối hợp với các vaccine khác để tăng hiệu quả.

Gần đây, các ca nhiễm Covid-19 đang gia tăng ở Mông Cổ, nơi hơn một nửa dân số được tiêm chủng đầy đủ. Điều này dẫn đến kết quả là nhiều người tập trung vào xem xét tính hiệu quả của loại vaccine chính do Sinopharm của Trung Quốc phát triển.

Vaccine Covid-19 của Sinopharm được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt sử dụng khẩn cấp vào tháng trước. Nhưng mức độ hiệu quả của nó khiến nhiều người lo ngại, trong khi dữ liệu lâm sàng có sẵn được cho là chưa đầy đủ.

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa JAMA tháng trước, vaccine Sinopharm đạt hiệu quả 78,1% trong việc ngăn ngừa những ca nhiễm nCoV có triệu chứng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đánh giá dữ liệu về nhóm người cao tuổi và nhóm mắc bệnh mạn tính trong nghiên cứu này không đầy đủ.

Xem thêm:



BÀI CHỌN LỌC

UAE và Bahrain tiếp tục bùng phát Covid-19 sau khi tiêm chủng vaccine Trung Quốc