Vì sao bạn không nên dùng tay ngoáy hoặc lấy chất bẩn trong rốn bụng?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhiều người xem thường tầm quan trọng của rốn bụng. Thực tế, nó là một huyệt đạo rất quan trọng trong Trung y. Người xưa cũng nói rằng, bạn không nên tùy tiện “ngoáy rốn”. Vì sao lại như vậy, rốt cuộc rốn liên kết với cơ quan nào trong cơ thể người?

Thuở nhỏ, bạn có thể đã nghe nhiều người dặn dò "không nên ngoáy rốn", khi tắm phải lau rửa cẩn thận. Ngoài ra, chất bẩn ở rốn cũng không nên lấy tùy tiện, nếu không bạn sẽ bị đau bụng, tiêu chảy.

Để đảm bảo vệ sinh cá nhân và sức khỏe, chất bẩn trong rốn không cần thiết phải được làm sạch. Vậy tại sao không được lấy cặn bẩn trong rốn?

Rốn được gọi là huyệt Thần Khuyết trong y học Trung Quốc, là một cơ quan rất quan trọng của con người.

Có hai cách hiểu chính về ý nghĩa của cái tên huyệt Thần Khuyết:

  • Một, rốn là dùng để chỉ nơi có sinh khí;
  • Hai, nó là cánh cổng để linh hồn đi qua và nhập vào thai nhi.

Đây cũng là huyệt duy nhất trong số 361 huyệt đạo trên khắp cơ thể mà mắt người có thể nhìn thấy, và câu nói cổ xưa rằng "không được ngoáy rốn" cũng xuất phát từ tầm quan trọng của nó.

Rốn được hình thành như thế nào?

Khi thai nhi phát triển trong cơ thể mẹ, nó sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng từ cơ thể người mẹ thông qua dây rốn. Đến lúc thai nhi trưởng thành và chào đời, thì phần đầu của dây rốn cũng sẽ ngắt kết nối khỏi cơ thể mẹ.

Phần cuối dây rốn nối với rốn của thai nhi. Sau khi ra đời, bác sĩ sẽ cắt dây rốn cho nó ngắn lại. Trong khoảng 5 - 15 ngày sau khi chào đời, dây rốn sẽ tự rụng và trở thành một vết sẹo, và từ một vết sẹo như vậy, nó hình thành cái gọi là "rốn".

Rốn có thực sự kết nối với ruột? Thực tế không phải như vậy, không có mối liên hệ nào giữa rốn và bất kỳ cơ quan nào trên cơ thể con người.

Vậy tại sao cổ nhân lại nói không được ngoáy rốn? Nó có thực sự làm cho dạ dày bị "thủng" không?

Tuy rằng rốn không nối liền với bất kỳ cơ quan nào trên cơ thể, nhưng nó lại là một bộ phận rất mỏng manh; hơn nữa, vì nó tương đối gần với các cơ quan nội tạng, do đó bạn không nên ngoáy bằng tay.

Rốn cần được bảo vệ cẩn thận, nhiều phụ nữ thích mặc “áo hở rốn”; thực ra điều này lại có hại, bởi nó sẽ khiến bạn rất dễ bị ốm vì cảm lạnh.

Cách vệ sinh rốn đúng cách

Nhưng nếu chúng ta không vệ sinh lâu ngày, thì rốn sẽ bám nhiều chất bẩn, có mùi khó chịu; do đó rốn cũng cần được vệ sinh sạch sẽ.

Tất nhiên việc vệ sinh rốn còn tùy thuộc vào độ sâu của nó, đồng thời phải đảm bảo đúng cách. Ở đây chúng ta chia làm hai trường hợp:

  • Nếu rốn nông thì khi tắm bạn có thể rửa sạch sẽ.
  • Nếu rốn sâu, thì bạn không nên dùng tay ngoáy; thay vào đó, bạn có thể dùng tăm bông nhúng một số sản phẩm tẩy rửa rồi lau nhẹ, hoặc dùng cồn y tế để lau những phần bẩn, sau đó lau khô nước.

Thông thường người lớn không hay ngoáy rốn, nhưng trẻ nhỏ ở nhà thường không hiểu, lấy tay ngoáy khi thấy hứng thú. Lúc này chúng ta có thể để trẻ hiểu bằng cách nói cho trẻ biết tác hại của việc dùng tay ngoáy rốn nhiều, vì như vậy có thể bị bệnh.

Rốn dù không liên quan với bất kỳ cơ quan nội tạng nào bên trong cơ thể, nhưng nó là một huyệt đạo rất quan trọng của con người.

Những gì người xưa dặn thường là đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn; do đó, chúng ta không nên tùy tiện lấy chất bẩn ở trong rốn hoặc mặc “áo hở rốn” chỉ vì đẹp, sức khỏe của bạn có thể sẽ bị ảnh hưởng.

Bảo Vy
Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

Vì sao bạn không nên dùng tay ngoáy hoặc lấy chất bẩn trong rốn bụng?