Vì sao mất ngủ nguy hiểm, có cách nào để cải thiện không?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngủ là cách tốt nhất để thư giãn và phục hồi cơ thể. Tuy nhiên, một người bị chứng mất ngủ lâu dài sẽ gây ra rất nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe. Vậy, nguyên nhân gây mất ngủ là gì? Phải làm gì nếu bạn không thể ngủ?

Câu trả lời có thể chính là thói quen trên giường của bạn. Do đó, để đảm bảo giấc ngủ chất lượng, tốt nhất bạn nên hạn chế những thứ dưới đây:

Những thói quen xấu gây ra chứng mất ngủ

1. Điện thoại di động

Thói quen sử dụng điện thoại di động trước khi đi ngủ là một trong những nguyên nhân đầu tiên gây mất ngủ ở phần đông giới trẻ ngày nay.

Các chuyên gia tâm thần khuyến nghị: Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn phải đưa các thiết bị điện tử có màn hình như điện thoại di động, máy tính bảng, TV ra khỏi phòng ngủ và tránh xa giường.

Bởi những vật dụng này sẽ liên tục kích thích não bộ, khiến tinh thần của bạn luôn trong trạng thái hưng phấn, dẫn đến trằn trọc và khó đi vào giấc ngủ. Nói chung, tốt nhất là bạn nên ít sử dụng điện thoại di động trước khi ngủ.

Đặc biệt tránh sử dụng điện thoại khi đã tắt đèn điện trong phòng, điều này sẽ rất gây hại cho mắt về lâu dài, có thể gây mù lòa vĩnh viễn.

2. Quần áo

Một số người có lối sống thiếu gọn gàng, họ thường chất đống quần áo đã cởi ra đầu giường, khiến phòng ngủ bừa bộn. Thực ra, đây cũng là một trong những tác nhân gây mất ngủ.

Nhiều người bị rối loạn giấc ngủ do môi trường xung quanh kém thư giãn và thoải mái. Cần biết rằng, phòng ngủ càng gọn gàng thì bạn càng dễ ngủ.

Tại sao bạn không thử thu dọn quần áo, sắp xếp gọn gàng các vật dụng trong phòng ngủ rồi nằm lên giường, tâm trí tĩnh lặng và bình yên, tôi tin bạn sẽ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ ngon!

3. Gối

Người có thói quen đọc sách thường thích kê cao gối đầu giường, rồi dựa lưng lên gối để đọc. Bạn có biết, trong trường hợp này, chiếc gối chính là sát thủ vô hình đối với cột sống lưng và thắt lưng của chúng ta?

Những chiếc gối mềm khiến eo và vai của chúng ta không được nâng đỡ chắc chắn. Đặc biệt, khi bạn duy trì trạng thái cúi gập người trong thời gian lâu, tư thế này dễ gây thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Tư thế nửa nằm nửa ngồi này cũng làm tăng tình trạng mệt mỏi của cơ thể; do đó, khi ngủ bạn sẽ cảm thấy khó chịu ở vai và cổ, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ.

Ngoài ra, các loại gối, đồ chơi bằng bông và một số vật dụng được làm từ vải len đặc biệt dễ sinh mạt và vi khuẩn, có nguy cơ dẫn đến các bệnh dị ứng về da và bệnh hô hấp, ngáy, nghẹt mũi cùng nhiều vấn đề khác, từ đó khiến chúng ta mất ngủ vào ban đêm.

Ngày nay, chứng mất ngủ đã trở thành một vấn đề nhức nhối ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.

Đây tưởng chừng chỉ là chuyện nhỏ, nhưng lâu dài có thể làm tổn hại rất nhiều đến thể xác lẫn tinh thần. Dưới đây là một số tác hại do chứng mất ngủ mang lại:

Tác hại của chứng mất ngủ

1. Đẩy nhanh quá trình lão hóa

Mất ngủ có thể khiến cơ thể chúng ta bị rối loạn nội tiết và làm rối loạn đồng hồ sinh học.

Bạn dễ dàng nhận thấy, nếu mất ngủ một đêm, ngày hôm sau làn da của bạn trông khá xỉn màu và xấu xí. Do đó, những người thường xuyên bị mất ngủ sẽ lão hóa nhanh hơn nhiều so với những người có chất lượng giấc ngủ tốt.

Không chỉ vậy, mất ngủ còn có thể khiến thời kỳ mãn kinh đến sớm hơn, làn da ngày càng trở nên thô ráp, các vết nhăn và vết sạm không ngừng tăng lên.

2. Gây béo phì

Mất ngủ khiến cho cơ thể rối loạn bài tiết insulin, không thể chuyển hóa glucose một cách bình thường, gây béo phì.

3. Tóc dễ rụng

Nghiên cứu cho thấy rụng tóc có liên quan đến chứng mất ngủ. Nếu bạn ngủ không ngon giấc, không được nghỉ ngơi đầy đủ thì khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ giảm sút, cuối cùng gây ra rụng tóc.

4. Giảm khả năng miễn dịch

Mất ngủ sẽ khiến khả năng miễn dịch của chúng ta suy giảm nhanh chóng, dẫn đến sức đề kháng bị suy yếu, thậm chí làm nặng thêm các bệnh như tim mạch, mạch máu não, bệnh đường tiêu hóa, bệnh tiểu đường.

Những nguy hiểm của chứng mất ngủ là vô số. Tóm lại, mọi người rất cần một phương pháp điều trị lành mạnh để điều trị chứng mất ngủ, dưới đây là một số mẹo để giảm bớt chứng mất ngủ.

Mẹo giảm bớt chứng mất ngủ

1. Phương pháp massage giấc ngủ bằng đậu đỏ

Để trị chứng mất ngủ bạn có thể chỉ cần hạt đậu đỏ. Đương nhiên không phải để ăn mà giúp bạn xoa bóp huyệt Ấn Đường.

Huyệt Ấn Đường ở giữa hai lông mày. Theo y học Trung Quốc, nó có tác dụng cải thiện thị lực, thông mũi, an thần và làm dịu tâm trí, có thể điều trị chứng mất ngủ, đau đầu và các bệnh khác.

Do đó, xoa bóp huyệt Ấn Đường nhiều hơn khi bạn không thể ngủ được có thể giúp giảm căng thẳng thần kinh.

Đắp một hạt đậu đỏ lên huyệt Ấn Đường và dùng tay xoa liên tục vào huyệt này có thể giúp bạn ngủ ngon hơn.

2 Làm gối từ… vỏ cam

Đừng vội vứt vỏ cam khi ăn xong, vì nó có công dụng trong việc cải thiện giấc ngủ, giảm huyết áp và bảo vệ tim mạch. Dùng vỏ cam khô làm gối, bạn có thể chữa khỏi chứng mất ngủ mà không tốn một xu!

Cách làm cũng rất đơn giản, bạn hãy cắt vỏ cam thành từng miếng nhỏ, rửa sạch và phơi khô. Bạn có lò nướng ở nhà cũng có thể rang vỏ cam cho nhanh khô.

Cuối cùng, trộn đều vỏ cam, cám lúa mì, thảo quyết minh… rồi khâu vào túi vải nhỏ để làm gối bằng. Không chỉ cải thiện được chứng mất ngủ mà còn có thể chữa khỏi bệnh thoái hóa đốt sống cổ và cao huyết áp.

Có người mất ngủ không phải một hai lần mà thường khó đi vào giấc ngủ vào ban đêm, ngủ không ngon giấc và dễ tỉnh giấc. Lúc này bạn có thể uống một bát canh nóng để xoa dịu và thư giãn tinh thần, giúp giấc ngủ sâu đến nhanh hơn.

Khuyến nghị thức ăn chống mất ngủ

1. Súp chuối quế

Nguyên liệu: Chuối, bột quế, mật ong.

Chuối rất giàu khoáng chất như kali và magie, có thể làm giảm mệt mỏi và làm dịu thần kinh, chất serotonin chứa trong chuối có thể làm cho con người vui vẻ. Uống một chén canh chuối quế trước khi đi ngủ để ngủ ngon hơn.

Cách làm:

  • Cắt chuối thành từng khúc rồi gọt vỏ, bỏ cùi vào nước sôi nấu khoảng 10 phút; thêm chút bột quế, quế có thể giúp tăng lượng đường trong máu của cơ thể, do đó có tác dụng giúp ngủ ngon.
  • Cuối cùng, lọc lấy nước canh, thêm chút mật ong để uống, cùi chuối còn nóng có thể ăn cùng.

Uống bát canh này vào một đêm đông lạnh giá, tôi tin rằng mệt mỏi của bạn sẽ được xóa tan, và bạn sẽ ngủ một giấc đến rạng sáng!

2. Súp dâu tằm

Nguyên liệu: Dâu tằm tươi, nước.

Cách làm: Lấy một nắm nhỏ dâu tằm tươi, cho nước vào đun sôi, để lửa nhỏ khoảng 10 phút, uống trước khi đi ngủ 1 tiếng mỗi tối.

Dâu tằm có thể làm dịu thần kinh, dưỡng tâm, bổ gan thận, đặc biệt rất thích hợp cho những người thường xuyên bị mất ngủ. Uống canh dâu tằm cũng có tác dụng nhuận tràng.

Một số loại cây thích hợp cho giấc ngủ

Ngoài việc bổ sung bằng thực phẩm, chúng ta cũng có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ từ môi trường; chẳng hạn như đặt một chậu cây xanh trong phòng ngủ đôi khi có tác dụng làm dịu và hỗ trợ giấc ngủ tốt.

1 Nha đam

Nha đam không chỉ có công dụng dưỡng da, làm trắng da… đặt một chậu trong phòng ngủ cũng có thể giải tỏa căng thẳng.

Nha đam có thể hấp thụ carbon dioxide và thanh lọc formaldehyde. Đặt một chậu lô hội trong phòng ngủ có tác dụng như một chiếc máy lọc không khí mini, giúp bạn hít thở không khí trong lành hơn.

Nha đam không cần chăm sóc quá nhiều, vì vậy nó phù hợp với những người không dư dả thời gian và bận rộn.

2. Hoa oải hương

Nói đến loại cây có tác dụng hỗ trợ giấc ngủ tốt nhất thì chắc chắn là hoa oải hương.

Hoa oải hương có tác dụng làm dịu mạnh mẽ, hương thơm của hoa có thể giúp thư giãn cơ thể và tâm trí, đồng thời giảm căng thẳng.

Đặt một chậu trong phòng ngủ có thể mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon.

3. Cây bạc hà

Cây bạc hà có thể tỏa hương thơm thoang thoảng, làm dịu căng thẳng, giúp cơ thể và tinh thần vui vẻ.

Đặt một chậu bạc hà trong phòng ngủ có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. Bạc hà cũng rất dễ nuôi, hãy đặt trên bệ cửa sổ của phòng ngủ, miễn là cung cấp đủ độ ẩm và lưu ý không để cây tiếp xúc với mặt trời, nó sẽ phát triển tốt.

Bảo Vy
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Vì sao mất ngủ nguy hiểm, có cách nào để cải thiện không?