Viêm tai ngoài do lấy ráy tai và bơi lội? Cảnh giác! Đây là bệnh có thể gây biến chứng nặng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bơi lội là một môn thể dục rất tốt cho thể chất, nhưng sau một thời gian luyện tập, nhiều người gặp tình trạng bị đau tai. Bên cạnh đó, một số phụ huynh thường lấy ráy tai cho trẻ, làm một số trẻ cảm thấy khó chịu và ngứa ngáy. Thực tế, đây đều là biểu hiện của chứng viêm tai ngoài. Vậy làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh viêm tai ngoài?

Tại sao viêm tai ngoài xảy ra?

Viêm tai ngoài đề cập đến tình trạng viêm đường ống dẫn từ màng nhĩ đến tai ngoài. Thực tế, bạn không nên coi thường bởi biến chứng nặng do viêm tai ngoài có thể dẫn đến tử vong.

Những bệnh nhân bị nhiễm trùng nhẹ có thể cảm thấy hơi ngứa và khó chịu ở tai. Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn sẽ cảm thấy đau, đặc biệt là khi chạm vào vành tai. Những bệnh nhân nặng còn có thể bị nghẹt tai, giảm thính lực, tai chảy mủ, thậm chí sốt.

Tại sao bị viêm tai ngoài?

Người thường xuyên bơi lội thường bị nước vào tai, nước này sẽ cuốn trôi lớp ráy trong tai, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào ống tai ngoài dễ dàng hơn. Việc thường xuyên dùng tăm bông ngoáy tai cũng sẽ làm tổn thương đến ống dẫn dịch tai ngoài, ráy tai có chức năng bảo vệ tai, việc lấy ra quá nhiều sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn. Nếu bạn thường xuyên đeo nút tai, đeo tai nghe hoặc sử dụng máy trợ thính, bạn cũng sẽ làm tăng khả năng bị viêm tai ngoài. Nếu trẻ nhỏ vô tình đưa một dị vật nhỏ vào tai cũng có thể gây viêm và biến chứng tai ngoài.

Điều trị bệnh viêm tai ngoài bằng cách nào? Hướng dẫn bạn cách sử dụng thuốc nhỏ tai đúng cách

Nếu bạn hoặc trẻ bị đau tai, bạn cần chủ động đi khám hoặc đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.

Để điều trị viêm tai ngoài, bác sĩ thường chỉ định ưu tiên dùng thuốc nhỏ tai chống viêm như liệu pháp điều trị ban đầu. Nó bao gồm thuốc nhỏ tai có chứa kháng sinh hoặc steroid hoặc cả hai. Bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng hơn như viêm tai giữa chảy mủ, sốt thì phải dùng kháng sinh theo đường uống. Nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng rất nhẹ, có thể chọn sử dụng thuốc nhỏ tai có chứa cồn.

Cách sử dụng thuốc nhỏ tai cho trẻ hiệu quả?

Cha mẹ có thể cho trẻ nằm nghiêng và lắc nhẹ tai để đảm bảo thuốc ngấm vào ống tai, sau đó để trẻ nằm nghiêng trong vòng 20 phút. Nếu không thể nằm nghiêng quá lâu, bạn có thể chọn cách bịt ống tai ngoài bằng một miếng bông nhỏ. Nếu bạn phát hiện có bụi bẩn trong tai trước khi sử dụng thuốc, bạn có thể làm sạch ống tai bằng nước oxy già 3% trước, sau đó nhỏ thuốc để đảm bảo rằng thuốc có thể đi vào ống tai.

Người bệnh khi cảm thấy đau có thể kiểm soát cơn đau bằng cách uống thuốc hạ sốt, giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Nói chung hai ngày sau khi sử dụng siro kháng sinh, cơn đau và các triệu chứng khác sẽ thuyên giảm, nhưng hãy nhớ sử dụng siro trong một đợt điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Tất nhiên, trong giai đoạn tai ngoài bị viêm, bạn hãy cố gắng tránh để nước vào tai, chẳng hạn như tránh bơi lội trong 7-10 ngày điều trị hoặc đeo tai nghe.

Làm thế nào để tránh bị viêm tai ngoài?

1. Làm sạch nước trong ống tai sau khi bơi

Trẻ em thích bơi nên cố gắng giũ nước ra khỏi tai sau khi bơi. Bạn cũng có thể dùng máy sấy tóc để làm khô tai, nhưng nhớ đừng đặt máy sấy tóc quá gần để tránh làm bỏng tai, cách xa tai khoảng 30cm thì tốt hơn.

Cha mẹ cũng có thể nhỏ thuốc làm se lỗ tai có chứa cồn vào tai trẻ sau mỗi lần bơi. Loại xi-rô này có tính axit nhẹ (chỉ số pH thấp hơn 6-7) và có thể chống lại sự phát triển của vi khuẩn trong tai ngoài.

2. Đeo nút tai trước khi bơi

Đeo nút tai chống thấm nước được thiết kế đặc biệt cho tai trước khi bơi, có thể ngăn nước vào tai một cách hiệu quả. Nếu bạn chọn nút tai dùng một lần, chẳng hạn như nút tai silicon, không nên cắm nút tai quá chặt mà phải đảm bảo bịt chặt tai ngoài và cố gắng không sử dụng lại.

Nút tai nếu sử dụng không đúng cách, không những không ngăn được nước vào tai mà còn khiến nước sau khi ngấm không thể thoát ra ngoài, dễ gây viêm nhiễm.

3. Đừng bới móc lỗ tai của bạn thường xuyên

Cuối cùng, cha mẹ phải nhớ không được “ngoáy tai” cho con thường xuyên, dù là dùng tăm bông hay các dụng cụ ngoáy tai khác. Ráy tai thực sự có chức năng bảo vệ tai, trừ trường hợp gây đau tai và ảnh hưởng đến thính lực, bác sĩ mới có thể lấy ráy tai cho trẻ, phụ huynh thường không nên tự vệ sinh tại nhà.

Hoàng Tuấn
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Viêm tai ngoài do lấy ráy tai và bơi lội? Cảnh giác! Đây là bệnh có thể gây biến chứng nặng