Việt Nam sẽ ra sao khi Campuchia có nguy cơ 'vỡ trận' vì dịch Covid-19?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong khi tình hình dịch Covid-19 ở Campuchia ngày càng xấu, chuyên gia dịch tễ cho rằng Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao từ biên giới.

Quan chức y tế Campuchia cho biết 1 triệu người dân nước này đã tiêm vaccine ngừa Covid-19 của Trung Quốc. Hồi tháng 2/2021, Trung Quốc đã tặng và chuyển giao 1 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19 cho Campuchia, theo Tân Hoa xã.

Sau khi nhận số vaccine của Trung Quốc, Campuchia đã nhanh chóng triển khai tiêm phòng cho người dân, tập trung vào các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao.

Ổ dịch bệnh ở Campuchia bắt nguồn từ Trung Quốc?

Tuy nhiên, đến cuối tháng 2, tình hình bệnh dịch Covid-19 ở Campuchia bắt đầu chuyển biến xấu khi bùng phát một số ổ dịch. Tờ Khmer Times ngày 27/2 đưa tin Campuchia phát hiện thêm 44 ca nhiễm Covid-19 vào ngày 26/2, trong đó có 31 ca bệnh là công dân Trung Quốc.

Số ca nhiễm này liên quan ổ dịch bị phát hiện vào ngày 20/2 tại Campuchia, vốn bị cho là bắt nguồn từ một nhóm cộng đồng người Trung Quốc.

Cụ thể, hôm 27/2, tờ The Diplomat đưa tin một video clip từ camera an ninh cho thấy 4 công dân Trung Quốc đã hối lộ nhân viên an ninh phụ trách kiểm soát cách ly ở một khách sạn tại Phnom Penh, rồi trốn khỏi khu vực cách ly. Sau khi trốn đi, ít nhất 2 người Trung Quốc trên đã đến hộp đêm và tham gia các buổi tiệc tùng.

Đến lúc bị bắt giữ trở lại, 2 trong số 4 người có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 và bị cho là nguyên nhân khiến bệnh dịch bùng phát trở lại tại Campuchia. Trước khi xảy ra vụ việc trên, Campuchia được cho là đã kiểm soát tốt dịch bệnh khi chỉ có khoảng 500 ca nhiễm trong suốt 1 năm đại dịch.

Người dân chờ xét nghiệm COVID-19 ở Campuchia. (Ảnh: Khmer Times)
Người dân chờ xét nghiệm COVID-19 ở Campuchia. (Ảnh: Khmer Times)

Campuchia có nguy cơ vỡ trận?

Tờ Khmer Times đưa tin riêng ngày 11/4 có đến 204 ca nhiễm Covid-19 mới ở Campuchia. Thậm chí, nước này có hơn 570 ca nhiễm mới trong một ngày 9/4, nhiều hơn toàn bộ cả năm trước đó.

Tính đến ngày 11/4, Campuchia đã có tổng cộng 4.515 ca nhiễm, tăng gần 9 lần so với mức trước khi xảy ra sự cố người Trung Quốc trốn cách ly.

Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Li Ailan cảnh báo Campuchia đang "đứng bên bờ vực thảm kịch quốc gia" do Covid-19. Ông nhấn mạnh: "Hệ thống y tế Campuchia có nguy cơ vỡ trận và gây hậu quả thảm khốc nếu không thể chặn được đợt bùng phát".

Việt Nam có nguy cơ cao lây nhiễm Covid-19 từ Campuchia?

Trong khi đó, chuyên gia dịch tễ Trần Đắc Phu cho rằng Việt Nam có đường biên giới dài với Campuchia, người dân hai nước đi lại giao thương nhiều, nguy cơ lây nhiễm cao nếu không kiểm soát chặt.

"Đường biên giới giữa hai nước trên đất liền rất dài, ngoài ra còn có đường hàng không và đường biển. Đặc biệt, đường biển rất khó kiểm soát", ông Phu nói với VnExpress ngày 13/4.

Cục trưởng Cục y tế Dự phòng Trần Đắc Phu thăm bệnh nhân dương tính bệnh bạch hầu đang điều trị cách ly tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. (Ảnh: daklak.gov.vn)
Cục trưởng Cục y tế Dự phòng Trần Đắc Phu thăm bệnh nhân dương tính bệnh bạch hầu đang điều trị cách ly tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. (Ảnh: daklak.gov.vn)

Theo ông Phu, người Việt giao thương, đi lại, sinh sống ở Campuchia rất nhiều. Số người nhập cảnh kể cả hợp pháp và bất hợp pháp cũng nhiều. Điển hình, ca nhiễm ghi nhận tại TP. HCM là "bệnh nhân 2580", ca nhiễm tại Hải Phòng là "bệnh nhân 2582" mới đây, đều nhập cảnh trái phép bằng tàu cá từ Campuchia về.

Ông Phu nhấn mạnh Việt Nam cần tăng cường kiểm soát người nhập cảnh tại các cửa khẩu, rà soát đường mòn lối mở, đặc biệt là đường biển để ngăn chặn người nhập cảnh trái phép. Người dân không vượt biên trái phép, nên nhập cảnh qua đường chính ngạch và tuân thủ cách ly y tế an toàn.

Trước đó, hôm 12/4, Chủ tịch TP. HCM Nguyễn Thành Phong cũng cảnh báo về khả năng dịch COVID-19 xâm nhập từ Campuchia vào thành phố này là rất lớn.

Xem thêm:

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

Việt Nam sẽ ra sao khi Campuchia có nguy cơ 'vỡ trận' vì dịch Covid-19?