Pháp, Đức phong tỏa lần thứ 2 trước nguy cơ COVID-19 bao phủ toàn bộ châu Âu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 28/10, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã ban bố lệnh phong tỏa cấp quốc gia trước nguy cơ COVID-19 bao trùm toàn bộ châu Âu

Tại thủ đô Berlin và Paris, trước nguy cơ virus Corona Vũ Hán tràn ngập châu Âu lần thứ hai, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã ban bố lệnh phong tỏa ở cấp quốc gia vào ngày 28/10.

Thứ Tư tuần này, Tổng thống Pháp đã phát biểu trên truyền hình như sau:

“Ngay cả những dự báo bi quan nhất cũng không thể lường được tốc độ lây lan hiện nay của virus... (Chúng ta) cũng giống như mọi nước láng giềng, bị nhấn chìm bởi sự gia tốc đột ngột của virus (Vũ Hán).

Tất cả chúng ta đều ở trong cùng một vị trí: bị chìm ngập qua bởi làn sóng (dịch bệnh) thứ hai, mà chúng ta đã biết là sẽ hung hiểm hơn, chết người hơn làn sóng thứ nhất.

Tôi đã quyết định rằng chúng ta cần phong tỏa trở lại để ngăn chặn virus".

Tổng thống Pháp đeo đến thăm bệnh viện Emile Muller Hospital hồi tháng Ba... (Getty Images)

Được biết các biện pháp của nước này sẽ bắt đầu có hiệu lực vào hôm nay (thứ Sáu, 30/10). Mọi người sẽ được yêu cầu cách ly tại nhà, chỉ ra ngoài nếu cần nhu yếu phẩm hoặc cần khám chữa bệnh. Thời gian tối đa nếu muốn tập thể dục ngoài trời tối là 1 tiếng.

Ngoài ra, các trường học vẫn sẽ mở cửa và học sinh vẫn tiếp tục đi học. Đối với người đi làm, họ chỉ được phép đến nơi làm việc nếu bên sử dụng lao động khẳng định tính chất công việc ở vị trí đó là bất khả thi nếu làm việc tại nhà.

Hơn nữa, bất cứ ai rời khỏi nhà sẽ đều phải mang theo chứng minh công việc ở bên ngoài, vì cảnh sát có thể sẽ kiểm tra.

Còn nước láng giềng Đức sẽ đóng cửa các quán bar, nhà hàng và nhà hát từ mùng 02/11 đến 30/11. Theo các biện pháp được bà Merkel thống nhất với chính quyền khu vực, các trường học vẫn sẽ mở cửa.

Đối với các cửa hàng, họ vẫn được phép hoạt động nhưng với các giới hạn nghiêm ngặt về quyền ra vào.

Bà Merkel nói: “Chúng ta cần phải hành động ngay. Hệ thống y tế của chúng ta nay vẫn có thể đương đầu với thách thức, nhưng với tốc độ lây nhiễm như này, nó sẽ chạm giới hạn trong vòng vài tuần”.

Thủ tướng Anh Angela Merkel đeo khẩu trang tại hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 7 ở Bỉ... (Getty Images)

Quản lý tài chính Olaf Scholz của bà Merkel đã đăng trên Twitter rằng: “Tháng 11 sẽ là tháng của lẽ phải. Số lượng các ca nhiễm ngày càng tăng đang buộc chúng ta phải thực hiện các biện pháp đối phó với khó khăn để phá vỡ làn sóng (dịch bệnh) thứ hai”.

Các biện pháp hạn chế mới đây của Pháp và Đức đã phản ánh mức độ báo động về tốc độ của đại dịch - từ Tây Ban Nha, Pháp, Đức đến Nga, Ba Lan và Bulgaria. Toàn cầu đã xác nhận hơn 2 triệu trường hợp nhiễm virus Corona Vũ Hán mới trong tuần qua. Bảy ngày này đã phá vỡ kỷ lục nhiễm mới với sự đóng góp của châu Âu lên tới 46%.

Trong tuần đó, mỗi ngày Pháp có thêm trung bình 36.000 ca mắc mới. Còn Đức, tuy đầu năm 2020 là quốc gia chịu ít ảnh hưởng nhất do virus ĐCSTQ tại châu Âu, nhưng nay lại chứng kiến ​​sự gia tăng theo cấp số nhân khi đại dịch tái bùng phát.

Cả Đức và Ý đều lập kỷ lục về số ca nhiễm mới vào thứ Tư - Ý báo cáo gần 25.000 ca nhiễm mới trong một ngày và con số này ở Đức thì gần 15.000. Các nước Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha và Cộng hòa Séc cũng đang có tỷ lệ lây nhiễm đáng báo động.

Người biểu tình tại Cổng Brandenburg của Berlin yêu cầu chính phủ hỗ trợ thêm tài chính (Getty Images)

Đối với các quốc gia khác như Thụy Sĩ, Ý, Bulgaria và Hy Lạp, họ đã có các biện pháp hạn chế như: kiểm soát các tụ điểm ăn uống ban đêm, đặt lệnh giới nghiêm; và yêu cầu đeo khẩu trang bắt buộc. Madrid và một số khu vực của Tây Ban Nha đã cấm tất cả ra vào, trừ những di chuyển thiết yếu.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nói: “Chúng tôi đang ở sâu trong làn sóng thứ hai. Tôi nghĩ rằng Giáng sinh năm nay sẽ là một Giáng sinh khác”.

Ông cho biết Châu Âu đang phải đối mặt với cùng lúc hai kẻ thù: “Chúng ta đang phải đối phó với virus Corona... và mọi người cũng đang càng ngày càng trở nên chán ngán với các biện pháp phòng ngừa".

Nói về số ca tử vong, số liệu mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm thứ Ba đã liệt kê hơn 11.700 ca tại châu Âu, tăng 37% so với tuần trước.

Vào thứ ba, Pháp cũng đã báo cáo 523 ca tử vong do virus Vũ Hán. Con số này đã thiết lập kỷ lục mới kể từ tháng Tư.

Trong khi Pháp đang tạm thời bình yên với những chính sách mà chính phủ đưa ra, thì ở Đức lại bất ổn. Cuộc thảo luận về các biện pháp hạn chế đã khiến hàng nghìn người biểu tình tại Cổng Brandenburg của Berlin, họ yêu cầu chính phủ hỗ trợ thêm tài chính.

Kim Anh
- Theo ET tiếng Anh.



BÀI CHỌN LỌC

Pháp, Đức phong tỏa lần thứ 2 trước nguy cơ COVID-19 bao phủ toàn bộ châu Âu