“Virus quá giảo hoạt”? Tỷ lệ phát hiện virus chính xác bằng test acid nucleic chỉ là 40%

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày càng có nhiều báo cáo về kết quả "âm tính giả" của các xét nghiệm virus viêm phổi Vũ Hán. Các chuyên gia của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thừa nhận rằng độ chính xác của các xét nghiệm theo tính toán chỉ là 30% - 50%. Báo chí Trung Quốc quy kết là do chất lượng hóa chất xét nghiệm và quy trình lấy mẫu. Tuy nhiên theo phân tích của các chuyên gia nước ngoài thì họ lo ngại rằng đã xuất hiện nhiều đột biến khác nhau của virus, và chúng có thể vượt qua được các test phát hiện bằng acid nucleic.

Vào ngày 7/2, báo chí Trung Quốc đưa tin: Hiện tại chẩn đoán nhiễm Coravavirus bằng xét nghiệm acid nucleic đã cho thấy một tỷ lệ lớn kết quả xét nghiệm "âm tính giả", không những làm trì hoãn tình hình của bệnh nhân mà còn làm tăng nguy cơ bệnh nhân không được chẩn đoán chính xác, từ đó tiếp tục lây nhiễm cho người khác.

Báo cáo trích dẫn lời của ông Vương Thần (Wang Chen), phó viện trưởng Học viện kỹ thuật Trung Quốc, viện trưởng Viện Khoa học Y khoa Trung Quốc : “Đối với những người thực sự mắc bệnh này (bệnh viêm phổi Vũ Hán), tỉ lệ dương tính khi sử dụng xét nghiệm acid nucleic chỉ bất quá là 30-50%. Thông qua phương pháp gạc họng đối với người nghi nhiễm Coronavirus vẫn cho ra rất nhiều kết quả âm tính giả. Kiểm tra bằng xét nghiệm không phát hiện ra được, nhưng thực tế là có”.

Báo cáo cho biết phương pháp phát hiện acid nucleic của virus bằng RT-PCR huỳnh quang là có "tồn tại sai sót". Ngoài ra, bộ xét nghiệm hiện tại là được phê duyệt thông qua quy trình phê duyệt khẩn cấp của chính phủ, khi đưa ra thị trường thì chưa trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt, chất lượng cũng không đồng đều. Những người trong ngành y cũng đã chỉ ra rằng có thể có vấn đề trong việc lấy mẫu và phát hiện virus.

Tuy nhiên, khi nhiều phương tiện truyền thông nước ngoài đưa tin về vụ việc này thì họ đã sử dụng các tiêu đề tương tự như "virus quá giảo hoạt" để chỉ rằng virus có thể đã liên tục biến đổi để tránh bị phát hiện bằng test acid nucleic.

Vào giữa tháng 1, ĐCSTQ đã chính thức công bố trình tự gen của Coronavirus (2019-nCov). Các bộ dụng cụ xét nghiệm được sản xuất bởi các công ty Trung Quốc đã được phát triển dành riêng cho chủng virus mới này. Trong số đó có công ty TNHH Shanghai Jenuo Biological tuyên bố rằng bộ xét nghiệm dùng cho phương pháp phát hiện virus hiện tại có độ đặc hiệu và độ nhạy cao nhất, miễn là không có vấn đề gì với trình tự gen được công bố thì tỷ lệ chính xác phát hiện có thể đạt tới 99,9%.

Chủng Coronavirus được cho là cùng họ với virus gây bệnh SARS. SARS-virus dễ bị đột biến trong quá trình lây truyền ở người và tốc độ đột biến rất nhanh. Vào thời điểm dịch SARS bùng phát, ngành y tế đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc ngăn chặn và kiểm soát virus do sự thay đổi hình dạng của virus.

Vào cuối tháng 1, ông Zhang, người đang được điều trị tại khoa chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện Jinyintan ở Vũ Hán đã tiết lộ với Đài Á Châu Tự Do rằng các triệu chứng của ông cũng có biểu hiện nguy hiểm giống như bị nhiễm Coronavirus (2019-nCoV), nhưng bác sĩ nói với ông rằng bệnh của ông là do một loại virus khác. Ông còn nói rằng theo thông tin được tiết lộ bởi các bác sĩ thì các chuyên gia của ĐCSTQ chỉ biết là một loại virus khác là nguyên nhân gây ra dịch bệnh.

Theo báo chí Trung Quốc đưa tin vào ngày 8 tháng 2, tại tỉnh Hồ Bắc - nơi dịch bệnh bắt đầu thì ảnh chụp cắt lớp điện toán (CT) gần đây đã được liệt kê là tiêu chuẩn để chẩn đoán viêm phổi Vũ Hán và không cần phải chờ kết quả xét nghiệm acid nucleic.

Thiên Hoa

Theo NTD



BÀI CHỌN LỌC

“Virus quá giảo hoạt”? Tỷ lệ phát hiện virus chính xác bằng test acid nucleic chỉ là 40%