WHO bác bỏ khả năng nCoV rò rỉ từ phòng thí nghiệm tại Vũ Hán dù thiếu bằng chứng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Người dẫn đầu phái đoàn của WHO cho biết khả năng virus SARS-CoV-2 bị rò rỉ từ trung tâm nghiên cứu là “rất khó xảy ra”...

Vào ngày 10/2, Cựu giám đốc Tình báo Quốc gia (DNI) John Ratcliffe đã chỉ trích những phát hiện “không cần thiết” của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về nguồn gốc của virus Vũ Hán. Ông nói rằng tình báo Hoa Kỳ không ủng hộ việc cơ quan quốc tế này bác bỏ khả năng virus bị rò rỉ từ trung tâm nghiên cứu ở thành phố Vũ Hán.

Trước đó, vào ngày 9/2, nhà khoa học Đan Mạch Peter Embarek đã đưa ra phát biểu về vấn đề này tại Viện Virus Vũ Hán. Người dẫn đầu phái đoàn của WHO cho biết khả năng virus SARS-CoV-2 bị rò rỉ từ trung tâm nghiên cứu là “rất khó xảy ra”. Cụ thể hơn, Peter vẫn nghi vấn dơi có thể là một nguồn lây nhiễm (SARS-CoV-2).

Trước thông tin này, giám đốc tình báo dưới thời TT Trump là Ratcliffe nói với Fox News:

“Tôi nghĩ những gì WHO đưa ra và nói ngày hôm qua là không đáng kể. Trước khi rời khỏi vị trí, Mike Pompeo và tôi đã làm việc rất chăm chỉ để có những thông tin tình báo tốt nhất trước khi đưa ra những gì chúng tôi biết về Trung Quốc và COVID”.

Ratcliffe cáo buộc WHO đã coi thường bằng chứng quan trọng về Viện Virus Vũ Hán mà Bộ Ngoại giao dưới thời cựu TT Trump đã cung cấp hồi tháng Một.

Mối nghi ngờ trước những đề cập của WHO về nguồn gốc virus COVID-19

Vài ngày trước khi cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo rời nhiệm sở, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố một số thông tin tình báo. Theo đó, Bộ đưa ra lý do để tin rằng một số nhà nghiên cứu từ Viện virus Vũ Hán đã có các triệu chứng giống COVID-19 kể từ mùa thu năm 2019. Điều này trái ngược với những gì chuyên gia virus học tại một viện khác ở Trung Quốc từng nói.

Ratcliffe tiếp tục chia sẻ: “Một trong số những thông tin tình báo cho biết quân đội Trung Quốc đã ra lệnh cho các nhà khoa học tại Viện Virus Vũ Hán thử nghiệm với virus Corona bắt đầu từ năm 2017”.

Trong đó, “một số loại virus có (yếu tố) di truyền tương đồng tới 96,2% so với loại virus COVID-19 hiện nay. Và hơn nữa, một số nhà nghiên cứu đã bị bệnh với các triệu chứng giống COVID vào mùa thu năm 2019”.

Vào ngày 9/2, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã bày tỏ sự nghi ngờ về mức độ minh bạch của các dữ liệu do nhóm WHO cung cấp, vì nhóm này chỉ đến thăm phòng thí nghiệm Virus Vũ Hán trong 3 tiếng, lại có ít cơ hội để nói chuyện với giới truyền thông. Bộ cho biết, Hoa Kỳ sẽ trình bày kết luận của mình sau khi xem xét báo cáo đầy đủ của WHO.

Điều mà WHO mong muốn bạn tin là: sau hai tuần ở đây, sau khi nói chuyện với các nhà khoa học và các bác sĩ do ĐCSTQ lựa chọn dưới sự giám sát của ĐCSTQ. Và các nhà điều tra của WHO về cơ bản đã nhận được báo cáo từ các quan chức Trung Quốc”.

WHO càng khiến mọi người nghi ngờ hơn

Một ngày sau phát biểu của Ratcliffe, vào ngày 11/2, Tổng Giám đốc Tedros của WHO đã đưa ra gợi ý, cho rằng giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán sẽ cần được nghiên cứu thêm. Điều này hoàn toàn ngược lại với tuyên bố trước đó của Peter Embarek - nhà khoa học Đan Mạch dẫn đầu phái đoàn của WHO đến Vũ Hán.

Trước đó, vào ngày 10/2, trong một cuộc phỏng vấn riêng với cố vấn của WHO là Jamie Metzl, ông cho biết cuộc điều tra quốc tế này trên thực tế là do chính quyền Trung Quốc tiến hành chứ không phải điều tra viên của WHO.

Metzl đã nói với Fox: “Chà, bản thân cuộc điều tra đã rất ngắn, mất hai tuần cách ly và chỉ có hai tuần để tìm hiểu. Thực tế, cuộc điều tra đã được thực hiện bởi các nhà chức trách Trung Quốc. Do đó, các nhà điều tra của WHO về cơ bản đã nhận được báo cáo từ các quan chức Trung Quốc”.

Trong một bài đăng trên Twitter, Metzl đã nói rằng “Một cuộc điều tra do các ủy viên kiểm soát [là] không đáng tin cậy”.

Trong cuộc phỏng vấn của Sciencemag, Peter Embarek cho biết, “chính trị luôn đi cùng” trong suốt nhiệm vụ. Cụ thể hơn, nhóm nghiên cứu của WHO luôn phải đi cùng khoảng “từ 30 đến 60 đồng nghiệp Trung Quốc”. Trong đó, nhiều người không phải là nhà khoa học hoặc các chuyên gia từ lĩnh vực y tế công cộng.

Nhóm nghiên cứu của WHO cho biết có thể mất nhiều năm để các chuyên gia y tế hiểu đầy đủ về nguồn gốc của virus Vũ Hán.

WHO đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của Epoch Times.

Thiện Đức
- Theo ET tiếng Anh.



BÀI CHỌN LỌC

WHO bác bỏ khả năng nCoV rò rỉ từ phòng thí nghiệm tại Vũ Hán dù thiếu bằng chứng