Xuất hiện mùa đông khắc nghiệt và ‘bộ ba bệnh truyền nhiễm’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo các phương tiện truyền thông chính thống, hiện tại đang xảy ra một đợt dịch của ba căn bệnh truyền nhiễm mùa đông và số bệnh nhân nhập viện đang liên tục gia tăng. Mặc dù họ không thừa nhận nhưng những trường hợp chưa tiêm phòng không phải là nhóm có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất. Vậy những biện pháp phòng chống COVID của chúng ta có hiệu quả không?

Tổng quan

  • Theo các phương tiện truyền thông chính thống, số trường hợp nhập viện vì nhiễm trùng đường hô hấp đang gia tăng và các "chuyên gia" cảnh báo về nguy cơ của “bộ ba bệnh truyền nhiễm" trong mùa đông này bao gồm ba loại vi rút truyền nhiễm đang lưu hành là COVID, cúm mùa và virus hợp bào hô hấp (RSV).
  • Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ đã báo cáo sự gia tăng 1% số ca nhập viện mới của những bệnh nhân được chẩn đoán là COVID-19. Maine - một trong những tiểu bang có tỷ lệ nhiễm COVID cao nhất ở Hoa Kỳ - có số ca nhập viện do COVID cao nhất. Số trường hợp nhiễm RSV cũng cao một cách bất thường.
  • "Các chuyên gia y tế" hiện đang kêu gọi người dân tự nguyện đeo khẩu trang trong nhà, mặc dù tất cả các bằng chứng ghi nhận được trong ba năm qua đều khẳng định khẩu trang không thể ngăn ngừa việc lây nhiễm vi rút.
  • Các loại vắc xin RSV đầu tiên hiện đang trong quá trình sản xuất. Những loại vắc xin này sẽ được sử dụng cho phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và người già, trong đó có một số loại vắc xin được sản xuất dựa trên công nghệ mRNA.
  • Trước đây chưa từng có loại vắc xin RSV nào được chế tạo thành công, bởi vì những vắc xin này có xu hướng gây ra một bệnh lý nặng cho người dùng, đó là tình trạng tăng cường phụ thuộc kháng thể (ADE).

'Các chuyên gia' cảnh báo về một tương lai u ám

Theo các phương tiện truyền thông chính thống, số trường hợp nhập viện do nhiễm trùng đường hô hấp đang gia tăng và các "chuyên gia" cảnh báo về nguy cơ "bộ ba bệnh truyền nhiễm" trong mùa đông này, khi người dân nhiễm vi rút COVID, vi rút cúm mùa và vi rút hợp bào hô hấp (RSV).

Cảnh báo về nguy cơ "bộ ba bệnh truyền nhiễm" trong mùa đông này, khi người dân nhiễm vi rút COVID, vi rút cúm mùa và vi rút hợp bào hô hấp (RSV). (Ảnh: pexels.com)

“CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh) báo cáo số bệnh nhân nhập viện mới được chẩn đoán xác định do COVID-19 ở Hoa Kỳ tăng 1%,” Theo mục Yahoo! News đăng tải vào cuối tháng 10 năm 2022.

Tuy nhiên, mô hình hiện tại không còn là đại dịch của những người chưa tiêm vắc xin. Trên thực tế, hầu hết bệnh nhân nhiễm COVID hiện nay đều đã được tiêm phòng đầy đủ. Theo ghi nhận của Yahoo! News (trước khi kêu gọi người dân tiêm mũi tăng cường):

“Tiểu bang có nhiều ca nhập viện do COVID nhất là Maine mặc dù tiểu bang này là một trong những bang có tỷ lệ người dân tiêm chủng đủ liều cao nhất cả nước. Tiêm chủng đầy đủ có nghĩa là những người này đã được tiêm liệu trình vắc xin đầu tiên (có thể là một hay hai liều) và trải qua ít nhất hai tuần sau mũi tiêm cuối cùng”.

Số trường hợp nhiễm vi rút RSV cũng tăng cao bất thường. Theo Tiến sĩ Margaret R. Moon, đồng giám đốc Trung tâm Trẻ em Johns Hopkins ở Baltimore, bệnh viện “đang trải qua giai đoạn số lượng bệnh nhân tăng cao do sự gia tăng các trường hợp nhiễm RSV, cũng như những bệnh khác và nhiều bệnh viện gần đó cũng đang phải đối mặt với tình trạng tương tự”.

Bán vắc xin có phải cũng cần đến ‘chiến thuật’

Marketing bằng ‘nỗi sợ hãi’ là cách nói được công ty dược phẩm lớn sử dụng khi đề cập đến vắc xin. Một ví dụ hoàn hảo về vấn đề này gần đây đã được đăng trên Vox với tiêu đề “Các loại vắc xin RSV mới sắp được ra mắt. Đây là một tin rất tuyệt vời". Tại sao đó là một tin tốt? Bởi vì RSV là “vi rút chịu trách nhiệm cho phần lớn tình trạng quá tải” hiện đang xảy ra ở các bệnh viện. Vox cũng đăng một kiểu gây sợ hãi cổ điển:

“RSV thường gây ra các triệu chứng cảm lạnh nhưng cũng có thể dẫn đến viêm phổi nặng hoặc gây ra tình trạng nhiễm trùng ở những người rất trẻ hoặc rất già. Và tình trạng này xuất hiện nhiều vào mùa đông:

Tính đến ngày 22 tháng 10, trẻ sơ sinh dưới một tuổi nhập viện với tỷ lệ cao hơn sáu lần so với cùng thời điểm năm 2019 và tỷ lệ nhập viện nhìn chung cao hơn bảy lần ở mọi lứa tuổi”.

(Amy) Edwards (một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nhi ở Cleveland) cho biết: mỗi năm, hàng trăm trẻ em chết vì RSV, và hàng chục nghìn trẻ khác phải nhập viện…

Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng có thể có những cơn ho nặng và thở khò khè khi trẻ cố gắng thở bằng đường hô hấp đang bị viêm của mình. "Một khi bạn đã gặp qua một trường hợp như vậy, bạn sẽ không bao giờ quên được", vị bác sĩ cho biết…

Tại Hoa Kỳ, tình trạng nhiễm trùng này dẫn đến khoảng 58.000 ca nhập viện và 100 đến 300 ca trẻ nhỏ tử vong mỗi năm, khiến căn bệnh này trở thành nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhập viện ở trẻ sơ sinh.

Mặc dù đây là một bệnh nhiễm trùng đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sinh non và những trẻ có vấn đề về phổi hoặc có bất thường về tim mạch, khoảng 40% trẻ sơ sinh Mỹ tử vong do RSV trong vài thập kỷ qua là những trẻ khỏe mạnh.

Tình trạng nhiễm RSV đáng ngại ở Hoa Kỳ, nhưng nó còn tồi tệ hơn trên toàn cầu. Hàng năm, người ta ước tính RSV gây ra khoảng 120.000 ca tử vong cho trẻ sơ sinh trên toàn thế giới… Hiện tại không có thuốc điều trị kháng vi-rút nào được phê duyệt để điều trị RSV ở cả người lớn và trẻ em, và phương pháp phòng ngừa thì vẫn chưa hiệu quả…

Ở trẻ sơ sinh cần một phương pháp tốt hơn - và chi phí vừa phải. Nó có thể đáp ứng và bảo vệ tất cả các trẻ sơ sinh, không chỉ những trẻ có nguy cơ cao khỏi hiểm họa này. Những người lớn cũng cần một biện pháp để bảo vệ khỏi loại vi rút gây ra rất nhiều bệnh như RSV - lý tưởng nhất là có một loại vắc xin giống như vắc xin chủng ngừa cúm hoặc tốt hơn nữa.

"Một phương pháp tốt như vắc xin chủng ngừa cúm". Điều đó có thật không? Hiệu quả tổng thể của vắc xin cúm mùa năm 2017/2018 ở Hoa Kỳ về khả năng chống lây nhiễm cúm A và cúm B chỉ ở mức 36%. Từ năm 2005 đến năm 2015, hiệu quả tổng thể của vắc xin cúm thấp hơn 50% trong hơn một nửa ở giai đoạn này, mức thấp nhất chỉ đạt 10% (giai đoạn 2004 -2005).

"Một phương pháp tốt như vắc xin chủng ngừa cúm". Điều đó có thật không? (Ảnh: pexels.com)

Khác với việc tiêm phòng COVID, rất khó tìm thấy một sản phẩm thương mại có thể không mang lại hiệu quả trong hơn một nửa thời gian mà vẫn được khuyến khích sử dụng và thậm chí còn bắt buộc. Tuy nhiên, không phải lo lắng vì theo Vox, “vắc xin RSV rất hiệu quả”. Những điều như thế này chưa từng xảy ra trong quá khứ.

Tiếp tục thực hiện những biện pháp phòng chống COVID không hiệu quả

Đúng như dự đoán, các "chuyên gia y tế" lại một lần nữa bắt đầu kêu gọi tự nguyện đeo khẩu trang trong nhà, mặc dù tất cả các bằng chứng thu thập được trong ba năm qua đều khẳng định những gì chúng ta đã biết vào năm 2020, đó chính là khẩu trang không có tác dụng ngăn chặn việc nhiễm vi-rút.

Và, cũng giống như trước đây, khi không có bằng chứng khoa học thuyết phục, người ta lại tiếp tục nói về khía cạnh đạo đức. Đeo khẩu trang được xem là một cách để bảo vệ người khác, vì vậy chỉ cần “làm phần việc của bạn” và hãy đeo khẩu trang, mặc dù trên thực tế, khẩu trang không loại bỏ được những con vi rút siêu vi.

Vắc xin RSV đầu tiên được mong đợi đưa ra thị trường năm 2023

Nhiễm RSV hiện đang được đánh giá là nguy cơ cao. Điều này cũng dễ hiểu bởi các vắc xin RSV đầu tiên vẫn đang trong quá trình sản xuất. Theo CNN, bốn loại vắc xin RSV khác nhau “sắp được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ xem xét” và hơn một chục loại vắc xin khác đang trong quá trình thử nghiệm.

Trong đó bao gồm cả loại “vắc xin tiêm có tác dụng kéo dài" dành riêng cho trẻ sơ sinh, được tiêm "ngay sau khi sinh" để bảo vệ trẻ khỏi vi rút RSV "trong thời gian sáu tháng”. Đây rõ ràng là một ví dụ hoàn hảo về cách các phương tiện truyền thông đang cố gắng thay đổi ý nghĩa của những thuật ngữ cơ bản.

Liệu hiệu quả trong sáu tháng đã được cho là có tác dụng lâu dài! Trong lịch sử, hầu hết các loại vắc xin ít nhất có thể tạo ra kháng thể để “bảo vệ” trong nhiều năm chứ không phải vài tháng.

Xin lưu ý rằng tất cả các loại vắc xin đều không kích hoạt được miễn dịch tế bào, hệ thống miễn dịch này quan trọng hơn nhiều so với tác dụng bảo vệ bằng kháng thể. Tuy nhiên, khoảng thời gian có khả năng bảo vệ bằng kháng thể cực kỳ ngắn này dường như là một đặc điểm của công nghệ mRNA, và trên thực tế, ít nhất có một số vắc xin RSV đang được phát triển dựa trên công nghệ mRNA.

Moderna thông báo rằng họ đang cố gắng tạo ra vắc xin RSV bằng công nghệ mRNA, dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng vào năm 2023. Họ cũng đang làm và tìm cách chế tạo một loại vắc xin mRNA kết hợp có thể phòng COVID, RSV và cúm. (Cuối cùng, Moderna muốn tạo ra một loại vắc xin mRNA có thể chống lại 10 loại vi rút hàng đầu dẫn đến nhập viện hằng năm).

Công ty Janssen cũng đang trong quá trình chế tạo vắc xin RSV bằng cách sử dụng vectơ adeno vi rút, công nghệ đã được sử dụng trong quy trình sản xuất vắc xin COVID của họ. Trong khi đó, Pfizer và GlaxoSmithKline (GSK) cũng đang thử nghiệm vắc xin RSV “tiểu đơn vị protein” cho phụ nữ mang thai và người cao tuổi.

Theo Forbes, vào ngày 1 tháng 11 năm 2022, Pfizer thông báo rằng họ đã sẵn sàng xin phép FDA phê duyệt vắc xin RSV của mình. Trong các thử nghiệm lâm sàng, loại vắc xin này được tiêm cho các bà mẹ mang thai, tuy nhiên hiệu quả không được đánh giá rằng liệu loại vắc xin này có ngăn chặn được RSV hay không, mà là mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng của những trẻ nằm viện trong những tháng đầu đời.

Tại sao chưa từng có loại vắc xin RSV nào được đưa ra thị trường?

Trước đây chưa có loại vắc xin phòng RSV được chế tạo thành công. Tại sao? Bởi vì những loại vắc xin này có xu hướng gây ra một bệnh lý nặng, gọi là hiện tượng tăng cường phụ thuộc kháng thể (ADE). Theo giải thích của CNN:

“Cuộc cạnh tranh để một phương pháp có hiệu quả bảo vệ chúng ta khỏi vi rút RSV đã bị đình trệ trong nhiều thập kỷ sau khi hai đứa trẻ chết trong một cuộc thử nghiệm vắc xin vào những năm 1960.

Trước đây chưa có loại vắc xin phòng RSV được chế tạo thành công. (Ảnh: pexels.com)

Nghiên cứu này thử nghiệm một loại vắc xin được tạo ra từ vi-rút RSV được xử lý hóa học để làm cho vi rút bất hoạt và trộn với một thành phần gọi là alum, để kích hoạt hệ thống miễn dịch phản ứng. Loại vắc xin đã được thử nghiệm tại các điểm thử nghiệm lâm sàng ở Mỹ từ năm 1966 đến năm 1968.

Lúc đầu, mọi thứ rất thuận lợi. vắc xin được thử nghiệm trên động vật, động vật có khả năng dung nạp tốt. Sau đó vắc xin được tiêm cho trẻ em, những trẻ này cũng có đáp ứng tốt.

Tuy nhiên, Steven Varga, giáo sư vi sinh và miễn dịch học tại Đại học Iowa, người đã nghiên cứu về RSV trong hơn 20 năm và hiện tại đang phát triển một loại vắc xin hạt nano kháng vi-rút cho biết: “Thật không may, vào mùa thu năm đó, khi mùa RSV bắt đầu, nhiều trẻ em được tiêm chủng phải nhập viện và mắc bệnh RSV nặng hơn so với thông thường.

Một nghiên cứu về cuộc thử nghiệm được công bố cho thấy 80% trẻ em được tiêm chủng bị nhiễm RSV sau đó phải nhập viện, so với chỉ 5% trẻ em được tiêm giả dược. Hai trong số những trẻ tham gia thử nghiệm đã tử vong.

Kết quả của cuộc thử nghiệm là một cơn địa chấn đối với ngành khoa học vắc xin. Những nỗ lực phát triển vắc xin và phương pháp điều trị mới để phòng ngừa và điều trị RSV đã dừng lại khi các nhà nghiên cứu cố gắng tìm hiểu điều gì đã xảy ra… 'Thực tế, có nhiều thứ khiến chúng ta phải giám sát độ an toàn của vắc xin' Varga nói."

Ai sẽ giám sát độ an toàn của vắc xin?

Điều trớ trêu ở đây là cho dù chúng ta có các công cụ giám sát an toàn vắc xin, nhưng những số liệu được thu thập lại không được đánh giá một cách chính xác và không được sử dụng trong quá trình ra quyết định.

Vì vậy, có thể nói rằng chúng ta KHÔNG có cơ chế tốt trong việc giám sát an toàn vắc xin ở Hoa Kỳ. Nếu FDA và CDC thực sự giám sát độ an toàn, sử dụng đúng các công cụ này, thì vắc xin COVID sẽ bị thu hồi trong vòng vài tháng sau khi đưa ra thị trường.

Nếu không có sự giám sát mức độ an toàn cho vắc xin COVID, chúng ta cũng không thể mong đợi có sự giám sát mức độ an toàn cho bất kỳ loại vắc xin mới nào khác, bao gồm cả các vắc xin mRNA.

FDA và CDC đã bỏ qua tất cả các cảnh báo an toàn và gần đây họ đã thêm việc tiêm vắc xin COVID vào lịch tiêm chủng cho trẻ em. Nếu không có sự giám sát mức độ an toàn cho vắc xin COVID, không có lý do gì để mong đợi sự giám sát mức độ an toàn cho bất kỳ loại vắc xin mới nào, bao gồm cả các loại vắc xin mRNA.

Hơn nữa, không có bằng chứng nào chứng minh rằng các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách tạo ra một loại vắc xin RSV không gây ra ADE hoặc dấu ấn miễn dịch. Cả hai phản ứng đều làm sai lệch phản ứng miễn dịch của bạn khi bạn bị phơi nhiễm với mầm bệnh, lúc này tình trạng bệnh của bạn sẽ nặng hơn so với lúc không tiêm vắc xin.

Chúng ta nhận ra rằng đại dịch COVID đã thay đổi hoàn toàn quy trình cấp phép và phê duyệt các can thiệp y tế. Mọi thứ đang diễn ra một cách chóng vánh, đồng thời cũng mở ra những con đường để thu được lợi nhuận nhanh chóng.

Thay vì yêu cầu các thử nghiệm kéo dài cả thập kỷ hoặc lâu hơn, các loại vắc xin mRNA được đưa ra sử dụng chỉ sau vài tháng thử nghiệm và mức độ an toàn của chúng được giả định dựa trên mức độ “được cho là an toàn” của vắc xin COVID.

Bỏ qua nỗi sợ hãi và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể bạn

Mặc dù cúm, RSV và COVID có thể là vấn đề và nguy hiểm đối với một số người có nguy cơ cao, nhưng hầu hết các nguy cơ liên quan đến chúng lại không đáng kể. Chỉ cần nghĩ lại trong cuộc sống của bạn - bạn đã bị cảm lạnh hoặc cúm bao nhiêu lần? Chẳng phải bạn vẫn ở đây? Bạn biết bao nhiêu người chết vì cảm lạnh?

Vitamin C cũng là một phương pháp điều trị hiệu quả đối với nhiều bệnh nhiễm trùng và giúp tăng cường chức năng miễn dịch. (Ảnh: pexels.com)

Ở thời điểm này, đa số mọi người đều đã mắc COVID và đang ở đây để chứng thực mức độ chết người của nó.

Hãy giữ hệ thống miễn dịch của bạn khỏe mạnh, đó là cách tốt nhất để bảo vệ bạn tránh khỏi tất cả những bệnh nhiễm trùng, và có nhiều cách hiệu quả để làm điều này, bao gồm những cách sau:

Tăng lượng vitamin D của bạn - Mức vitamin D cao hơn đã được chứng minh làm giảm nguy cơ biến chứng nặng và tử vong do COVID-19. Bổ sung vitamin D cũng đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ bị cảm lạnh và cúm, vì vitamin D giúp tăng cường khả năng hệ miễn dịch của bạn.

Giới hạn thời gian ăn uống (TRE) và nhịn ăn không liên tục - Cả hai đều có liên quan đến việc giảm mức độ nặng khi nhiễm COVID.

Những chất tăng cường miễn dịch như vitamin C, quercetin cùng kẽm và N-acetylcysteine (NAC) - Kẽm là một chất khoáng có tác dụng kháng vi rút phổ rộng và mạnh và quercetin giúp vận chuyển kẽm vào tế bào, nơi cần thiết để kẽm phát huy tác dụng. Vitamin C cũng là một phương pháp điều trị hiệu quả đối với nhiều bệnh nhiễm trùng và giúp tăng cường chức năng miễn dịch.

Trong khi đó, NAC là tiền chất của glutathione, chất đóng vai trò quan trọng ở bệnh nhân COVID-19. Lợi ích của NAC bao gồm ức chế sự biểu hiện của các cytokine tiền viêm, cải thiện phản ứng của tế bào lympho T và ức chế quá trình tăng đông có thể gây ra đột quỵ và / hoặc tạo cục máu đông làm giảm khả năng trao đổi oxy của phổi.

Được xuất bản lần đầu vào ngày 07 tháng 11 năm 2022 trên Mercola.com

Đức Nhân

(Biên dịch theo bài báo: “Will You Survive the ‘Tripledemic’?” đăng trên tờ theepochtimes.com chuyên mục Epoch Health. Của tác giả: Joseph Mercola.

Tiến sĩ Joseph Mercola: Người sáng lập Mercola.com. Ông là một bác sĩ chỉnh hình, đã xuất bản nhiều cuốn sách về sức khỏe miễn dịch tự nhiên bán chạy nhất và nhận nhiều giải thưởng. Mục tiêu chính của ông là thay đổi mô hình y tế hiện đại bằng cung cấp cho mọi người cách phát hiện và nuôi dưỡng hệ miễn dịch tự nhiên, nguồn tài nguyên quý để giúp họ kiểm soát sức khỏe của mình).



BÀI CHỌN LỌC

Xuất hiện mùa đông khắc nghiệt và ‘bộ ba bệnh truyền nhiễm’