Mỹ: 3 bệnh viện ở California bị kiện vì sử dụng 'Phác đồ Remdesivir' bị cáo buộc dẫn đến tử vong oan uổng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ba bệnh viện tại bang California, Mỹ đang phải đối mặt với các vụ kiện cáo buộc họ đã điều trị cho bệnh nhân bằng loại thuốc kháng virus remdesivir gây tranh cãi, thông qua một quy trình mà hai luật sư cáo buộc đã dẫn đến cái chết oan sai.

Luật sư Daniel Watkins từ hãng luật Watkins & Letofsky và luật sư Michael Hamilton từ hãng luật Hamilton & Associates đã nộp 3 đơn kiện các bệnh viện: Saint Agnes Medical Center, Community Regional Medical Center, và Clovis Community Medical Center, tại Tòa án Cấp cao của California ở Quận Fresno vào ngày 7/9/2022.

Các bệnh viện Saint Agnes Medical Center, Community Regional Medical Center, và Clovis Community Medical Center chia sẻ với tờ Epoch Times rằng họ không thể bình luận về vụ kiện đang diễn ra.

Luật sư Watkins và luật sư Hamilton đã nói về vụ kiện này vào ngày nộp đơn kiện, tại một buổi họp báo mang tên "Tử vong do Remdesivir: Vụ kiện bước ngoặt". Sự kiện có sự tham gia của các chuyên gia y tế như Bác sĩ Peter McCullough, Bác sĩ Bryan Ardis, Bác sĩ Angie Farella, và Tiến sĩ Janci Lindsay, tất cả đều đã lên tiếng phản đối việc sử dụng remdesivir.

Luật sư Watkins cho biết họ đã đệ đơn kiện thay mặt cho 14 gia đình tại Fresno những người cáo buộc rằng các bệnh viện đã lừa dối họ về mặt y tế và không giải thích cho họ các tác dụng phụ tiềm ẩn của remdesivir, chẳng hạn như suy thận, dẫn đến việc họ đồng ý sử dụng loại thuốc này trong khi thiếu thông tin.

"Sự đồng ý với đầy đủ thông tin có nghĩa là bệnh nhân phải được cung cấp đầy đủ thông tin về tác hại chết người mà loại thuốc thử nghiệm nguy hiểm này tự gây ra", buổi họp báo nêu rõ. "Họ phải được thông báo rằng lần duy nhất nó từng được thử nghiệm, nó đã bị đình chỉ vì đã giết rất nhiều người".

Buổi họp báo của vụ kiện đã trích dẫn một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y học New England (NEJM), trong đó các nhà nghiên cứu nhận thấy remdesivir là loại thuốc kém hiệu quả nhất và nguy hiểm nhất trong quá trình thử nghiệm trước khi nó bị đình chỉ vì 53% bệnh nhân Ebola dùng thuốc đã chết.

Viện Y tế Quốc gia của Mỹ (NIH) cho biết remdesivir là loại thuốc duy nhất được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cấp phép chính thức để điều trị COVID-19.

"Remdesivir đã nhận được giấy phép sử dụng khẩn cấp vào hoặc khoảng tháng 5/2020, sau khi được đề xuất bởi một hội đồng của NIH gồm 9 cá nhân có quan hệ tài chính với hãng tạo ra nó (remdesivir), Gilead Sciences", buổi họp báo của vụ kiện cáo buộc. "Nó gần như tương đương với bản án tử hình cho bệnh nhân COVID hoặc bệnh nhân bị Viêm phổi thực sự (chứ không phải 'viêm phổi COVID')".

Vì các bệnh viện đã sử dụng remdesivir trên bệnh nhân mà không có sự đồng ý với đầy đủ thông tin từ bệnh nhân/gia đình bệnh nhân, các bệnh viện đã vi phạm Bộ luật Nuremberg trong đó hình sự hóa thí nghiệm được thực hiện trên người mà không có sự đồng ý với đầy đủ thông tin.

Luật sư Watkins cho biết trong buổi họp báo rằng, theo lời khai của nhân chứng, trong một số trường hợp, remdesivir được bệnh viện sử dụng ngay cả sau khi bệnh nhân đã từ chối.

Phác đồ Remdesivir

Vụ kiện cáo buộc rằng các bệnh nhân phải tuân theo cái mà họ gọi là "phác đồ Remdesivir".

"Một bệnh nhân hay đến bệnh viện vì một vấn đề không liên quan đến COVID-19", buổi họp báo của vụ kiện cho biết. "Họ được thông báo rằng họ bị COVID hoặc bị 'viêm phổi COVID-19'".

Từ đó, họ bị tách khỏi người thân và được đưa vào trong một căn phòng nơi họ được cho biết remdesivir là lựa chọn duy nhất, luật sư Hamilton nói.

"Họ được đặt máy [thở] BiPap với áp lực cao, khiến họ cảm thấy khó thở", buổi họp báo cho hay. "Tay của họ thường bị trói nên họ không thể tháo máy BiPap ra khỏi mặt mình".

Trong nhiều trường hợp, buổi họp báo của vụ kiện cho biết, bác sĩ tâm thần sẽ xác định rằng bệnh nhân bị kích động, dẫn đến việc bệnh nhân bị dùng thuốc an thần, khiến họ khó chống lại các tác dụng phụ của remdesivir "đặc biệt là khi nó liên quan đến khả năng thở của họ trước các tác dụng phụ và trước máy BiPap".

"Điện thoại của họ và thiết bị phát tín hiệu cho y tá thường được đặt ngoài tầm với của họ", buổi họp báo nói.

Các bệnh nhân cũng bị suy dinh dưỡng, và cuối cùng bị đặt nội khí quản, sau đó tử vong, theo buổi họp báo cho hay.

"Trung bình một 'bệnh nhân theo phác đồ' mất khoảng 9 ngày để chết".

Buổi họp báo cũng đề cập đến các ưu đãi tài chính liên bang mà các bệnh viện nhận được cho mỗi bước trong phác đồ.

Trong buổi họp báo, luật sư Hamilton cũng là nhà chiến lược pháp lý của tổ chức quyền y tế, hiến pháp, và tinh thần Truth for Health Foundation do Bác sĩ Elizabeth Lee Vliet đứng đầu đã thảo luận về điều mà ông gọi là hệ thống khen thưởng tài chính cho các phác đồ.

"Tôi sẽ nói về mức phí trung bình cho ba loại nạn nhân COVID", luật sư Hamilton nói.

Nếu một bệnh nhân được điều trị tại nhà, thì mức phí trung bình ở California là 3.200 USD, ông nói.

"Nếu bạn đưa họ vào bệnh viện và điều trị cho họ như một bệnh nhân COVID thể không phức tạp, thì mức phí trung bình là 111.000 USD", ông nói. "Tuy nhiên, nếu bạn điều trị cho họ như một bệnh nhân COVID thể phức tạp, có nghĩa là bạn phải đặt nội khí quản hoặc đưa họ vào chăm sóc đặc biệt, theo định nghĩa thì chúng sẽ trở nên phức tạp, và vì vậy mức phí trung bình là khoảng 450.000 USD".

Ngoài những khoản phí này, các bệnh viện còn được chính phủ thưởng tiền theo mã phân loại bệnh quốc tế (ICD) cho phép họ tính thêm 20% phí nữa cho toàn bộ thời gian nằm viện, tức là thêm 90.000 USD vào khoản phí 450.000 USD ban đầu.

"Vì vậy, bạn có thể thấy lý do tại sao có một động lực tuyệt vời để [bệnh viện] không đưa cho bệnh nhân thứ gì đó có tác dụng và gửi họ về nhà, mà lại thực sự đưa họ vào [viện], tìm cách đặt nội khí quản, gọi đó là một ca phức tạp và nhận 500.000 USD thay vì 3.200 USD. Đó là một động lực tài chính khủng khiếp".

Quyền tự chủ

Bốn nguyên nhân dẫn đến vụ kiện được liệt kê trong buổi họp báo là: sự lừa dối về mặt y tế dẫn đến cái chết oan sai, vi phạm Đạo luật Bảo vệ dân sự cho Người lớn tuổi và Người trưởng thành chịu phụ thuộc vào người khác, sơ suất y tế dẫn đến cái chết oan sai, và bạo hành y tế dẫn đến cái chết oan sai, tất cả đều liên quan đến cáo buộc rằng các bệnh viện đã không điều trị thích đáng cho bệnh nhân.

Trong buổi họp báo, luật sư Watkins cho biết họ đã đệ đơn kiện "với hy vọng rằng nó sẽ kích động sự đệ đơn kiện từ nhiều người khác vì có các chuyên gia y tế và các cơ sở y tế trên khắp [quốc gia] đang làm việc này".

"Về cơ bản, quyền tự chủ trong các quyết định y tế là quyền mà tất cả chúng ta đều có và đó là vấn đề thực sự ở đây", luật sư Watkins nói.

Cao Dương

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Mỹ: 3 bệnh viện ở California bị kiện vì sử dụng 'Phác đồ Remdesivir' bị cáo buộc dẫn đến tử vong oan uổng