3 ngày sau vụ tấn công tên lửa, chính quyền Tổng thống Biden quay lại đàm phán hạt nhân với Iran

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cứng rắn tuyên bố rằng, ông sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Iran ngay cả khi thúc giục nước này quay lại đàm phán hạt nhân. Vào ngày 15/2, một nhóm vũ trang do Iran hậu thuẫn đã ném bom vào khu căn cứ quân sự của Mỹ ở Iraq. 3 ngày sau (18/2), chính quyền Tổng thống Biden thay đổi chính sách với Iran khi tuyên bố sẽ quay lại đàm phán hạt nhân và dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt đối với nước này.

Vào ngày 18/2, Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, Mỹ sẽ chấp nhận lời mời của Liên minh châu Âu, tham dự "Cuộc họp P5+1 và Iran" (tức cuộc đàm phán giữa Iran với Pháp, Mỹ, Anh, Nga, Trung Quốc và Đức) về vấn đề liên quan đến hạt nhân của Iran. “Cuộc họp P5+1 và Iran" đã đạt được "Thỏa thuận hạt nhân Iran" vào năm 2015, nhưng chính quyền Tổng thống (TT) Trump đã rút khỏi thỏa thuận này vào năm 2018 và khôi phục lại tất cả các lệnh trừng phạt đối với Iran.

Ngoài ra, Mỹ cũng viết thư yêu cầu Liên Hợp Quốc (LHQ) hủy bỏ các văn kiện liên quan đến các lệnh trừng phạt đối với Iran do chính quyền TT Trump đệ trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào tháng 9/2020. Chính quyền TT Biden tuyên bố trong thư rằng, các lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế đối với Iran đã được dỡ bỏ thông qua Nghị quyết 2231 của LHQ. Do đó, các tuyên bố trừng phạt mới của chính quyền TT Trump đối với Iran vào tháng 9 là không có giá trị.

Chính quyền TT Biden còn tuyên bố sẽ nới lỏng các hạn chế đối với các nhà ngoại giao Iran, cho phép họ tự do hoạt động ở New York và các khu vực lân cận. Trước đó, chính quyền TT Trump đã quy định rằng, tất cả các nhà ngoại giao Iran chỉ có thể ra vào trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York và một vài con phố gần đó, đồng thời quy định rõ đường bay khứ hồi của các nhà ngoại giao Iran từ sân bay John F. Kennedy đến New York.

Vào ngày 15/2, Iran đã tấn công vào một khu căn cứ quân sự của Mỹ ở Iraq với 15 quả tên lửa, khiến một binh lính Mỹ và 5 nhà thầu quân sự bị thương, 1 nhà thầu khác bị thiệt mạng. 2 quan chức của Mỹ tuyên bố rằng, người thiệt mạng không phải là người Mỹ.

Các nhà quan sát cho rằng động thái này của Iran dường như nhằm mục đích kiểm tra “dũng khí” của Tổng thống mới Biden cũng như gây ra thiệt hại cho phía Mỹ.

Nhóm vũ trang Hồi giáo Shia mới nổi có tên “Lữ đoàn của những người bảo vệ bằng máu” (Saraya Awliya al-Dam) do Iran hậu thuẫn đã tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ tấn công này. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bày tỏ "tức giận" về việc này, đồng thời tuyên bố sẽ "tiến hành điều tra và truy cứu trách nhiệm”.

Tuần trước, ông Biden nói với truyền thông Mỹ rằng, Mỹ sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Iran ngay cả khi quay lại đàm phán hạt nhân với nước này. Chỉ khi Tehran (thủ đô của Iran) ngừng hoạt động làm giàu uranium, Mỹ mới dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.

Trước đây, các khu căn cứ quân sự của Mỹ ở Iraq cũng thường xuyên bị các phiến quân địa phương thân Iran tấn công. Do đó, chính quyền TT Trump đã nhiều lần ra lệnh ném bom vào phiến quân của Iraq và giết chết ông Qasem Soleimani, người đứng đầu quân đội Iran, gây chấn động thế giới.

Ông Trump còn tuyên bố rằng, "Thỏa thuận hạt nhân Iran" năm 2015 chỉ là "vỏ bọc" để Iran tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân, do đó đã chuyển sang trừng phạt kinh tế và gây áp lực quân sự để buộc Iran từ bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân. Một loạt sắc lệnh của chính quyền TT Trump đã khiến Iran rơi vào hoàn cảnh cùng cực. Sau khi ông Trump rời khỏi Nhà Trắng, Iran đã yêu cầu chính quyền TT Biden dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, đồng thời đòi bồi thường đối với những tổn thất mà chính quyền TT Trump đã gây ra cho Iran.

Mai Hạ

Theo NTDTV tiếng Trung

 

Thế giới Mỹ


BÀI CHỌN LỌC

3 ngày sau vụ tấn công tên lửa, chính quyền Tổng thống Biden quay lại đàm phán hạt nhân với Iran