58 nước tuyên bố phản đối chính sách 'ngoại giao con tin', chính quyền Trung Quốc 'giật mình' tự thừa nhận

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào ngày 15/2, Canada đã đưa ra một sáng kiến thu hút 58 nước tham gia, nhằm phản đối chính sách “ngoại giao con tin” ở một số quốc gia. Mặc dù tuyên bố chung này không nhắm vào quốc gia cụ thể nào, nhưng các kênh truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tự chủ động phơi bày ‘thói hư tật xấu' của mình.

Ngoại trưởng Canada Marc Garneau, người khởi xướng sáng kiến này nói rằng, việc bắt giữ tùy tiện công dân nước ngoài để làm con bài ngoại giao là hành vi "không thể chấp nhận được".

Các nước khác tham gia ký kết bao gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Úc và gần 27 nước thành viên của Liên minh Châu Âu.

Ông Garneau nói trong điện thoại rằng: "Việc chia tách người nào đó khỏi gia đình của họ và sử dụng họ như một con bài mặc cả là hành vi phi pháp và vô đạo đức”. Ông Garneau cho biết, đây là lần đầu tiên nhiều nước cùng thử nghiệm ký kết một tuyên bố chung về vấn đề này.

Ông Garneau nói rằng, tuyên bố này không nhắm vào quốc gia cụ thể nào mà nhằm mục đích gây áp lực ngoại giao đối với những nước giam giữ người nước ngoài hoặc những nước đang cố gắng làm như vậy.

Tuy nhiên, ĐCSTQ đã chủ động phơi bày 'thói hư tật xấu' của mình. Trước khi tuyên bố chung của 58 nước chính thức được đưa ra, tờ Thời báo Hoàn cầu (phụ san của Nhân dân nhật báo – cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ) đã trích dẫn lời của “chuyên gia ẩn danh” nói rằng, sáng kiến ​​này là một “một cuộc tấn công khập khiễng mang tính khiêu chiến” nhắm vào ĐCSTQ.

Cựu Ngoại trưởng Canada Francois-Philippe Champagne là người đã đưa ra sáng kiến ​​này vào tháng 11/2020. Khi đó ông Champagne tiết lộ rằng, Canada đang dẫn đầu trong việc xây dựng một kế hoạch hành động đa quốc gia để đối phó với chính sách “ngoại giao con tin” của chính quyền ĐCSTQ. “Về vấn đề vi phạm nhân quyền, chúng tôi sẽ tiếp tục thách thức Trung Quốc (ĐCSTQ)”, ông Champagne nói.

Theo Reuters đưa tin, một quan chức Canada giấu tên nói rằng, một số nước như Trung Quốc, Iran, Nga, Triều Tiên,v.v. đã có tiền lệ bắt giữ người nước ngoài, điều này khiến quốc tế rất lo ngại. Do đó, tuyên bố chung này có thể giúp gây áp lực lên ĐCSTQ. "Chúng tôi muốn họ (ĐCSTQ) cảm thấy không thoải mái. Chúng tôi muốn họ biết rằng, rất nhiều nước đều cho rằng cách làm này của họ là không thể chấp nhận được. Hy vọng tuyên bố này sẽ giúp thay đổi những hành vi đó”, vị quan chức giấu tên nói.

ĐCSTQ thường xuyên thông qua chính sách ngoại giao con tin để trả đũa hoặc đe dọa quốc tế. Ví dụ, khi chính phủ Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu vào tháng 12/2018, vài ngày sau, ĐCSTQ cũng bắt giam 2 công dân Canada là Michael KovrigMichael Spavor với lý do “gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia”. Chính phủ Canada lên án đây là hành vi ngoại giao con tin, tuy nhiên ĐCSTQ lại khẳng định hai vụ việc này không liên quan với nhau.

Do Úc kiên quyết tiến hành các cuộc điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc của COVID-19, nên mối quan hệ giữa Trung Quốc-Úc cũng ngày càng trở nên căng thẳng. Vào tháng 6/2020, ĐCSTQ lại sử dụng chính sách ngoại giao con tin để kết án tử hình một nghi phạm người Úc đã bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ trước đó. Về việc này, Thủ tướng Úc Scott Morrison đã có phản ứng rất mạnh mẽ.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ: Thúc giục nhiều nước tham gia sáng kiến của Canada

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết, "Thật vinh dự khi được tham gia vào sáng kiến ​​này. Tôi cảm ơn Canada trong việc đi đầu cho sáng kiến này”.

Ông Blinken nói: "Đây là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được. Việc này đã bị các công ước quốc tế nhân quyền ngăn cấm, nhưng một số nước vẫn làm đang làm như vậy. Là một gia đình toàn cầu, chúng ta phải đứng lên phản đối. Việc bắt giữ tùy tiện là hành vi vi phạm nhân quyền đối với những người bị giam giữ, nó mang lại nỗi đau cho gia đình họ và đe dọa tất cả những người đi du lịch, làm việc và sinh sống ở nước ngoài”.

Tuần trước, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã kêu gọi trả tự do cho 2 người Canada, đồng thời bác bỏ cách làm "sử dụng cưỡng bức, uy hiếp như một thủ đoạn chính trị" của ĐCSTQ.

Sau khi Bộ Tư pháp Hoa Kỳ bắt giữ nhiều học giả Trung Quốc có liên hệ với quân đội ĐCSTQ vào năm 2020, ĐCSTQ đã lên tiếng đáp trả thông qua nhiều cách khác nhau và đe dọa sẽ bắt giữ người Mỹ để trả đũa. Trong cảnh báo du lịch do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra vào tháng 9/2020 có khuyến cáo rằng, công dân Mỹ nên suy nghĩ kỹ trước khi đến Trung Quốc, bởi vì ĐCSTQ "có thể bắt giữ công dân các nước khác ‘như một con bài mặc cả với các chính phủ nước ngoài’ ”.

Mai Hạ

Theo Epoch Times tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

58 nước tuyên bố phản đối chính sách 'ngoại giao con tin', chính quyền Trung Quốc 'giật mình' tự thừa nhận