Apple vẫn tiếp tục 'làm hài lòng' Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Apple đã đâm sau lưng Đài Loan khi chuyển dây chuyền sản xuất iPhone từ công ty Foxconn của Đài Loan sang các công ty khác của Trung Quốc (mặc dù các công ty này vẫn đang ở trong lãnh thổ Trung Quốc). Bên cạnh đó, nhà sản xuất iPhone, MacBook và AirPods đang dịch chuyển phần lớn hoạt động sản xuất ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc sang Hoa Kỳ, Ấn Độ và Việt Nam. Tuy vậy, Apple vẫn đang cố gắng 'làm hài lòng' Trung Quốc.

Người tiêu dùng và các chính phủ phương Tây hẳn sẽ rất hài lòng với việc Apple dịch chuyển sang phương Tây và các quốc gia thân thiện.

Người dùng tại Trung Quốc đã đóng góp lên tới 17% tổng doanh thu của Apple, do đó, tập đoàn này hiện đang dịch chuyển hoạt động sản xuất từ Tập đoàn công nghệ Foxconn của Đài Loan sang các công ty Trung Quốc như Luxshare Precision, Goertech và Wingtech.

Điều đó khiến cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cảm thấy vô cùng hạnh phúc, hoặc chi ít thì cũng "vơi bớt nỗi buồn".

Chính trị đang thúc đẩy sự phân chia sản xuất. Apple muốn tiếp tục sản xuất ở cả Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thời kỳ phân tách toàn cầu giữa các khối thương mại do Washington và Bắc Kinh dẫn đầu.

Sản xuất bên trong Trung Quốc sẽ tiếp tục cung cấp hàng hóa cho Trung Quốc, Nga và Iran; trong khi sản xuất bên ngoài Trung Quốc có khả năng cung cấp cho phần còn lại của thế giới trên cơ sở nhất quán.

Đài Loan rõ ràng là bên thua cuộc trong cuộc phân chia này, do công ty Foxconn (hay còng gọi là Tập đoàn khoa học kỹ thuật Hồng Hải) của họ chuyên sản xuất tại Trung Quốc và xuất khẩu sang các thị trường phương Tây. Hiện nhu cầu trong lĩnh vực này không còn cao nữa. Và những người thắng đậm nhất từ quyết định này không ai khác chính là Việt Nam và Ấn Độ.

Hôm 4/1, tờ Financial Times đưa tin, Apple đã ký đơn đặt hàng lớn đầu tiên với Luxshare Precision - đối thủ cạnh tranh của Foxconn và Pegatron. Động thái này diễn ra ngay sau cuộc nổi dậy của công nhân Foxconn để phản đối về chính sách tiền lương và việc phong tỏa nhà máy do đại dịch Covid-19. Các cuộc biểu tình đã làm tổn hại đến thương hiệu, hoạt động sản xuất và doanh số bán hàng của Apple.

Họ cũng gây áp lực với Apple và coi đây là cái cớ thuận tiện để hãng này chuyển hoạt động sản xuất của Foxconn sang Luxshare, mặc dù nhà máy Foxconn đã hoạt động trở lại.

Luxshare trước đây chỉ lắp ráp những dòng iPhone thuộc phân khúc không mấy cao cấp. Với hợp đồng mới, công ty đã phá vỡ thế độc quyền của Foxconn đối với dòng điện thoại cao cấp.

Vào ngày tin tức trên được công bố, cổ phiếu của Luxshare đã tăng hơn 3%. Ngược lại, định giá của Apple đã giảm trong năm qua từ 3 nghìn tỷ USD xuống dưới 2 nghìn tỷ USD.

Các phương thức kinh doanh cạnh tranh là một năng lực đặc biệt. Luxshare được thành lập bởi ông Grace Wang, một cựu nhân viên của Foxconn.

Đợt chuyển đổi sản xuất mới nhất từ ​​Đài Loan sang Trung Quốc diễn ra theo cùng một lộ trình giống như nhiều đợt trước đây, trong đó một công ty Trung Quốc đã nuốt chửng (cannibalizes) một đối thủ cạnh tranh và sau đó phát triển các sản phẩm tương tự để vượt qua đối thủ của mình.

Chính quyền Bắc Kinh đã "giúp sức" cho các công ty Trung Quốc như thế nào? Họ trợ cấp và nới lỏng các quy định cho các công ty này. Còn đối với các công ty đối thủ cạnh tranh không phải của Trung Quốc, ĐCSTQ thắt chặt các quy định, đánh thuế, tuyên truyền, hoặc kích động xung đột lao động tại nơi làm việc. Nếu các đối thủ cạnh tranh có lời phàn nàn nào thì sự ĐCSTQ sẽ leo thang sự hiếu chiến của mình.

"Apple đã phải vật lộn với các lô hàng iPhone 14 Pro trong mùa Giáng sinh năm 2022 vì những hạn chế về Covid-19 đối với nhà máy [Foxconn] tại Trung Quốc", đài CNBC đưa tin. Những hạn chế này đã góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn trong những người lao động của công ty và làm giảm sản lượng nghiêm trọng của Apple.

Các công ty đa quốc gia tăng tốc chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc, định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu
Tình trạng bất ổn nổ ra tại nhà máy của Foxconn ở Trịnh Châu, Trung Quốc, hôm 23/11/2022. (Ảnh chụp màn hình tài khoản Twitter của Stephen McDonell qua The Epoch Times)

Nhờ sự hậu thuẫn của Apple, hoạt động dịch chuyển dây chuyền sản xuất đã diễn ra trong nhiều năm. Từ năm 2016 đến 2021, doanh thu hàng năm của Luxshare tăng từ 2 tỷ USD lên 24 tỷ USD.

Theo các nguồn tin được tờ Financial Times trích dẫn, Luxshare chỉ có thể nâng các tiêu chuẩn kỹ thuật của mình lên mức cần thiết để sản xuất iPhone cao cấp với "khoản đầu tư đáng kể" từ Apple.

Luxshare được cho là đang sản xuất các thiết bị iPhone 14 Pro Max tại các cơ sở của họ ở phía tây bắc Thượng Hải vào đầu tháng 11/2022.

“Đơn đặt hàng được chuyển giao thể hiện một cuộc đảo chính đối với Luxshare, công ty đang giành được thị phần ngày càng tăng trong hoạt động kinh doanh của Apple”, theo tờ Financial Times.

“Mối quan hệ của Apple với Trung Quốc đã trở nên gần gũi hơn trong những năm gần đây, khi các nhà sản xuất theo hợp đồng của Trung Quốc giành được đơn đặt hàng từ các đối tác Đài Loan".

Tuy nhiên, việc xoa dịu ĐCSTQ thông qua việc sản xuất và chuyển giao công nghệ chỉ nhằm mục đích "câu giờ" cho Apple.

Hôm thứ Tư (4/1), truyền thông nhà nước Trung Quốc đã chỉ trích công ty Mỹ. Tờ Thời báo Hoàn cầu (Global Times) tuyên bố rằng, “nhu cầu đối với các sản phẩm của Apple [tại thị trường Trung Quốc] đã suy yếu, kéo hiệu quả hoạt động của các nhà cung cấp Trung Quốc xuống theo".

Tờ Thời báo Hoàn cầu cho rằng, các vấn đề của Apple một phần xuất phát từ “thị trường cạnh tranh ở Trung Quốc trong bối cảnh các thương hiệu điện thoại thông minh nội địa như Huawei, Xiaomi, Oppo và Vivo ngày càng trở nên phổ biến”.

ĐCSTQ rõ ràng có ý định thay thế không chỉ Foxconn bằng Luxshare, mà cả Apple bằng các ông trùm công nghệ của Trung Quốc.

Việc chuyển dây chuyền sản xuất iPhone cao cấp sang Trung Quốc đã thúc đẩy khả năng ngắn hạn của Apple là tránh được các cuộc nổi dậy của người lao động và các luật lệ độc đoán của chính phủ ĐCSTQ. Tuy nhiên, thời đại của Apple ở thị trường Trung Quốc cũng đã được "đánh số".

Các tập đoàn quốc tế khác, cùng với các cổ đông và Giám đốc điều hành của họ khuyên Apple nên "thận trọng".

Các CEO theo đuổi thị trường Trung Quốc thông qua sản xuất và chuyển giao công nghệ đang đặt cược vào sự hủy diệt của công ty họ trong dài hạn.

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.

Theo The Epoch Times

Huyền Anh biên dịch

Tác giả Anders Corr có bằng cử nhân / thạc sĩ khoa học chính trị tại Đại học Yale (2001) và tiến sĩ chính phủ tại Đại học Harvard (2008). Ông là hiệu trưởng của Corr Analytics Inc., đồng thời là nhà xuất bản của Tạp chí Rủi ro Chính trị. Ngoài ra, ông đã thực hiện các nghiên cứu sâu rộng ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Các cuốn sách mới nhất của ông là “Tập trung quyền lực: Thể chế hóa, Hệ thống phân cấp và Quyền bá chủ” (2021) và “Các cường quốc, Chiến lược lớn: Trò chơi mới ở Biển Đông” (2018).



BÀI CHỌN LỌC

Apple vẫn tiếp tục 'làm hài lòng' Trung Quốc