Ba nước Baltic rút khỏi cơ chế hợp tác giữa ĐCSTQ với Trung và Đông Âu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Latvia và Estonia đã nối gót Lithuania vào thứ Năm (11/8) khi thông báo rằng họ sẽ ngừng tham gia vào Diễn Đàn Hợp Tác Trung Quốc với Trung và Đông Âu. Quyết định của Latvia và Estonia là một thất bại mới của Trung Quốc trong ý đồ được cho là 'chia để trị' nhắm vào Liên Hiệp Châu Âu.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bày tỏ sự ủng hộ và tôn trọng quyết định của hai quốc gia vùng Baltic, lưu ý rằng ngày càng có nhiều quốc gia quan tâm sâu sắc đến liên minh chiến lược giữa Trung Quốc và Nga.

Nhóm quốc gia mà cả ba nước Baltic rời bỏ mang tên chính thức là Diễn Đàn Hợp Tác Trung Quốc với Trung và Đông Âu (Cooperation between China and Central and Eastern European Countries), được Bắc Kinh thành lập vào năm 2012, thoạt đầu được gọi là 16+1, sau đó trở thành 17+1 khi Hy Lạp tham gia vào năm 2019.

Lithuania đã nổ phát súng đầu tiên vào tháng Năm năm ngoái và đi đầu trong việc rút khỏi cơ chế hợp tác.

Theo Reuters, Bộ Ngoại giao Estonia trong một tuyên bố hôm 11/8 cho biết, Estonia sẽ vẫn cố gắng duy trì mối quan hệ mang tính xây dựng với Trung Quốc, bao gồm cả việc thúc đẩy "một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ" và tôn trọng các giá trị như nhân quyền.

Bộ Ngoại giao Estonia cũng đề cập rằng sau "Hội nghị thượng đỉnh các nước Trung Quốc - Trung và Đông Âu" được tổ chức trực tuyến hồi tháng Hai vừa qua, Estonia đã không tham gia bất kỳ cuộc họp nào được tổ chức trong khuôn khổ cơ chế này.

Điều đáng chú ý là theo kế hoạch ban đầu của ĐCSTQ, hội nghị thượng đỉnh lần này là cuộc gặp cấp cao nhất kể từ khi thiết lập cơ chế hợp tác vào năm 2012, và phía Trung Quốc có sự tham dự của Chủ tịch Tập Cận Bình. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, 6 quốc gia tham gia cơ chế hợp tác không cử nguyên thủ quốc gia hay lãnh đạo chính phủ cấp cao nhất tham dự cuộc họp, điều này làm dấy lên sự bất mãn của ĐCSTQ.

Hội nghị thượng đỉnh ban đầu được kỳ vọng sẽ tạo động lực giúp chính quyền Bắc Kinh thúc đẩy Hiệp định Đầu tư Trung Quốc-EU có hiệu lực càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, hội nghị này đã kết thúc giữa EU và Bắc Kinh do liên quan đến các vấn đề nhân quyền. Tranh chấp về các vấn đề chính trị đã khiến hội nghị thượng đỉnh này bị Nghị viện châu Âu đóng băng vô thời hạn.

Với việc cả ba quốc gia Baltic rời đi, nhóm 17+1 như vậy chỉ còn là 14+1, trong đó vẫn có 9 nước Liên Âu là Ba Lan, Bulgari, Croatia, Cộng Hòa Séc, Hy Lạp, Hungary, Rumani, Slovakia và Slovenia, cùng với 5 nước ngoài Liên Âu là Albani, Bosnia và Herzegovina, Montenegro, Bắc Macedonia và Serbia.

Ông Vedant Patel, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự ủng hộ và tôn trọng đối với các quyết định của Latvia và Estonia hôm 11/8. Ông cũng nhấn mạnh rằng, trong năm qua, nhiều quốc gia đã quan tâm sâu sắc đến liên minh chiến lược giữa Trung Quốc và Nga, cũng như sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với Nga.

Xuất khẩu của Lithuania sang khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã tăng trưởng nhanh chóng. Sau khi Lithuania rút khỏi cơ chế hợp tác vào năm ngoái, nước này đã liên tục kêu gọi nhiều quốc gia liên quan từng tham gia cơ chế tương tác với Trung Quốc vào một khối, để tránh bị chính quyền Bắc Kinh chia rẽ và phá vỡ.

Lithuania cũng thông báo thành lập văn phòng đại diện với Đài Loan vào năm ngoái, và cho phép Đài Loan mở văn phòng tương đương với một đại sứ quán tại thủ đô Vilnius. Sau đó, nước này tiếp tục phải đối mặt với áp lực ngoại giao, kinh tế và thương mại mạnh mẽ từ ĐCSTQ, thương mại xuất nhập khẩu song phương gần như đi vào bế tắc. Tuy nhiên, áp lực và sự ép buộc của ĐCSTQ đã kích thích Lithuania thay đổi cơ cấu xuất khẩu.

Bộ trưởng Ngoại giao Lithuania Gabrielius Landsbergis đã tweet vào hôm thứ Tư (10/8) rằng theo dữ liệu, các sản phẩm từ Lithuania đã được xuất khẩu sang 10 quốc gia Ấn Độ - Thái Bình Dương bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay. Đây là ví dụ thuyết phục nhất về cách những nỗ lực của chính phủ Lithuania đang phát huy tác dụng.

Khi so sánh số liệu từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay, các thị trường xuất khẩu hàng hóa của Lithuania tăng trưởng nhanh nhất ở các quốc gia: Singapore (khoảng 160%), Úc (khoảng 110%), Indonesia (khoảng 84%), Hàn Quốc (khoảng 48%), Đài Loan cũng tăng trưởng 30%, với tổng cộng 11,5 triệu euro.

Bộ trưởng Ngoại giao Lithuania chỉ ra rằng, chính sách đối ngoại kinh tế và thương mại chủ động, đi kèm với việc mở rộng triển khai các đơn vị ở nước ngoài đã góp phần đa dạng hóa các hoạt động thương mại và nâng cao khả năng phục hồi kinh tế của nước này. Cộng hòa Séc có thể là quốc gia tiếp theo tuyên bố rút khỏi cơ chế hợp tác giữa ĐCSTQ với Trung và Đông Âu.

Ông Pavel Fischer, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện của Quốc hội Séc, cho biết trong một bài đăng trên Facebook hôm 11/8 rằng, bây giờ là thời điểm tốt để Cộng hòa Séc gia nhập ba nước Baltic và rút khỏi cơ chế này, chưa kể Cộng hòa Séc hiện đang giữ chức chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu. Ông Fisher nói rằng Cộng hòa Séc lẽ ra không nên mong đợi bất kỳ lợi ích nào từ cơ chế này, nhưng tiếc là chính phủ Séc, vốn tự hào về việc tuân theo các giá trị và nguyên tắc ngoại giao của cựu Tổng thống Václav Havel, đã chọn cách im lặng.

Kể từ đầu năm nay, sự chỉ trích ĐCSTQ ở châu Âu ngày càng lớn hơn. Ông Beck nói rằng Tổng thống Séc Milos Zeman được biết đến với quan điểm thân Trung Quốc-Nga và chống Mỹ. Nhiều người Séc cho rằng Trung Quốc hoạt động rất tích cực. Thực tế, ảnh hưởng của tư bản Trung Quốc là rất nhỏ so với Đài Loan - vốn là một đối tác kinh tế quan trọng hơn nhiều.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Ba nước Baltic rút khỏi cơ chế hợp tác giữa ĐCSTQ với Trung và Đông Âu