Bắc Kinh: Đài Loan phải chấp nhận là ‘một phần của Trung Quốc’ để được tham dự vào WHO

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cựu lãnh đạo châu Âu cho rằng thế giới cần có những ý kiến chuyên môn của Đài Loan trong việc giải quyết vấn đề virus Corona Vũ Hán.

Bắc Kinh đã gây áp lực lên các quốc gia châu Âu nhằm bác bỏ lời mời đại diện Đài Loan tham gia Hội nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào tuần tới, lý do đưa ra là điều này chỉ hợp lệ nếu chính quyền Đài Loan đồng ý rằng họ là một phần của Trung Quốc.

Hội nghị Y tế Thế giới được tổ chức vào ngày 18/5, và sự tham dự của Đài Loan - có thể là một cuộc điều tra quốc tế về [nguyên nhân] khởi nguồn của đại dịch. Điều này dường như trở thành điểm nóng chính trị giữa Trung Quốc và phương Tây.

Những nhà ngoại giao Trung Quốc đã liên hệ với các chính phủ thuộc châu Âu, chủ yếu là các quốc gia phía bắc và đông Âu, nhằm hạn chế [các nước này] hỗ trợ ngoại giao giúp Đài Loan đến tham dự. Sự thống nhất của tập thể EU đang trở thành một khó khăn đối với chính quyền Trung Quốc.

Nhưng trong một lá thư gửi cho tờ Guardian, cựu tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen, cùng với cựu tổng thống Ba Lan Aleksander Kwaśniewski và cựu thủ tướng Thụy Điển Carl Bildt, cho rằng Đài Loan cần được phép tham dự vì những phản ứng tiên phong [tích cực] của họ đối với đại dịch, và Đài Loan đã đúc kết được những bài học từ sự bùng nổ của dịch Sars năm 2003.

“Thật đáng tiếc, khi vấn đề địa chính trị đã ngăn cản Đài Loan tham dự đầy đủ vào các diễn đàn và dịch vụ của WHO - đáng lẽ ra WHO đã có được nhiều lợi ích từ những [ý kiến] chuyên môn của họ”, các tác giả tranh luận.

Kể từ năm 2016, Đài Loan chỉ giữ tư cách là quan sát viên tại WHO trong suốt bảy năm, vì họ liên tục bị Trung Quốc ngăn chặn. Bắc Kinh cho rằng Đài Loan đang triển khai kế hoạch nhằm biến vấn đề [gia nhập vào] WHO trở thành lộ trình để có được sự công nhận từ quốc tế.

Tổng thống Donald Trump - bị “bủa vây” trong cuộc tranh chấp nhiều mặt với Trung Quốc - đã cắt bỏ tài trợ của Hoa Kỳ khỏi WHO, ông mô tả rằng đây là “Trung tâm Y Tế của Trung Quốc”.

Ông đã dẫn dắt [và ủng hộ] những lời kêu gọi cho phép Đài Loan tham dự vào cơ quan Liên Hợp Quốc này. Bên cạnh đó, Đài Loan còn nhận được sự hỗ trợ từ Úc, Anh, Nhật Bản, Canada, Đức và New Zealand. Trung Quốc cũng lo ngại rằng họ sẽ mất đi sự hỗ trợ của Ấn Độ trong vấn đề này.

Cựu tổng thư ký NATO Rasmussen lập luận rằng hội nghị [vào tuần tới] có thể là một bước ngoặt trong cuộc chiến chống lại virus Corona Vũ Hán, ông cho rằng đại dịch đã cho thấy rõ tầm quan trọng trong việc phối hợp đa phương.

Trong lá thư, ông Rasmussen tuyên bố rằng thành công của Đài Loan trong việc kiểm soát virus cho thấy đất nước này đã có được những bài học để truyền lại cho các quốc gia khác, và sự có mặt của họ “sẽ không vì mục đích nào khác ngoài việc đảm bảo rằng 23 triệu người [của quốc gia này] có thể cung cấp các [kinh nghiệm] thực hành tốt nhất của mình".

Ngày 15/5, ông Chen Shih-chung, Bộ trưởng y tế Đài Loan cho biết, họ không chấp thuận các điều kiện tham dự của Trung Quốc.

Khi được đề cập đến việc Trung Quốc yêu cầu Đài Bắc đồng ý với chính sách “một Trung Quốc” để được tham dự, ông Chen đã trả lời: “Chúng tôi không thể chấp nhận một việc không hề tồn tại [như thế]”.

Các quan chức của WHO cho rằng Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus không thể mời Đài Loan, vì vấn đề này đang “vấp” phải nhiều quan điểm khác nhau.

Giám đốc đối ngoại của EU Josep Borrell đã kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về cuộc khủng hoảng, ông viết: “Để tăng cường phòng chống đại dịch trong tương lai, chúng ta cần một cuộc điều tra khoa học độc lập, tỉ mỉ về nguồn gốc của cuộc khủng hoảng”. Trung Quốc đã “kháng cự” lại điều này; và các điều khoản cũng như thời gian thực hiện của các cuộc điều tra sẽ còn được tranh luận.

Tháng trước, chính ông Tedros đã cáo buộc Đài Loan về tội phân biệt chủng tộc khi “tấn công” cách xử lý đại dịch của ông, Đài Loan đã phủ nhận cáo buộc vì [cho rằng điều này] “không có bằng chứng và không đúng sự thật”.

Lòi khẳng định của ông Tedros được đưa ra sau khi Đài Loan tuyên bố vào tháng 3/2020, rằng WHO đã bỏ qua những cảnh báo của họ vào tháng 12/2019 về việc virus Corona Vũ Hán có khả năng lây từ người sang người.

Một tweet của WHO đăng tải ngày 14/1 cho biết: “Các cuộc điều tra sơ bộ được thực hiện bởi chính quyền Trung Quốc đã không cho thấy bằng chứng về sự lây nhiễm từ người sang người”.

Nhưng các tài liệu cho thấy cơ quan quốc tế này đã cảnh báo Mỹ và các quốc gia khác kể từ ngày 10/1/2020 về nguy cơ lây nhiễm của virus Corona Vũ Hán từ người sang người.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) đã bác bỏ tuyên bố về sự “thống trị” của Trung Quốc tại WHO và cho đó là lời đồn thổi và bôi nhọ.

Ngân Hà



BÀI CHỌN LỌC

Bắc Kinh: Đài Loan phải chấp nhận là ‘một phần của Trung Quốc’ để được tham dự vào WHO