Bắc Kinh đổi tên Viện Khổng Tử trong bối cảnh đóng cửa toàn cầu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đơn kiến ​​nghị tại Canada kêu gọi các trường học ở một số tiểu bang chấm dứt chương trình Viện Khổng Tử trực thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Chính quyền Trung Quốc đang đổi tên Viện Khổng Tử vốn đang gây tranh cãi và chịu nhận nhiều chỉ trích vì thúc đẩy phạm vi ảnh hưởng của chính quyền Bắc Kinh. Ngày càng có nhiều trường học tại các nước phương Tây chấm dứt chương trình.

Theo một tài liệu của Bộ Giáo dục Trung Quốc, các Viện Khổng Tử đang được đổi tên thành Trung tâm Trao đổi và Hợp tác Ngôn ngữ. Viện Khổng Tử là chương trình do ĐCSTQ phát triển,với lời quảng bá là nơi giới thiệu và tuyên truyền về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc.

Một bài viết từ cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ là Tân Hoa Xã cho biết: “Mục đích của việc thay đổi tên là để tăng cường trao đổi và hợp tác giáo dục ngôn ngữ giữa Trung Quốc và các quốc gia khác”.

Việc đổi tên diễn ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều Viện Khổng Tử tại các tổ chức giáo dục ở Tây phương - bao gồm gần 40 cơ sở ở Hoa Kỳ và một số ở Canada và Châu Âu - phải đóng cửa. Các nước phương Tây lo ngại chương trình do Bắc Kinh tài trợ này đang được sử dụng để mở rộng tuyên truyền và sức ảnh hưởng của ĐCSTQ, hoặc thậm chí được coi là công cụ gián điệp, như các chuyên gia tình báo cảnh báo.

Viện Khổng Tử trong khuôn viên Đại học Troy ở Alabama.
Viện Khổng Tử trong khuôn viên Đại học Troy ở Alabama vào ngày 16/3/2018. (Kreeder13/Wikimedia Commons)

Sheng Xue, một tác giả và nhà hoạt động người Canada gốc Hoa ở Toronto, nói rằng việc Bắc Kinh đang thay đổi tên của các viện nghiên cứu cho thấy các phong trào chống lại Viện Khổng Tử đã có hiệu quả.

Nhà hoạt động Sheng cho biết: “Đây là một tin tốt. ĐCSTQ đã nhận ra các Viện Khổng Tử không thể tiếp tục duy trì, đặc biệt là ở các nước dân chủ”.

Theo tác giả Sheng, các viện nghiên cứu này là một phần trong các phương pháp “giả mạo” mà ĐCSTQ sử dụng để xâm nhập vào các quốc gia khác.

Bà nhận định: “ĐCSTQ luôn luôn xảo quyệt và sẽ sử dụng nhiều cách ngụy trang để lan tỏa hệ tư tưởng của họ ra thế giới”. Bà cũng bổ sung thêm rằng các nước phương Tây cũng cần tiếp tục phản đối sự tái sinh mới của các viện này.

Hồi tháng 5, Đại học Brock trở thành trường đại học mới nhất của Canada chấm dứt hợp tác với chương trình Viện Khổng Tử (VKT), đến nay chỉ còn 10 học viện vẫn hoạt động ở Canada. Tại một số thời điểm, có đến 15 tổ chức giáo dục ở Canada có quan hệ đối tác với các Viện Khổng Tử.

Tháng 2/2019, Tỉnh New Brunswick cho biết họ sẽ rút Viện Khổng Tử ra khỏi hệ thống giáo dục của mình. Bộ trưởng Giáo dục Dominic Cardy cho biết, mục tiêu của chương trình này là nhằm dựng nên “khuôn mặt vui vẻ, thân thiện của một chính quyền [vốn phải] chịu trách nhiệm cho nhiều cái chết hơn bất kỳ ai khác trong lịch sử nhân loại chúng ta”.

Người biểu tình giơ cao biểu ngữ bên ngoài Hội đồng trường Toronto vào ngày 11/1/2014, kêu gọi hội đồng quản trị không thực hiện chương trình của Viện Khổng Tử tại các trường học ở Toronto. (Allen Zhou / The Epoch Times)
Người biểu tình giơ cao biểu ngữ bên ngoài Hội đồng trường Toronto vào ngày 11/1/2014, kêu gọi hội đồng quản trị không thực hiện chương trình của Viện Khổng Tử tại các trường học ở Toronto. (Allen Zhou / The Epoch Times)

Đại học McMaster đã kết thúc chương trình Viện Khổng Tử vào năm 2013 sau khi các đối tác Trung Quốc từ chối loại bỏ một điều khoản khỏi yêu cầu tuyển dụng vốn vi phạm nhân quyền ở Canada. Điều khoản này yêu cầu các giáo viên được gửi từ Trung Quốc đến giảng dạy tại các Viện Khổng Tử ở Canada phải ký vào một mẫu đơn tuyên bố rằng họ sẽ không tập Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện theo nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn nhưng đã liên tục bị ĐCSTQ đàn áp dã man trong hơn 20 năm qua.

Cùng năm đó, Hiệp hội Giáo viên Đại học Canada (CAUT) đã ban hành một tuyên bố yêu cầu tất cả các trường đại học và cao đẳng Canada cắt đứt quan hệ với các Viện Khổng Tử, nói các viện này “cơ bản là vũ khí chính trị của chính phủ Trung Quốc”.

Đại diện của CAUT cho biết: “[Viện Khổng Tử] hạn chế tự do thảo luận về các chủ đề mà ĐCSTQ cho là gây tranh cãi và không nên có chỗ trong khuôn viên trường học của chúng tôi”.

Tuân theo lời kêu gọi từ CAUT, Đại học Sherbrooke cũng đã đóng cửa Viện Khổng Tử vào năm 2013.

Trong khi đó, một số kiến ​​nghị ở nhiều tỉnh bang khác nhau, bao gồm Ontario, B.C., Quebec và Nova Scotia đang kêu gọi đóng cửa các Viện Khổng Tử.

Một bản kiến nghị từ tỉnh bang Ontario nhận định: “Các viện Khổng Tử đặt niềm tin mù quáng vào ĐCSTQ. Đáng kinh ngạc là, họ phổ biến những ý thức hệ này cho trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên trên khắp thế giới, hoàn thành mục tiêu của những người sáng lập và giám đốc điều hành của Viện Khổng Tử”.

Bản kiến ​​nghị trích dẫn lời một cựu giám đốc điều hành của Viện Khổng Tử mô tả chương trình này là “một phần quan trọng trong quyền lực mềm [của Trung Quốc]”.

Các tổ chức giáo dục ở Canada vẫn đang duy trì Viện Khổng Tử gồm có:

  • Tỉnh bang British Columbia: Viện Công nghệ British Columbia, Khu trường học Coquitolam;
  • Tỉnh bang Nova Scotia: Đại học Saint Mary;
  • Tỉnh bang Quebec: Dawson College;
  • Tỉnh bang Ontario: Đại học Carleton, Đại học Waterloo, Seneca College;
  • Tỉnh bang Saskatchewan: Đại học Regina, Đại học Saskatchewan;
  • Tỉnh bang Alberta: Trường công lập Edmonton.

Các trường đại học khác của Canada, như Đại học British Columbia và Đại học Manitoba, đã từ chối hợp tác với các Viện Khổng Tử.

Đại học bang New Mexico tuyên bố đóng cửa Viện Khổng Tử. Bức ảnh cho thấy những người biểu tình kêu gọi các trường đại học Mỹ đóng cửa các Học viện Khổng Tử. (Ảnh: Epoch Times)
Đại học bang New Mexico tuyên bố đóng cửa Viện Khổng Tử. Bức ảnh cho thấy những người biểu tình kêu gọi các trường đại học Mỹ đóng cửa các Học viện Khổng Tử. (Ảnh: Epoch Times)

Về việc thay đổi tên, Doris Liu - nhà sản xuất bộ phim tài liệu “Mạo danh tên của Khổng Tử” - đã nói với The Epoch Times rằng: “Viện Khổng Tử không thể được quảng bá thêm nữa, vì vậy [ĐCSTQ] phải làm một điều gì khác”.

Ông Liu nói: “ĐCSTQ sẽ không bao giờ từ bỏ kênh này để gây ảnh hưởng đến thế giới bằng ngôn ngữ và nền giáo dục của Trung Quốc”.

Du Miên

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Bắc Kinh đổi tên Viện Khổng Tử trong bối cảnh đóng cửa toàn cầu