Bắc Kinh đưa ra chiến thuật mới gây ảnh hưởng đến truyền thông toàn cầu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã đẩy mạnh việc đưa tin qua các bài tường thuật và tuyên truyền của mình, thông qua các phương tiện truyền thông bên ngoài Trung Quốc. 

Theo một báo cáo vừa được công bố bởi tổ chức phi lợi nhuận Freedom House có trụ sở tại Hoa Kỳ, kể từ năm 2017, các chiến dịch nhằm tạo sự ảnh hưởng của Trung Quốc đã được tăng tốc với các chiến thuật mới.

Ông Sarah Cook, nhà phân tích nghiên cứu cao cấp của Freedom House, đồng thời là tác giả của báo cáo trên, đã tuyên bố trong một thông cáo báo chí: “Các nhà báo, người xem tin tức và các nhà quảng cáo tại những quốc gia từ Thụy Điển đến Nga, Nam Phi, Hoa Kỳ và Australia đang gặp phải sự đe dọa hoặc kiểm duyệt đối với các nội dung chính trị mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không mong muốn”.

Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với trang The Epoch Times, ông Cook giải thích thêm rằng Bắc Kinh có ba mục tiêu đằng sau các chiến dịch tạo ảnh hưởng của họ:

  • Thứ nhất là quảng bá một hình ảnh tích cực về Trung Quốc và ĐCSTQ.
  • Thứ hai là thúc đẩy việc mở cửa tham gia kinh tế của Trung Quốc, đặc biệt là đầu tư của Trung Quốc vào các nước khác.
  • Cuối cùng là khống chế các quan điểm và tin tức về các chủ đề quan trọng của ĐCSTQ.

Tạo hình ảnh tích cực

Ông Cook nói thêm rằng Bắc Kinh đã thêm một mục tiêu mới trong năm 2017: đó là trình bày Trung Quốc như một mô hình phát triển kinh tế chính trị cho các nước đang phát triển.

Theo báo cáo của ông Cook, trong khi “cố tình” miêu tả Trung Quốc theo chiều hướng tích cực, các báo cáo của Bắc Kinh đã “bỏ qua các khía cạnh tiêu cực đang tồn tại một cách khách quan của hệ thống chính trị độc đoán tại Trung Quốc và của sự phát triển kinh tế nhanh chóng”.

Ngoài ra, báo cáo trên cũng nêu ra các ví dụ về sự “thiếu sót” này bao gồm: các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đối với các dân tộc thiểu số và tôn giáo; “mặt tối” của sự tham gia của Trung Quốc ở nước ngoài, như là thỏa thuận tham nhũng và tích lũy nợ công.

Vào năm 2013, Trung Quốc đã khởi động dự án “Một vành đai, Một con đường” (OBOR, còn được gọi là Sáng kiến Vành đai và Con đường), nhằm mục đích xây dựng các tuyến thương mại nối liền Trung Quốc, Đông Nam Á, Châu Phi, Châu Âu và Châu Mỹ Latinh. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã bị cáo buộc là đã đưa các nước đang phát triển vào “bẫy nợ”, sau khi các nước này tham gia vào những sáng kiến ​​đầu tư khổng lồ của Trung Quốc trong kế hoạch OBOR.

Các chiến thuật chính của Trung Quốc: che giấu, tham nhũng và cưỡng chế

Chia sẻ với tờ The Epoch Times, ông Cook cho biết rằng Bắc Kinh đã dùng đến các chiến thuật “che giấu, tham nhũng và cưỡng chế” trong việc đẩy mạnh các tường thuật, báo cáo ra nước ngoài.

Một ví dụ minh họa cho yếu tố “che giấu” của truyền thông Trung Quốc: đó là việc truyền thông Nhà nước Trung Quốc thường sử dụng các khẩu hiệu sai lệch.

Ví dụ như, kênh People Daily được xem là kênh ngôn luận chính thức của ĐCSTQ có khẩu hiệu là “tờ báo lớn nhất ở Trung Quốc” trên trang Facebook của mình. Hay như Mạng Truyền hình toàn cầu Trung Quốc (CGTN), chi nhánh của Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc (CCTV), có khẩu hiệu là “kênh tin tức 24 giờ hàng đầu của Trung Quốc” trên mạng Facebook.

Tuy nhiên, nhà phân tích Cook giải thích rằng những người không hiểu rõ về Trung Quốc sẽ không biết rằng đây là những kênh phát ngôn theo “kiểm duyệt” của ĐCSTQ .

Ông Cook chia sẻ thêm rằng ở các nước phương Tây, ĐCSTQ đã đang chi hàng triệu đô la để đưa tuyên truyền của mình vào các phương tiện truyền thông chính thống. Cụ thể như: tờ China Daily, một hãng thông tấn được giám sát bởi Cục Quản Lý Báo Chí ĐCSTQ, một cơ quan phụ trách truyền bá tuyên truyền của ĐCSTQ, lại có quan hệ đối tác với nhiều tờ báo phương Tây, bao gồm Tạp chí Phố Wall, Thời báo New York và tờ The Washington Post ở Hoa Kỳ. Do đó, các ấn phẩm lấy nguồn tin từ tờ báo này đã được bổ sung nội dung hoặc được viết trực tuyến bằng tiếng Anh bởi tờ China Daily của ĐCSTQ.

Hồ sơ liên bang của China Daily cho thấy chi tiêu hàng năm của tờ báo này đã tăng gấp 10 lần trong thập kỷ qua, con số lên đến hơn 10 triệu USD trong vài năm qua. Nhà phân tích Cook lưu ý thêm rằng “rất nhiều khoản chi tiêu đó thực sự là nguồn chi trả chính cho truyền thông Hoa Kỳ để khống chế thông tin".

Ngoài ra, ông Cook cho biết các phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc đang truyền tải thông tin sai lệch vào các kênh truyền thông xã hội toàn cầu. Báo cáo đã xác định phía Trung Quốc đã có những nỗ lực nhằm làm mất thông tin trong cuộc bầu cử tổng thống gần đây nhất ở Đài Loan, bao gồm việc thiết lập các nhóm Facebook do người dùng ở Trung Quốc điều hành để ủng hộ một ứng cử viên “thân” Bắc Kinh, cũng như nỗ lực trên Twitter để làm suy yếu những người biểu tình ủng hộ phe dân chủ ở Hongkong.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng rất “tích cực” thao túng trong lĩnh vực phát sóng truyền hình kỹ thuật số, với các khoản đầu tư trên khắp châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Chẳng hạn, trong năm 2017, ”gã khổng lồ” viễn thông Trung Quốc ZTE đã ký một thỏa thuận với Tập đoàn Truyền hình Pakistan (PTV) thuộc sở hữu nhà nước để “mở đường” cho việc mở rộng các dịch vụ kỹ thuật số ở đất nước này.

Do đó, khi tìm kiếm từ khóa “Đài Loan” trên trang web của PTV, sẽ không có tin tức nào về cuộc bầu cử gần đây nhất của Đài Loan, cũng như cuộc bầu cử địa phương của Đài Loan năm 2018. Tuy nhiên, báo cáo về cuộc bầu cử năm 2016 của Đài Loan, khi bà Thái Anh Văn giành chiến thắng ở nhiệm kỳ đầu tiên, vẫn sẽ xuất hiện, lý do là vì thời điểm đó là trước khi PTV “thỏa thuận” với ZTE.

Tuy nhiên, nếu tìm kiếm từ khóa “Đài Loan” bằng tiếng Urdu, một trong những ngôn ngữ được nói ở Pakistan, sẽ thấy thông tin về chiến thắng tái tranh cử gần đây nhất của Tổng thống Thái Anh Văn.

Nếu tìm kiếm của từ khóa “Tân Cương” trên trang web của PTV, sẽ chỉ có bảy bài viết, nhưng không có bài nào trong số đó về việc ĐCSTQ đang giam cầm của người Duy Ngô Nhĩ ở đó.

Ép buộc, thể hiện thông qua việc bắt nạt các nhà báo, chẳng hạn như ở Nga và Thụy Điển.

Theo báo cáo, từ tháng 01/2018 đến 02/2019, Đại sứ quán Trung Quốc tại Thụy Điển đã ban hành ít nhất 52 tuyên bố, mục tiêu là nhắm vào các nhà báo chuyên nghiệp và các hãng tin tức, nhằm chỉ trích phạm vi thông tin của họ bằng những lời lăng mạ và đe dọa.

Báo cáo cũng chỉ ra trường hợp một cuộc tấn công bằng cách đốt phá nhằm vào tờ The Epoch Times tại Hồng Kông vào ngày 22/11 năm ngoái. Cuộc tấn công được cho là một nỗ lực của ĐCSTQ nhằm làm “dập tắt” tờ The Epoch Times vì đã báo cáo rộng rãi về các cuộc biểu tình ở Hồng Kông và tình hình ĐCSTQ lạm dụng nhân quyền.

Theo ông Cook cho biết: “Những hoạt động này của Trung Quốc thực sự làm suy yếu các khía cạnh cơ bản của việc quản trị về dân chủ, tính minh bạch, pháp quyền và cạnh tranh công bằng”.

Cook cảnh báo rằng ĐCSTQ cũng đã thay thế phương tiện truyền thông độc lập bằng phương tiện truyền thông nhà nước của mình, như một hình thức kiểm duyệt thông tin.

Bằng chứng cụ thể là một trường hợp ở Papua New Guinea vào năm 2018. Theo báo cáo trên phương tiện truyền thông, các quan chức Trung Quốc đã ngăn cản các nhà báo trong nước và quốc tế đưa tin về cuộc họp của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình với tám nhà lãnh đạo khu vực tại quốc đảo Nam Thái Bình Dương năm đó.

Các quan chức này sau đó nói với các phóng viên rằng họ nên sử dụng báo cáo của Tân Hoa Xã (cơ quan tin tức nhà nước Trung Quốc) hoặc video của CCTV (Đài Truyền hình Trung Ương Trung Quốc) làm cơ sở cho phạm vi thông tin của mình.

Đẩy lùi chiến dịch ‘gây ảnh hưởng mạnh mẽ’ của ĐCSTQ

Cook cho biết các quốc gia có thể làm nhiều hơn để đẩy lùi chiến dịch “gây ảnh hưởng mạnh mẽ” của ĐCSTQ, bao gồm cả việc áp dụng hình phạt đối với các nhà ngoại giao Trung Quốc và thắt chặt các quy định phát sóng.

Báo cáo chỉ ra rằng: “Khi các nhà ngoại giao và nhân viên an ninh Trung Quốc vượt quá giới hạn của họ và cố gắng can thiệp vào báo cáo phương tiện truyền thông ở các nước khác, chính phủ nước chủ nhà nên phản đối mạnh mẽ, và các quan chức đó có thể bị trục xuất hoặc cấm trở lại nước này”.

Ông Cook phân tích rằng Hoa Kỳ cũng nên thực thi đúng Đạo luật Đăng ký Đại lý Nước ngoài (FARA) bằng cách yêu cầu các hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc và phương tiện truyền thông tiếng Hoa ở nước ngoài đăng ký.

FARA yêu cầu các tổ chức và cá nhân nước ngoài phải đăng ký với Bộ Tư pháp (DOJ) nếu họ có ý định gây ảnh hưởng đến các quan chức Hoa Kỳ hoặc dư luận Hoa Kỳ thay cho chính phủ nước ngoài của họ. Được xem như một phần của yêu cầu đăng ký, các tổ chức và cá nhân phải tiết lộ ngân sách và chi tiêu hàng năm của họ.

Hiện tại, chỉ có CGTN (Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc ) và tờ China Daily đã đăng ký, trong khi hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã thì vẫn chưa đăng ký, mặc dù đã nhận yêu cầu chính thức từ DOJ.

Cook cho biết còn có một số “lượng lớn” các phương tiện truyền thông tiếng Hoa thuộc sở hữu tư nhân tại Hoa Kỳ, rõ ràng là dấu hiệu “phe thân Bắc Kinh”. Những tổ chức này cần được xem xét kỹ lưỡng hơn và kiểm tra xem liệu họ có đăng ký theo FARA hay không.

Các nhà đầu tư truyền thông và chính phủ các nước cũng nên hỗ trợ các cơ quan truyền thông tiếng Hoa độc lập, chẳng hạn như thông qua tài trợ và đào tạo.

Báo cáo cho biết: “Chính phủ các nước nên chủ động tham gia với các hãng như vậy, cung cấp các cuộc phỏng vấn và thiết lập các mối quan hệ đối tác tiềm năng khác, đồng thời giúp họ chống lại áp lực từ các nhà ngoại giao Trung Quốc để đảm bảo nguồn tin chính xác và công bằng”.

Tâm An (biên dịch)

-Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Bắc Kinh đưa ra chiến thuật mới gây ảnh hưởng đến truyền thông toàn cầu