Bắc Kinh giúp mở rộng bệnh viện lớn nhất của Quần đảo Solomon

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong một dấu hiệu cho thấy mối quan hệ bền chặt đang tiếp diễn giữa chính phủ Bắc Kinh và chính phủ Quần đảo Solomon, các quan chức ở cả hai quốc gia đã ký kết xây dựng một trung tâm y tế mới ở Bệnh viện Chuyển tuyến Quốc gia tại thủ đô Honiara.

Đây là bệnh viện lớn nhất ở quốc gia Thái Bình Dương này, với 300 giường bệnh và 50 bác sĩ ở trung tâm mới tập trung chẩn đoán các vấn đề về tim mạch trước khi mở rộng cung cấp các dịch vụ chuyên khoa thận và các bệnh không lây nhiễm khác.

“Một lời cảm ơn chân thành đến chính phủ và người dân Trung Quốc”, bà Pauline McNeil, Bộ trưởng Thường trực Bộ Y tế, nói trong một bản tuyên bố được chính phủ Solomon công bố.

Bà McNeil đã ký biên bản của một nghiên cứu khả thi thực địa cùng với ông Yao Minh, Phó Đại sứ của Đại sứ quán Trung Quốc tại Quần đảo Solomon.

Trong khi đó, hôm 03/05, các đại biểu Nhật Bản cũng đã ký kết về các nghiên cứu ban đầu để xây dựng Bệnh viện Kilu’ufi ở tỉnh Malaita lân cận.

Các hành động của Tokyo và Bắc Kinh phản ánh một cuộc chiến đang diễn ra nhằm gây ảnh hưởng tại khu vực Thái Bình Dương giữa các quốc gia dân chủ và ĐCS Trung Quốc.

Các mối lo ngại đã tăng cao đáng kể trong những tuần gần đây sau khi một hiệp ước an ninh giữa ĐCS Trung Quốc và chính phủ Quốc đảo Solomon được ký kết. Hiệp ước này có thể mở đường cho quá trình quân sự hóa khu vực Nam Thái Bình Dương tương tự như ở Biển Đông.

Theo một bản dự thảo bị rò rỉ của “Hợp tác An ninh giữa Quần đảo Solomon và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC)”, Bắc Kinh sẽ có thể điều động cảnh sát, quân đội, vũ khí, và thậm chí cả chiến hạm hải quân với sự đồng ý của Quần đảo Solomon, để “bảo vệ sự an toàn của các nhân viên và các dự án lớn của Trung Quốc tại Quần đảo Solomon”.

Quần đảo Solomon là địa điểm diễn ra các cuộc giao tranh khốc liệt trong Thế chiến II – gây thương vong cho 7,000 người thuộc các lực lượng của phe Đồng minh – bởi vì vị trí chủ chốt của quần đảo này và ảnh hưởng của nó đối với các tuyến đường biển trọng yếu.

Thủ tướng Quần đảo Soloman Manasseh Sogavare phát biểu từ xa Kỳ họp thứ 76 của Đại hội đồng Liên hợp quốc bằng video được quay trước tại trụ sở Liên Hợp Quốc vào ngày 25/9/2021 ở Thành phố New York. (Ảnh: Eduardo Munoz / Getty Images)

Bất chấp những lời kêu gọi từ các nhà chức trách Úc, Nhật Bản, và Hoa Kỳ, Thủ tướng Manasseh Sogavare vẫn bảo vệ thỏa thuận này.

Ông Sogavare gây bất bình sâu sắc ở quốc gia này — đất nước vốn có một lịch sử xung đột dân sự – và có những lo ngại cho rằng ông có thể tìm cách ngăn chặn cuộc bầu cử quốc gia năm 2023 diễn ra bằng cách sắp đặt một sự kiện cờ giả.

Chuyên gia về Nam Thái Bình Dương Cleo Paskal đã kêu gọi các quốc gia dân chủ ngừng hợp tác với vị thủ tướng này với hy vọng khiến ông ấy thay đổi ý định, và thay vì thế, hãy khiến ông ấy phải chịu trách nhiệm thi hành Hiệp định Hòa bình Townsville năm 2000, vốn đã dẫn đến một kỷ nguyên của sự ổn định và chính phủ quốc gia cho đất nước này.

Trong khi đó, quan chức Hải quân Hoa Kỳ đã về hưu Grant Newsham đã kêu gọi các nước đồng minh dân chủ hướng sự chú ý đến các cáo buộc hối lộ do ĐCS Trung Quốc gây ra.

“Tất cả các thỏa thuận đã ký với Trung Quốc hoặc công ty ngoại quốc khác ở quần đảo Solomon nên được công chúng tìm hiểu kỹ lưỡng”, thành viên cao cấp ở Viện Yorktown này đã viết cho The Epoch Times. “Bên cạnh việc cắt giảm các nỗ lực lật đổ của Bắc Kinh, thì sự minh bạch và việc tiết lộ các hoạt động tham nhũng sẽ hỗ trợ các chính trị gia và các nhóm ở địa phương – những người muốn có một chính phủ trung thực và đồng thuận và phản đối sự thống trị của ĐCS Trung Quốc”.

Hiệp ước với Solomon mang lại vị thế mới cho Bắc Kinh

Theo cựu lãnh đạo tình báo của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, hiệp ước an ninh mới được ký kết giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon đang tìm cách cô lập Hoa Kỳ và các đồng minh của họ trong khu vực này.

Hiệp ước gây tranh cãi sẽ cho phép ĐCS Trung Quốc — với sự đồng thuận của Quần đảo Solomon — điều động cảnh sát, quân đội, vũ khí, và thậm chí cả chiến hạm hải quân để “bảo vệ sự an toàn của nhân viên Trung Quốc và các dự án lớn của Trung Quốc trong quần đảo Solomon”, dựa trên một số trang bị rò rỉ từ văn kiện này.

Nếu [hiệp ước này] được thực hiện một cách toàn diện, thì hiệp định khung này sẽ mang lại cho Trung Quốc khả năng vươn tầm ảnh hưởng của mình ra khỏi khu vực Biển Đông và tiến vào khu vực Nam Thái Bình Dương, đồng thời cắt đứt các tuyến đường hàng hải và đường hàng không nối Hoa Kỳ với các đồng minh Úc và New Zealand, theo ông James Fannell, cựu giám đốc hoạt động tình báo và thông tin của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ.

Lực lượng cảnh sát hoàng gia Quần đảo Solomon (RSIPF) công bố ngày 29/3/2022 cho thấy các sĩ quan cảnh sát Trung Quốc đang đào tạo các sĩ quan RSIPF diễn tập các kỹ năng chiến đấu phi vũ trang, cách sử dụng gậy dài, khiên tròn, dùi cui chiến thuật, còng tay, chiến thuật súng trường cơ bản và kiểm soát đám đông. (Ảnh: Getty Images)

Quần đảo Solomon có một vị thế chiến lược ở Thái Bình Dương và cách Úc chưa đầy 1,200 dặm (hơn 1,900 km).

Cả Trung Quốc và Quần đảo Solomon đều bác bỏ thông tin cho rằng hòn đảo này sẽ cho phép Bắc Kinh đóng quân ở đó theo sau hiệp ước trên. Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Fanell, thỏa thuận này sẽ cho phép quân đội Trung Quốc dừng chân ở Solomon nếu cần để tiếp nhiên liệu và tái trang bị, điều mà ông mô tả là “sự khởi đầu của một loại căn cứ”.

“Lần đầu tiên điều này đang đặt ra một chỗ đứng vững chắc rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa giờ đây sẽ có khả năng vận hành đầy đủ các tàu quân sự và chiến hạm từ bên trong Biển Đông”, ông Fannell gần đây đã nói với chương trình “China Insider” (Nội tình Trung Quốc) của Epoch TV, khi đề cập đến quốc hiệu của nhà cầm quyền này.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Bắc Kinh giúp mở rộng bệnh viện lớn nhất của Quần đảo Solomon