Bài báo chỉ trích Tập Cận Bình lan rộng ở Trung Quốc: Có thể làm trật bánh xe đến nhiệm kỳ ba

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một bài báo chỉ trích nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã được phép lan truyền ở Trung Quốc đại lục, phản ánh cuộc đấu tranh căng thẳng giữa các phe phái khác nhau trong Đảng Cộng sản Trung Quốc và tác động của nó đối với sự cầm quyền của ông Tập.

Các chuyên gia về Trung Quốc đã nói rằng, ông Tập Cận Bình có thể không thắng được thêm nhiệm kỳ thứ ba. Ông Tập thắng được hay không thì sẽ được tiết lộ vào mùa thu này, tại kỳ họp lần thứ 20 của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc — một cơ quan lập pháp mang tính hình thức, và có chức năng đóng dấu cho ĐCSTQ — mặc dù ông Tập đã sửa đổi hiến pháp thành công vào năm 2018 để loại bỏ các giới hạn về nhiệm kỳ.

Gần đây, một bài báo phê phán ông Tập đã lan truyền rộng rãi trong cộng đồng người Trung Quốc trong và ngoài nước. "Bài báo dài 40.000 từ đã liệt kê những sai lầm mà Tập Cận Bình đã mắc phải trong chính trị, kinh tế, và ngoại giao. Đó là bản tóm tắt về sự cầm quyền của ông Tập trong 9 năm qua", chuyên gia về Trung Quốc thuộc Viện Thông tin và Chiến lược đặt tại Washington là Lý Hằng Thanh chia sẻ như vậy với tờ Epoch Times tiếng Trung vào ngày 8/2.

"Sau năm 2018, tất cả chúng ta đều nói rằng, không có thế lực nào để ngăn ông Tập vào nhiệm kỳ thứ ba. Bây giờ, chúng ta có thể thấy rằng, tình hình không hề đơn giản, và không rõ liệu ông ấy có thể lấy được nhiệm kỳ ba hay không", ông Lý cho biết thêm.

Ông Lý nhấn mạnh: "Bài báo đã lưu hành rộng rãi trong và ngoài Trung Quốc. Thậm chí một số bạn bè từ Trung Quốc đại lục đã chuyển nó cho tôi [trong những ngày qua]. … Nó cho thấy rằng, các phe phái của Đảng Cộng sản Trung Quốc chống lại ông Tập đang đấu tranh để ngăn ông Tập tiếp tục tại vị".

Ông Tập trở thành nhà lãnh đạo Trung Quốc vào tháng 11/2012 tại Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc lần thứ 18, và giành chiến thắng tiến đến nhiệm kỳ thứ hai vào tháng 10/2017 tại Đại hội lần thứ 19. Hiến pháp trước đó của Trung Quốc quy định rằng, mỗi nhà lãnh đạo chỉ có thể đảm nhiệm hai nhiệm kỳ, điều này vốn có thể khiến ông Tập nghỉ hưu vào năm 2022. Việc sửa đổi hiến pháp đã mở đường cho phép ông Tập cai trị đất nước hơn hai nhiệm kỳ — nếu ông có thể đảm bảo được sự ủng hộ từ phần còn lại của ban lãnh đạo đảng.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trên màn ảnh TV, đang phát biểu từ xa tại phiên khai mạc các phiên họp trực tuyến của Chương trình nghị sự Davos. Ảnh chụp tại trụ sở chính của Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Cologny gần Geneva, Thụy Sĩ, 17/01/2022. (Fabrice Coffrini / AFP, qua Getty Images)

Bài bình luận ẩn danh

19/1/2022, một tác giả với bút danh "Ark và Trung Quốc" đã đăng bài viết "Đánh giá một cách khách quan về Tập Cận Bình" trên các blog của người Hoa ở nước ngoài. Kể từ ngày đầu năm mới truyền thống 1/2/2022, bài bình luận về sự lãnh đạo của ông Tập đã lan truyền rộng rãi trong các độc giả ở Trung Quốc.

9/2/2022, Hãng thông tấn trung ương của Đài Loan (CNA) đưa tin rằng, người dân ở Trung Quốc đã truyền bá rộng rãi bài báo, mặc dù chính quyền Trung Quốc đã cấm và kiểm duyệt bài báo.

Bài bình luận đánh giá thành tích của ông Tập trong thập kỷ qua, về các mặt như chiến dịch chống tham nhũng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) liên tục xóa bỏ tôn giáo và tín ngưỡng độc lập, vi phạm nhân quyền, giám sát và kiểm soát chặt chẽ người dân, tăng cường tuyên truyền, sửa đổi thêm sách giáo khoa và lịch sử cho trẻ em, gia cường các doanh nghiệp nhà nước và đàn áp khu vực tư nhân, chiến đấu với phương Tây, và chiến thắng các nước đang phát triển bằng cách phung phí ngân khố quốc gia.

Tác giả bài bình luận cho rằng, họ không tin rằng ông Tập có khả năng trị vì đất nước, và ông đã làm tức giận các quan chức ĐCSTQ phản đối ông lẫn những người ủng hộ ông khi ông nhậm chức. Trong khi đó, lợi ích và quyền lợi của người dân Trung Quốc đang bị xâm phạm dưới chính quyền của ông Tập, nhưng tiếng nói của họ không thể được nghe thấy do sự kiểm duyệt của ĐCSTQ.

"Hiện tại, rất khó để ông ấy (Tập Cận Bình) tiếp tục cầm quyền. Năm 2022 sẽ là bước ngoặt lớn nhất của ông ấy", bài bình luận nhận xét. "Ngay cả khi ông ấy lấy được một nhiệm kỳ nữa một cách thần kỳ, ông ấy sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn và hoàn toàn thất bại trước năm 2027".

Sau đó, tác giả bài bình luận tiếp tục liệt kê ba yếu tố có thể gây ra sự sụp đổ trong sự cầm quyền của ông Tập, ngoài tình hình chính trị xấu đi đã được dự báo trước. Ba yếu tố đó là: những thành tựu mà chế độ ông Tập tuyên bố đạt được là bịa đặt, nền tảng chính trị của chính quyền ông Tập đã bị phá hủy, và "toàn bộ bộ máy hành chính của ĐCSTQ" phản đối ông Tập và một số ít người ủng hộ ông.

Nội chiến khốc liệt

Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, cơ quan ra quyết định hàng đầu của quốc gia (từ trái sang phải): Hàn Chính, Vương Hỗ Ninh, Lật Chiến Thư, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Khắc Cường, Uông Dương, và Triệu Lạc Tế gặp gỡ báo chí tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, 25/10/2017. (Wang Zhao / AFP, qua Getty Images)

"Đừng coi ĐCSTQ là một đảng chính trị! Nó thực ra là một băng đảng chính trị. Giống như cựu lãnh đạo Liên Xô Vladimir Lenin đã nói, đảng cộng sản phát triển bằng cách đấu tranh nội bộ và tẩy rửa (giết chết) các thành viên của mình", bà Thái Hà cựu giáo sư tư tưởng chính trị tại Trường Đảng Trung ương của ĐCSTQ đã viết vậy trong một bài bình luận đăng ngày 6/2/2022 trên tờ YiBao, một tờ báo tiếng Trung có trụ sở tại Mỹ.

Bà Thái chỉ ra rằng: "Tất cả các quan chức ĐCSTQ đều biết rõ ràng [quy tắc] tàn ác và đẫm máu của cuộc đấu tranh phe phái. Tất cả các quan chức cấp cao đều hiểu quy tắc ngầm, đó là chọn phe và chiến đấu cho phe mà không cần suy nghĩ đúng sai".

Chuyên gia về Trung Quốc thuộc Viện Thông tin và Chiến lược đặt tại Washington là Lý Hằng Thanh chia sẻ với tờ Epoch Times tiếng Trung rằng, các thế lực trong chính quyền Trung Quốc chống lại ông Tập đang tụ họp lại với nhau. Ông Lý cho hay: "Họ đang sử dụng tất cả các nguồn lực và giải pháp của mình để ngăn ông Tập đến nhiệm kỳ tiếp theo".

"Bài báo [đang được lan truyền] đang lặp lại quan điểm của các chính trị gia Trung Quốc. Nó đứng trên quan điểm duy trì sự cai trị của ĐCSTQ ở Trung Quốc, nhưng loại bỏ Tập Cận Bình", Trần Duy Kiện một người Trung Quốc bất đồng chính kiến với chính quyền ĐCSTQ đang sống ở New Zealand, và là biên tập viên của tạp chí mạng Beijing Spring chia sẻ với tờ Epoch Times tiếng Trung vào ngày 8/2/2022.

"Tại Phiên họp toàn thể lần thứ 6 của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc lần thứ 19, các phe phái của ĐCSTQ đã trình bày những bất đồng nghiêm trọng của họ [về các chính sách chính quyền]. [Bài bình luận dài này] là quả bom mới nhất mà phe chống Tập kích nổ trong cuộc giao tranh giữa các phe phái", Cao Văn Khiêm người viết tiểu sử chính thức về thủ tướng đầu tiên của ĐCSTQ Chu Ân Lai chia sẻ với VOA vào ngày 8/2/2022.

Ông Cao nói rằng, chế độ độc tài cứng nhắc của ĐCSTQ đang ngày càng trở nên mong manh và có thể tan vỡ bất cứ lúc nào.

Bà Thái Hà thì liệt kê các cuộc khủng hoảng mà chế độ ở Bắc Kinh đang phải đối mặt trên khắp Trung Quốc hiện nay, bao gồm tỉ lệ thất nghiệp gia tăng trong nhóm người lao động văn phòng và lao động phổ thông, cuộc khủng hoảng tài chính đối mặt với những kẻ thu lợi bất chính lớn nhất từ bất động sản Trung Quốc, chính quyền thu nhiều thuế phí hơn từ những người không kiếm được tiền và từ các doanh nghiệp không có lợi nhuận, các chính sách COVID-19 cực đoan gây thiệt hại hơn nữa cho nền kinh tế và đe dọa cuộc sống của người dân, và thanh niên Trung Quốc từ chối sinh con ngay cả khi đã kết hôn.

Bà Thái viết: "Đây là một bài báo mạnh mẽ có thể khiến dư luận chống lại ông Tập".

Cao Dương

Theo The Epoch Times

Xem thêm:



BÀI CHỌN LỌC

Bài báo chỉ trích Tập Cận Bình lan rộng ở Trung Quốc: Có thể làm trật bánh xe đến nhiệm kỳ ba